Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTrump chĩa cơn thịnh nộ thương mại sang Thái Lan

Trump chĩa cơn thịnh nộ thương mại sang Thái Lan

trump

Việc Mỹ bất ngờ rút lại ưu đãi miễn thuế theo chương trình GSP cho Thái Lan có thể là khởi đầu của một cuộc chiến thương mại mới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lấy Thái Lan làm mục tiêu nhắm tới tiếp theo trong chuỗi chiến tranh thương mại của mình, bằng cách rút lại ưu đãi miễn thuế đối với 1.3 tỷ USD hàng hóa của xứ sở chùa Vàng như một cách để trừng phạt, tại thời điểm khi mà quan hệ hai nước vừa mới khởi sắc trở lại sau thời gian dài tuột dốc.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm 25/10 thông báo, Mỹ sẽ dỡ bỏ xấp xỉ một phần ba chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với Thái Lan, vì nước này đã “thất bại” trong việc bảo vệ đầy đủ quyền lợi người lao động, đặc biệt là người lao động trong ngành công nghiệp trọng yếu của nước này là đánh bắt cá.

USTR cho biết, lệnh trừng phạt bắt nguồn từ đơn kiến nghị của Liên đoàn Lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO). Tổ chức này cho rằng, dù đã hứa hẹn 6 năm qua nhưng Thái Lan vẫn chưa triển khai đầy đủ các quyền lao động như tự do hiệp hội và thương lượng tập thể.

Thông báo được đưa ra sau khi Thái Lan cấm sử dụng ba loại hóa chất trong nông nghiệp, trong đó có chất glyphosate. Động thái này được cho là sẽ kiềm chế mạnh nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và các nông sản khác được trồng tại các bang cánh tả của Mỹ - khu vực mà Trump cần sự ủng hộ để chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

Giới chức Thái Lan, khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông trong nước lẫn quốc tế, đều đánh giá thấp tác động kinh tế của lệnh trừng phạt. Nước này cho rằng, mặc dù lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến 573 mặt hàng xuất khẩu (trong đó bao gồm tất cả các mặt hàng hải sản), nhưng tổn thất kinh tế chỉ là 0.01% kim ngạch xuất khẩu, và khoảng 0.15% GDP.

Dù sao thì, ưu đãi GSP dành cho Thái Lan cũng sắp bị dỡ bỏ, do nước này đã vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người năm 2018 là 7,275 USD. Vì GSP vốn là chương trình ưu đãi được cấp cho các nước nghèo nhất thế giới để khuyến khích các nước này xuất khẩu để thoát khỏi đói nghèo.

Nhưng việc Trump rút lại GSP của Thái Lan với lý do nước này đã vi phạm các vấn đề về lao động – một chủ đề mà Mỹ đã từng ca ngợi Thái Lan vì những tiến bộ đã đạt được, trong báo cáo “Tình trạng buôn bán người” năm 2018 của Bộ Ngoại giao Mỹ - làm dấy lên nghi ngại liệu một biến động thương mại lớn sẽ xảy ra giữa hai nước.

Thời điểm đưa ra thông báo trừng phạt cũng được cho là nguy hiểm về mặt ngoại giao, vì chỉ còn một tuần nữa là diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN thường niên do Thái Lan chủ trì, nơi sẽ quy tụ các lãnh đạo thế giới.

Thái Lan nổi lên trong danh sách các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, xếp thứ 11 vào năm 2016 - thời điểm mà Trump tranh cử. Tổng thống Mỹ đã yêu cầu điều tra các trường hợp mất cân đối này, và đã tiến hành các điều chỉnh về thương mại để thu hẹp khoảng cách trên.

Năm 2018, Thái Lan có thặng dự thương mại hàng hóa 19.3 tỷ USD với Mỹ, và có dấu hiệu cho thấy, con số này sẽ còn tăng thêm trong năm 2019 nếu tiếp tục đà tăng trưởng thương mại như hiện nay.

Trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng hồi tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã cam kết sẽ mua tới 20 máy bay chở khách Boeing cho hãng hàng không quốc gia Thai Airways và vũ khí quân dụng hạng nặng do Mỹ sản xuất, bao gồm trực thăng.

Tháng 8 năm nay, quân đội Thái Lan đã thông báo về kế hoạch mua 120 xe bọc thép từ Mỹ từ đây cho đến năm 2020, mặc dù Thái Lan chỉ phải trả 47 trong tổng số 70 chiếc đầu tiên được giao trong năm nay, 23 chiếc còn lại được Mỹ tặng không cho Thái Lan vì tình đồng minh.

Hồi tháng 9, Thái Lan đã đồng ý mua 8 trực thăng tấn công và máy bay trinh thám của Boeing, cũng như tên lửa không đối đất, trong một thỏa thuận trị giá 400 triệu USD.

Hai bên dường như đang bù đắp cho khoảng thời gian gián đoạn thương mại trước đây. Mỹ đã ngừng cung cấp một số vũ khí nhất định cho quân đội Thái Lan từ sau khi nước này nổ ra cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014. Việc hỗ trợ quân sự chỉ mới được nối lại sau cuộc bầu cử khôi phục chế độ dân chủ trong năm nay tại Thái Lan.

Nhưng không rõ các đơn hàng trên của Thái Lan có đủ để thỏa mãn Trump, đặc biệt khi việc Thai Airways có thực hiện thương vụ mua máy bay Boeing trị giá hàng tỷ đô la như những gì mà Thủ tướng Thái Lan cam kết hay không vẫn còn là dấu chấm hỏi, trong bối cảnh các hãng hàng không quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính.

Cũng có dấu hiệu cho thấy đại sứ quán Mỹ tại Bankok đang hết sức quan tâm đến tranh cãi đang diễn ra giữa Tập đoàn năng lượng Chevron Mỹ và Bộ Năng lượng Thái Lan liên quan đến vấn đề bên nào sẽ chịu chi phí tháo dỡ giàn khoan ngoài khơi Vịnh Thái Lan sau khi quyền khai thác của Chevron hết hạn gần đây và đã được trao lại cho Công ty nhà nước PTT của Thái Lan.

Phía Thái Lan đánh giá thấp mức độ của tranh chấp và cho rằng giải pháp thì ở trong tầm tay, trong khi Chevron đã ám chỉ công ty sẽ đưa vụ việc lên tòa án quốc tế nếu vẫn không có giải pháp thỏa đáng trong tháng này, các nguồn thạo tin cho hay.

Tình thế bế tắc trên cũng đã ảnh hưởng đến đề xuất đầu tư lên đến 12 tỷ USD của ExxonMobil cho dự án mở rộng cơ sở lọc hóa dầu. Dự án này nếu được cấp phép sẽ là một trụ cột đầu tư quan trọng trong sáng kiến Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) của chính phủ Thái Lan – sáng kiến cho đến nay vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của nước ngoài.

Không rõ liệu quyết định hoãn một phần ưu đãi thương mại theo GSP cho Thái Lan (mặc dù nhỏ) có phải là một lời cảnh báo của Mỹ về việc mâu thuẫn sẽ còn leo thang nếu Bangkok không chịu nhượng bộ các doanh nghiệp Mỹ và thực hiện đúng cam kết trước đây về việc mua thêm “hàng Mỹ”.

Biện pháp tiếp theo của Mỹ có thể bao gồm việc cáo buộc Thái Lan là quốc gia thao túng tiền tệ, và điều này sẽ cho phép Mỹ chặn đứng toàn bộ hàng xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường Mỹ. Thái Lan hiện đang nằm trong danh sách các quốc gia cần theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ vì được cho là can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm giảm giá đồng nội tệ, từ đó giúp hàng xuất khẩu của nước này tăng tính cạnh tranh về giá.

“Vấn đề lớn hơn là liệu [vấn đề GSP] sẽ biến Thái Lan thành mục tiêu tiếp theo trong báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về các quốc gia thao túng tiền tệ”, một nhà phân tích từ một quỹ đầu tư nhận định. “Thái Lan đã đáp ứng gần hết các tiêu chuẩn để bị xem là quốc gia thao túng tiền tệ, và có thể sẽ đối mặt với một số biện pháp trả đũa từ Mỹ”.

Các tiêu chuẩn trên bao gồm: có thặng dư thương mại lớn với Mỹ; thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP; có bằng chứng về việc can thiệp tiền tệ liên tục và một chiều thông qua việc mua đồng đô la trên thị trường hải ngoại. Ngân hàng Trung ương Thái Lan luôn phủ nhận cáo buộc thao túng giá trị đồng Baht Thái.

Trên thực tế, Baht Thái là đồng tiền có biểu hiện tốt nhất ở châu Á, vì đã tăng giá 7.8% so với đồng đô là Mỹ trong năm nay và chạm ngưỡng cao nhất trong 6 năm qua là 30.2 vào ngày 25/10.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Thái Lan hiện nay, một đồng nội tệ mạnh là dấu hiệu cho thấy kinh tế suy yếu, vì giảm nhập khẩu hàng hóa vốn (máy móc thiết bị) có nghĩa là đầu tư mới cho sản xuất bị chững lại. Tỷ giá hiệu quả thực (REER) của Thái Lan, tức mức giá trị trung bình theo tỷ trọng của đồng tiền một quốc gia trong mối quan hệ với một chỉ số hoặc rổ tiền tệ của các đồng tiền khác, đang ở mức cao nhất kể từ trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1997-1998 cho đến nay.

Đồng nội tệ mạnh làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, và đặc biệt ảnh hưởng đến nông nghiệp, các doanh nghiệp có liên quan đến nông nghiệp, và dệt may, trong một nền kinh tế mà xuất nhập khẩu chiếm đến 70% GDP. Điều đó cũng gây thiệt hại cho ngành du lịch, lĩnh vực đóng góp đến 20% GDP cho Thái Lan, đặc biệt khi một phần ba lượt khách đến Thái Lan là du khách Trung Quốc – những người rất nhạy cảm với chi phí.

Một số nhà phân tích nhận định, việc thu hồi GSP của Trump còn có thể là nhằm cảnh báo Thái Lan về việc nước này đã mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Không như Việt Nam, Thái Lan hiện chưa liên quan đến tình trạng chuyển tàu – một hình thức trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc được xử lý lại rất ít và sau đó tái xuất sang Mỹ như một sản hàng hóa có xuất xứ từ nước thứ hai để tránh thuế quan.

Các nhà phân tích cho biết, nếu Mỹ tìm được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tình trạng chuyển tàu đã bén rễ tại Thái Lan, đây sẽ là lý lẽ để Bộ Tài chính Mỹ dán nhãn Thái Lan là quốc gia thao túng tiền tệ dựa trên việc thặng dư tài khoản vãng lai tăng. Đợt đánh giá lần hai của Bộ Tài chính Mỹ về tình hình quản lý ngoại hối ở Thái Lan sắp sửa được công bố vào tháng 11 tới.

Nguồn: Asia Times

Từ khóa: Mỹ, GSP, thuế quan phổ cập, Thái Lan.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390533
Go to top