Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnVai trò WTO trong mâu thuẫn thương mại EU-Trung Quốc

Vai trò WTO trong mâu thuẫn thương mại EU-Trung Quốc

EU-China

Những tháng đầu năm 2013 chứng kiến sự sa sút kéo dài của kinh tế châu Âu và liên tiếp những vụ tranh chấp thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại hàng đầu của nhau, làm nảy sinh những nghi ngại về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên thế giới, cùng với đó là hy vọng về khả năng giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế Việt Nam & Thế giới (TTXVN) đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Lân, Tham tán công sứ Việt Nam tại Giơnevơ, Thụy Sĩ.

Phóng viên (PV): Năm 2013 được cho là một năm hết sức khó khăn đối với kinh tế khu vực châu Âu. Hàng loạt các vụ khủng hoảng nợ công, nạn thất nghiệp gia tăng dẫn đến suy thoái kinh tế kéo dài. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách bảo hộ và hoạt động thương mại của châu Âu đối với các quốc gia khác. Ông đánh giá thế nào về tình hình này?

Ông Lê Quang Lân : Trước tiên phải khẳng định rằng kinh tế châu Âu chưa bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, với GDP tiếp tục sụt giảm và số người mất việc tràn lan, đặc biệt tại các quốc gia bị khủng hoảng nợ công nặng nề như Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Thực tế này đặt ra mối quan ngại về khả năng châu Âu sẽ trở lại với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch nếu khó khăn cứ mãi kéo dài. Tuy nhiên, một xu hướng mới đang nổi lên đó là việc các nước không sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch bằng cách cố gắng duy trì độ mở của nền kinh tế.

Tôi cho rằng mặc dù kinh tế của EU còn rất khó khăn, song với quyết tâm của chính EU và vai trò ngày càng lớn của WTO trong việc duy trì độ mở cho hoạt động thương mại trong thời gian vừa qua, thì không có minh chứng nào cho thấy EU đã áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ. Tranh chấp thương mại gần đây giữa EU với Trung Quốc chỉ là vấn đề mang tính cục bộ và nó không thể hiện chính sách chung của EU trong trao đổi thương mại với các quốc gia khác.

Theo tôi, tác động của tranh chấp thương mại nói chung giữa EU với các nước đang phát triển phụ thuộc vào cấu trúc thương mại song phương giữa EU với nền kinh tế đó và các mặt hàng chịu ảnh hưởng phần lớn là các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2012 lại có thành tích khá tốt, với kim ngạch đạt hơn 20 tỷ USD, tăng khoảng 27% so với năm 2011. Điều này cho thấy khủng hoảng có tác động ở đâu đó, song đối với Việt Nam chưa có dấu hiệu rõ ràng và cần có những đánh giá khách quan hơn về quan điểm cho rằng khủng hoảng nợ công tại châu Âu đang làm thay đổi chính sách thương mại của EU, từ đó tác động đến các nền kinh tế khác trên diện rộng.

PV: Theo ông, tranh chấp thương mại giữa EU với Trung Quốc gây ra những hậu quả gì?

Ông Lê Quang Lân : Hiện nay Trung Quốc đang phải chịu khoảng 50 biện pháp chống trợ giá của EU. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là EU là một đối tác sử dụng nhiều biện pháp bảo hộ vì các biện pháp mà EU áp dụng đều phù hợp với nguyên tắc của WTO. Về tác động của các biện pháp chống trợ giá mà EU áp dụng đối với Trung Quốc thì tôi cho rằng nó đến một cách gián tiếp do quy mô kinh tế của EU dần thu hẹp, khiến nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng của khu vực này bị hạn chế. EU và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược của nhau, với tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt trên 450 tỷ USD mỗi năm và vướng mắc chủ yếu giữa họ luôn là tỷ lệ nhập siêu của EU từ Trung Quốc quá lớn. Bên cạnh đó, EU luôn lo ngại rằng Nhà nước Trung Quốc đã can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh trong nước và tiềm tàng là các biện pháp trợ cấp cho xuất khẩu, cùng với đó là sự lan tràn của hàng giả, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái gần đây của EU về áp thuế chống trợ giá với tấm thu năng lượng mặt trời của Trung Quốc và xem xét mức thuế chống bán phá giá thiết bị viễn thông thực chất chỉ ảnh hưởng một phần rất nhỏ (khoảng 1%) trong quan hệ thương mại giữa EU với Trung Quốc mà thôi, chứ không tác động gì nghiêm trọng đến tổng hòa lợi ích của hai đối tác thương mại lớn này.

PV: Việc ông Roberto Azevedo người Brazil đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay ông Pascal Lamy sẽ hết nhiệm kỳ vào 31/8/2013, sẽ mang tới những thay đổi gì cho quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt là EU và Trung Quốc?

Ông Lê Quang Lân : Trong các vòng bầu cử, Mỹ và EU tỏ ra ủng hộ ứng cử viên Mexico hơn vì họ cho rằng Đại sứ Brazil, ông Roberto Azevedo, đến từ một nền kinh tế đang nổi sẽ có xu hướng nghiêng về các biện pháp bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, với chiến thắng của mình, chắc chắn ông Roberto Azevedo sẽ phải tìm cách chứng tỏ đánh giá trên là sai lệch trên cương vị một “nhạc trưởng” điều hành tổ chức thương mại đa phương này, đặc biệt trong quá trình vực dậy vòng đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu.

Việc WTO lần đầu tiên có nhà lãnh đạo thuộc nhóm các nền kinh tế đang nổi cũng được coi là cầu nối để các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản ngồi lại với các nền kinh tế mới nổi, cùng nhau bàn bạc tìm cách giải quyết những rắc rối chung liên quan đến thương mại đa phương.

Khi lên nắm quyền, ông Roberto Azevedo trước tiên sẽ quan tâm đến các hiệp định thương mại khu vực lớn, trong đó phải kể đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương giữa Mỹ với EU hay EU với Nhật Bản. Và nếu WTO muốn trở thành một tổ chức mang tính nền tảng thì WTO chắc chắn phải thể hiện vai trò của mình trong việc thúc đẩy các hiệp định này, đồng thời nâng cao khả năng kết nối với các tổ chức khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại.

PV: Cám ơn ông!

Theo TTXVN

Từ khóa: Vai trò, WTO, mâu thuẫn, thương mại, EU, Trung Quốc

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392547
Go to top