Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcDỡ bỏ thuế chống bán phá giá: Ngành da giày chưa hết lo

Dỡ bỏ thuế chống bán phá giá: Ngành da giày chưa hết lo

(VEN) - Việc chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá của EU với các sản phẩm giày mũ da của Việt Nam đã khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành này sang thị trường EU có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, với 1 năm chịu kiểm soát của EU, ngành da giày vẫn chưa hết lo.

Thuế đã dỡ …

Sau hơn 4 năm áp dụng, ngày 1/4/2011, EU đã chính thức chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam. Đây là tín hiệu rất đáng mừng và là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam cạnh tranh bình đẳng hơn tại thị trường EU.
Tác động tích cực của quyết định này là sự chuyển dịch mạnh mẽ đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, do Chính phủ Trung Quốc thắt chặt các chính sách về môi trường, chi phí cho lao động tăng quá cao và Trung Quốc vẫn phải chịu thuế 16,5% khi xuất khẩu sản phẩm da giày sang EU. Thêm vào đó, sản phẩm da giày của Việt Nam ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới nên đã thu hút được các nhà nhập khẩu lớn từ EU và Mỹ sang đặt hàng. Kim ngạch xuất khẩu của ngành trong các tháng gần đây đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ (tháng 4 tăng 13,1%, tháng 5 tăng 34,1%, tháng 6 tăng 26,1%, tháng 7 tăng 22,6% và tháng 8 tăng 17,4%). Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm gần 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành.
 
… Nhưng chưa hết lo
Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Tòng, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, việc EU chấm dứt thuế CBPG đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam là rất đáng mừng song vẫn còn ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhất là trong bối cảnh ngành da giày Việt Nam đang phải chịu 1 năm giám sát và EU đã đưa ra hẳn một chương trình giám sát hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam.
 
Theo đó, nếu lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng đột biến hoặc do tác động của yếu tố đầu vào khiến giá sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá thông thường (là giá tham chiếu từ giá sản phẩm của một nước thứ 3) thì sản phẩm của ngành da giày Việt Nam hoàn toàn có khả năng sẽ bị Ủy ban châu Âu tái áp thuế CBPG. Và với hành vi “tái diễn hoặc tiếp tục phá giá”, ngành da giày sẽ bị trừng phạt nặng hơn rất nhiều.
 
Thêm vào đó, với việc thuế CBPG được gỡ bỏ, sản phẩm da giày Việt Nam được hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào EU, sẽ có nguy cơ một số DN vì lợi ích riêng mà chuyển sản phẩm được sản xuất từ nước ngoài có mức thuế chênh lệch về Việt Nam, lấy nhãn hiệu Việt Nam xuất khẩu sang EU. Khi bị phát hiện, không chỉ riêng DN thực hiện hành vi này bị phạt mà cả ngành da giày Việt Nam sẽ chịu hậu quả chung.
Bà Tòng cũng cho biết thêm, EU đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại rất tinh vi, linh hoạt, thậm chí có một số tiêu chí rất định tính như lấy ý kiến của người tiêu dùng về các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng… làm căn cứ thực hiện các biện pháp phòng vệ. Ngay trong chương trình giám sát 1 năm của EU với sản phẩm da giày Việt Nam, giá, lượng hàng xuất khẩu, nguồn gốc xuất xứ được lấy làm tiêu chí giám sát nhưng EU không hề có con số cụ thể về giá và lượng làm căn cứ nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng, chống tái áp thuế CBPG.
 
Khuyến nghị cho các doanh nghiệp
 
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phòng tránh nguy cơ tái áp thuế CBPG của EU, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, tại Hội thảo về “Chương trình giám sát nhập khẩu của EU đối với các loại giày mũ da xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc” được tổ chức gần đây, ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã khuyến nghị: Các doanh nghiệp trong ngành cố gắng tìm kiếm những đơn hàng lớn có giá trị cao, hạn chế những đơn hàng đơn giản có giá trị thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần theo dõi sát sao số lượng hàng xuất khẩu sang EU hàng quý, hàng tháng để có sự điều chỉnh kịp thời. Và ngay từ bây giờ, ngành da giày Việt Nam nên có sự chuyển hướng cạnh tranh, thay vì cạnh tranh bằng giá thành sản phẩm như hiện nay, nên cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Như vậy mới có thể tạo ra giá trị kinh tế cao cho sản phẩm của ngành, đồng thời hướng đến phát triển bền vững.
 
Các doanh nghiệp cũng cần giám sát lẫn nhau để tránh tình trạng một số doanh nghiệp vì lợi ích riêng mà thực hiện hành vi chuyển tải bất hợp pháp sản phẩm sang thị trường EU, vì hậu quả của vấn đề này rất nghiêm trọng.
 
Việc gia tăng mối liên kết với các nhà nhập khẩu, nhà phân phối của EU cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm đồng minh trong việc chống tái áp thuế CBPG. Trong trường hợp sản phẩm da giày Việt Nam bị điều tra CBPG thì vai trò của các nhà nhập khẩu, nhà phân phối trong việc bảo vệ ngành da giày Việt Nam, thuyết phục các bên liên quan, các nhóm lợi ích đối kháng sẽ tạo ra những hiệu ứng nhất định.
 
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành da giày nên đa dạng hóa thị trường hơn nữa, tránh việc xuất khẩu quá tập trung vào một thị trường như thị trường EU hiện nay, để tránh thiệt hại khi bị áp thuế CBPG…/.
Theo Dẫn theo Ven.vn
 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423630
Go to top