Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnWTO trong sự kìm kẹp của chủ nghĩa đa biên

WTO trong sự kìm kẹp của chủ nghĩa đa biên

06.01-11

WTO - thiết chế từng là nơi đề ra những quy tắc thương mại chung cho thế giới - ngày càng có xu hướng thiên vị một số quốc gia và làm ảnh hưởng lợi ích một số quốc gia khác.

Tính đến nay, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tồn tại được 25 năm. Tổ chức này được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài suốt tám năm. Suốt chặng đường này, WTO đã nỗ lực thúc đẩy việc hình thành và tuân theo các quy tắc vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia.

Đáng buồn thay, điều này đã không còn đúng nữa. Cách đây vài tuần, một cơ quan quan trọng của WTO có chức năng giải quyết tranh chấp đã phải ngừng hoạt động. Hoa Kỳ đã chọn cách khai tử Cơ quan phúc thẩm WTO - cơ quan xét xử cao nhất giải quyết các tranh chấp thương mại toàn cầu. Washington liên tục chỉ trích hoạt động của cơ quan này vì lý do làm sai lệch các nguyên tắc hợp lý của việc giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, Hoa Kỳ chỉ lựa chọn thi hành các phán quyết có lợi và buộc các nước phải thực hiện phán quyết trong khoảng thời gian hợp lý. Từ giờ trở đi, các biện pháp thương mại bất hợp pháp do Mỹ và các quốc gia khác áp đặt sẽ không bị xét xử một cách độc lập và công bằng. Nói cách khác, chính quyền Donald Trump đã lót đường cho chủ nghĩa: kẻ mạnh có quyền.

Quan trọng hơn, trong suốt 20 năm qua, các chính quyền Mỹ kế nhiệm đã khiến các quy tắc được áp dụng suốt gần 70 năm của GATT ngày càng ít ràng buộc hơn. Đạo luật cuối cùng thành lập WTO năm 1995 hiện nay hầu như không còn ý nghĩa.

Những thỏa thuận vì lợi ích cá nhân

Có lẽ, WTO đang đối mặt với những thách thức lớn nhất trên mặt trận đàm phán. Một nhóm các quốc gia bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada và Úc dẫn đầu đang có xu hướng biến WTO thành một tổ chức thương mại đa biên (plurilateral) thông qua việc khởi động các cuộc đàm phán trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới lợi ích cốt lõi của các nước đó. Ví dụ, Hoa Kỳ muốn đảm bảo rằng các bộ tứ GAFA (Google, Amazon, Facebook và Apple) cùng với Microsoft tiếp tục thống trị ngành thương mại điện tử toàn cầu thông qua các quy tắc mới đảm bảo các quốc gia sẽ không áp lên thuế đối với dẫn truyền điện tử, hoặc quy định về điều kiện lưu trữ dữ liệu trong máy chủ đặt tại các quốc gia.

Trung Quốc cùng một nhóm các quốc gia khác, đang muốn tạo ra một thỏa thuận Tạo thuận lợi Đầu tư giữa các nước này, bất chấp sự phản đối từ nhiều nước, trong đó có Mỹ và Ấn Độ.

Úc, EU, Canada, Nhật Bản và một số nước lại đang cố gắng tạo ra một thỏa thuận về quy định nội địa đối với ngành dịch vụ nhằm làm giảm mức độ ảnh hưởng của các cuộc đàm phán đa phương bắt buộc đang được Ban Công tác về Quy định Trong nước (WPDR) tiến hành.

Ngoài ra, có một nhóm các quốc gia cũng đang tiến hành đàm phán thỏa thuận đa phương liên quan tới doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Thậm chí, có thể có cả thỏa thuận về môi trường. Các thỏa thuận song phương hoặc đa biên luôn nghiêng về những nước có lợi thế, phần lớn các thành viên còn lại không có nhiều tiếng nói.

Bất chấp xu hướng thỏa thuận đa biên ngày càng tăng, Hoa Kỳ và các đồng minh vẫn kiên trì theo đuổi các thỏa thuận đa phương trong các vấn đề có lợi cho họ. Hoa Kỳ muốn có một thỏa thuận đa phương đủ mạnh để cấm trợ cấp thủy sản mà không có sự đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cường quốc này lại phản đối việc có một thỏa thuận vĩnh viễn cho các chương trình sở hữu công cộng để chống lại nạn đói toàn cầu với lý do một thỏa thuận như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới những nhà tài trợ chính trị giàu có đang trợ cấp cho nông dân.

Quá trình đầy ngăn trở

Là một phần của quá trình cải cách WTO, các nước đang đề xuất quy định về việc minh bạch các biện pháp trừng phạt và quy định về thủ tục thông báo. Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc và một số nước khác đã phản đối quyết liệt các điều khoản này với lý do vi phạm Thỏa thuận Marrakesh thành lập WTO. Còn Hoa Kỳ là nước dẫn đầu việc ủng hộ các đề xuất này.

Đáng lo ngại hơn, Mỹ, EU và Nhật Bản và các quốc gia khác muốn loại bỏ các nguyên tắc cốt lõi như nguyên tắc quyết định dựa trên sự đồng thuận hoặc nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Tình trạng vô pháp luật trong thương mại toàn cầu lại trở nên phổ biến hơn. Chương trình làm việc tại Doha vốn chừa ra những khoảng trống dễ thở cho các nước đang phát triển thì nay đã trở nên phụ thuộc nhiều vào một số nước phát triển, nhất là Hoa Kỳ, đáng nói hơn là thêm cả sự hỗ trợ của Ban Thư ký WTO. Hiếm khi Tổng giám đốc WTO, đồng thời là chủ tịch ủy ban đàm phán thương mại, thừa nhận rằng ông có trách nhiệm liên quan tới chương trình làm việc tại Doha.

Nói tóm lại, WTO đang trải qua giai đoạn bị phân hóa, giống như tình trạng xảy ra tại Châu Phi từ năm 1881 đến 1914 khi các cường quốc phương Tây chia nhau xâm chiếm thuộc địa. Trên thực tế, phần lớn các quốc gia đang bị loại ra khỏi quá trình ra quyết định trong các cuộc đàm phán đa phương đang diễn ra. Vì thế, sau khi bước sang tuổi 25, WTO có thể sẽ được đặt tên là "Tổ chức thương mại đa phương thế giới" phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ các nước phát triển và đang phát triển.

Nguồn: The Hindu Business Line

Từ khóa: WTO, sự kìm kẹp, chủ nghĩa đa biên

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389996
Go to top