Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcLiên kết trong ngành gỗ - Tăng cơ hội, giảm rủi ro cho phát triển bền vững

Liên kết trong ngành gỗ - Tăng cơ hội, giảm rủi ro cho phát triển bền vững

nganh go

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đã phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm chính sách Liên kết Công ty – Hộ trồng rừng: Tăng cơ hội, giảm rủi ro cho phát triển bền vững vào chiều nay (17/4), tại Hà Nội.

Liên kết trong ngành gỗ còn hạn chế

Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ rất lớn và tiếp tục tăng, tuy nhiên, ngành gỗ vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính hệ thống, thể hiện qua các mặt như sử dụng lao động giá rẻ, sử dụng nguyên liệu đầu vào chiếm tỉ lệ còn cao trong cơ cấu giá thành (40-50%) với giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp. Điều này làm cho năng suất lao động của ngành thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của ngành chế biến của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng suất lao động của ngành thấp là chưa có tính liên kết trong ngành.     

Ông Tô Xuân Phúc - Tổ chức Forest Trends - cho biết: Thiếu liên kết làm lãng phí nguồn lực trong đầu tư, đặc biệt trong khâu dự trữ nguyên liệu của các DN chế biến. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến  đều phải dự trữ nguyên liệu gỗ đầu vào. Điều này đòi hỏi DN cần phải tập trung nguồn lực tài chính rất lớn. Thông tin từ một số DN cho thấy khoảng 60-70% vốn liếng của DN chế biến được dành cho khâu dự trữ nguyên liệu. Khoảng 30-40% vốn liếng còn lại tập trung vào khâu từ khi đưa cây gỗ vào chế biến đến khi ra sản phẩm.

Điều này khác hẳn với ngành gỗ của một số quốc gia như Trung Quốc. Thông tin chia sẻ từ các DN này cho thấy 1 DN của Trung Quốc mỗi ngày xuất 60 container đồ gỗ cần dự trữ khoảng 2.000 m3 gỗ xẻ nguyên liệu. Điều này trái ngược hoàn toàn với 1 DN của Việt Nam, mỗi ngày xuất khẩu 10 container hàng trong khi lượng nguyên liệu dự trữ khoảng 10.000 m3.

Lí do các DN Việt Nam phải dự trữ nguyên liệu là hiện trong ngành gỗ chưa hình các DN chuyên phụ trách khâu dự trữ nguyên liệu và càng chưa có liên kết giữa các DN kiểu này và các DN trong ngành chế biến. Hệ quả là các DN chế biến luôn cần nguồn lực rất lớn để dự trữ nguyên liệu. Nguồn lực không chỉ đơn thuần là tài chính mà còn đòi hỏi một diện tích nhà xưởng rộng để dự trữ nguyên liệu.

Cũng theo ông Tô Xuân Phúc, thiếu liên kết khiến DN đầu tư dàn trải, hạn chế khả năng chuyên môn hóa trong các khâu khác nhau của chuỗi cung, làm mất cơ hội thị trường cho các DN.

Theo đánh giá của các chuyên gia, liên kết những khâu trong chuỗi cung ứng là nhu cầu tất yếu của bất cứ một ngành sản xuất kinh doanh nào, bao gồm cả ngành chế biến gỗ. Liên kết đem lại nhiều lợi ích, từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng tính chuyên môn hóa, giảm rủi ro, mở rộng tiếp cận thị trường và nâng cao lợi ích. Đến nay, liên kết trong ngành chế biến gỗ vẫn còn hạn chế bởi lý do cơ bản là ngành gỗ còn thiếu vắng giá trị cốt lõi hình thành liên kết - hệ thống yếu tố lòng tin và chia sẻ lợi ích công bằng giữa các bên tham gia.

Thay đổi môi trường thể chế

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vifores - nhấn mạnh: Việc liên kết giữa DN và chủ trồng rừng là rất quan trọng. Bởi, việc liên kết sẽ giải quyết được ba vấn đề cơ bản là nguồn cung nguyên liệu gỗ được đáp ứng, đảm bảo nguồn gốc gỗ, truy xuất gỗ một cách dễ dàng và lợi nhuận của các bên đều đạt được. Việc liên kết này là xu thế tất yếu trên thế giới và của Việt Nam trong tương lai vì liên quan đến sản xuất theo chuỗi. Cũng theo ông Quyền, không riêng Việt Nam, thị trường thế giới đang yêu cầu khắt khe về việc sử dụng sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Cụ thể sản phẩm này sẽ đáp ứng được các yêu cầu tại các thị trường khó tính như Mỹ (với Đạo luật Lacey Act) hoặc các nước EU (trong khuôn khổ của Quy định về Gỗ EUTR).

Để đẩy mạnh liên kết trong ngành gỗ, ông Tô Xuân Phúc cho rằng, thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết tạo ra sự thay đổi xã hội, bao gồm những thay đổi trong ngành chế biến gỗ. Thể chế/thay đổi thể chế có thể kìm hãm hoặc khuyến khích sự hình thành và phát triển của liên kết. Ba mô hình liên kết trong ngành chế biến gỗ có tiềm năng đem lại sự thay đổi theo hướng tích cực cho ngành chế biến gỗ, bao gồm: Liên kết giữa công ty cung cấp gỗ nguyên liệu (bao gồm cả công ty khẩu gỗ nguyên liệu) và công ty chế biến gỗ; Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và làng nghề; Liên kết giữa công ty chế biến gỗ và hộ trồng rừng. Thay đổi môi trường thể chế có thể tạo động lực cho các mô hình này phát triển. “Thay đổi thể chế góp phần thúc đẩy các mô hình phát triển. Điều này sẽ tạo được những hiệu ứng lan tỏa trong ngành, góp phần nâng cao hiệu quả của ngành chế biến gỗ, đi theo hướng tăng trưởng về chất lượng và bền vững trong tương lai”, ông Tô Xuân Phúc nói.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: Liên kết, trong ngành gỗ, Tăng cơ hội, giảm rủi ro, cho phát triển bền vững

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389660
Go to top