Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcCông bố báo cáo đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp

Công bố báo cáo đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp

(VEN) - 60% các DN FDI tìm đến đầu tư tại Việt Nam thông qua các DN đang hoạt động tại Việt Nam; 2% thông qua các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài; và 6% thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đó là thông tin được đưa ra tại báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam 2010 vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) công bố vào cuối tháng 9/2011.

Đây là báo cáo nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật “Hệ thống theo dõi đầu tư và phát triển nhà cung cấp tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ. Báo cáo ra đời dựa trên cuộc điều tra với 1.494 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tại Việt Nam. Trong đó, 57% số DN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 43% là DN trong nước. Cuộc điều tra được tiến hành tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
Theo báo cáo, tuổi đời trung bình của DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trong nước là 18 năm, trong khi tuổi đời các DN công nghiệp, xây dựng ở khu vực FDI là 10 năm. Mặc dù non trẻ hơn song DN FDI lại có mức vốn đầu tư ban đầu lớn hơn với 31,7 triệu USD, còn DN trong nước là 26 triệu USD. Tuy nhiên, cả DN trong và ngoài nước đều chưa sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị vào sản xuất. Hiệu suất sử dụng thiết bị đối với nhóm FDI là 86%, trong khi con số trung bình của các DN nội là 84%. Trả lời câu hỏi vì sao các DN không sử dụng hết công suất, các DN trong nước cho rằng do nguồn cung không ổn định, nhu cầu thấp, và kỹ năng nhân lực yếu. Còn các DN FDI thì cho rằng thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, thị trường tiêu thụ kém hấp dẫn.
 
Về lĩnh vực hoạt động, 92% DN trong nước và 97% DN FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tác. Báo cáo cũng đưa ra kết quả, các DN trong nước hoạt động hiệu quả hơn DN FDI. Cụ thể, 54% DN trong nước đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong khi đó chỉ có 49% DN FDI đạt và vượt kế hoạch, ngoài ra DN FDI còn có 24% không đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra từ ban đầu. Tuy nhiên, DN FDI lại thể hiện có tỷ suất lợi nhuận trước thuế trung bình trong vòng 3 năm qua là khoảng 7,6%, cao hơn con số 6,7% của DN trong nước. Cả DN trong và ngoài nước đều mong muốn cải thiện lợi nhuận trước thuế vào những năm tới. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trước thuế mà các DN FDI hướng tới là 9% và các DN trong nước là 7,8%.
 
Báo cáo cũng cho thấy, động lực thôi thúc các DN FDI đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam là nhờ sự ổn định chính trị, khai thác thị trường và nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ dần nhận ra những khó khăn do thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao khi đầu tư vào Việt Nam.
 
Trong tương lai, một xu thế mới của đầu tư là đầu tư ra thị trường nước ngoài của các DN đang hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, có 10 DN trong nước và 12 DN FDI có kế hoạch mở rộng đầu tư sang các nước trong khu vực với mức vốn đầu tư lên tới 47 triệu USD (DN trong nước) và 8,9 triệu USD (DN FDI). Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy, sau một thời gian hoạt động và đầu tư tại Việt Nam, các DN lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam đã có kinh nghiệm và vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có thể đây là lý do để các DN FDI rút dần vốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vì nhận thấy môi trường đầu tư không còn phù hợp, chuyên gia UNIDO khuyến cáo.
 
Báo cáo cũng thể hiện rõ, các DN FDI đến Việt Nam đa phần vì Việt Nam có hệ thống kinh tế, chính trị ổn định. Tuy nhiên, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, chính sách, hay các thủ tục hành chính thì cần tiếp tục được cải thiện, vì nếu không đây sẽ là nguyên nhân làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam kém hấp dẫn.
 
Báo cáo cũng cho biết, 60% các DN FDI cho rằng họ đến đầu tư tại Việt Nam thông qua tìm hiểu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam từ các DN đồng hương đang hoạt động tại Việt Nam; chỉ có 2% các DN FDI đến Việt Nam thông qua các đại sứ quán Việt Nam đặt tại nước họ; và 6% là thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều này mở ra một định hướng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đó là Chính phủ Việt Nam không chỉ quan tâm thu hút những DN mới mà cần phải quan tâm đến các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam, vì đó là kênh thông tin rất hữu hiệu giúp Việt Nam thu hút FDI.
 
Đánh giá về báo cáo, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định: Chính phủ Việt Nam vẫn xác định cần thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Vì thế, đây là báo cáo rất cần thiết và là công cụ hữu hiệu giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích thực trạng tình hình để có thể đề ra những giải pháp hiệu quả cho giai đoạn phát triển mới, nhằm hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển từ chiến lược thu hút FDI thiên về số lượng sang chú trọng về chất lượng mà vẫn duy trì được xu thế tăng giá trị đầu tư./.
Theo Dẫn theo Ven.vn

 

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423545
Go to top