Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnCuộc chiến thương mại thật sự của Trump đang đè nặng lên WTO

Cuộc chiến thương mại thật sự của Trump đang đè nặng lên WTO

16.01-04

Bằng cách làm suy yếu cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, chính quyền Trump đang phá hủy thành tựu hợp tác kinh tế dựa trên luật lệ kéo dài hàng thập kỷ - cho dù việc làm đó gây nguy hiểm cho chính nước Mỹ.

Kể từ đầu năm 2018, chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump đã tiến hành một cuộc tấn công hùng hổ nhằm vào hệ thống thương mại toàn cầu. Mặc dù phần lớn các phương tiện truyền thông đều tập trung vào mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung và nỗ lực sửa đổi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) của chính quyền Mỹ, một diễn biến âm thầm hơn lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn: quyết định khinh suất của Mỹ hòng tước bỏ quyền lực của Cơ quan Phúc thẩm WTO. Bước đi này có thể đánh dấu một bước ngoặt thật sự trong vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ.

Để hiểu tại sao, hãy quay trở lại với thời điểm đầu những năm 1930. Khi thế giới trượt vào suy thoái, Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội đã thông qua và Tổng thống Herbert Hoover đã ký Đạo luật Thuế năm 1930, còn được biết đến với tên gọi Smoot-Hawley, tăng thuế lên 900 sản phẩm. Bởi vì đạo luật Smoot-Hawley trùng với đợt giảm phát nghiêm trọng do giai đoạn đầu của cuộc Đại Suy thoái gây ra, mức thuế bình quân của Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác đã tăng khoảng 45% trong giai đoạn 1929 – 1932.

Đạo luật Smoot-Hawley đã đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ khi phải trả giá cao hơn, và kéo theo sự trả đũa có thể đoán trước từ các đối tác thương mại. Mặc dù không phải là nguyên nhân gây ra cuộc Đại suy thoái, đạo luật trên chắc chắn làm sâu sắc và kéo dài cuộc Đại suy thoái, đồng thời, châm thêm dầu vào ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc đang hoành hành trên toàn cầu.

Đến năm 1934, mọi thứ trở nên sáng tỏ rằng thuế quan Smoot-Hawley là một thảm họa kinh tế và ngoại giao, và các nhà làm chính sách bắt đầu sửa chữa sai lầm đó. Bằng nhiều cách, nỗ lực trên dẫn đến sự ra đời của trật tự kinh tế quốc tế do Mỹ dẫn dắt kéo dài hơn 80 năm qua.

Bắt đầu từ Luật Hiệp định Thương mại Tương hỗ năm 1934, Mỹ cải tổ triệt để đường hướng chính sách thương mại của mình. Nỗ lực trên có công lớn của ông Cordell Hull, Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Là một người tin tưởng tuyệt đối vào lợi ích kinh tế và ngoại giao mà tự do hóa thương mại mang lại, Hull đã kịch liệt phản đối đạo lậut Smoot-Hawley. Xuyên suốt những năm cuối của thập kỷ 1930, Hull đã thúc đẩy chính quyền Roosevelt sử dụng Luật Hiệp định Thương mại Tương hỗ để tham gia các hiệp định thương mại tự do hơn với một vài nước, và rốt cuộc đưa thuế quan trung bình về lại mức của giai đoạn trước khi ban hành đạo luật Smoot-Hawley - nhưng điều khác biệt là lúc này, các nước khác cũng đồng thời giảm thuế cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.

Khi Thế chiến thứ II quét qua châu Âu vào cuối những năm 1930, nỗ lực tự do hóa thương mại của Mỹ phải hoãn lại. Tuy nhiên, khi cuộc chiến diễn ra ác liệt, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu xúc tiến những kế hoạch đầy tham vọng để tái thiết châu Âu sau chiến tranh. Một phần không thể thiếu trong kế hoạch trên chính là việc sửa chữa và mở rộng hệ thống thương mại toàn cầu.

Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945, Mỹ là nước thống trị thế giới về quân sự và kinh tế. Các nhà làm chính sách của Mỹ đã dùng vị thế mới của mình để tạo ra một trật tự sau chiến tranh, trong đó phản ánh các ưu tiên của Mỹ: mở rộng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ, tái thiết một châu Âu bị chiến tranh tàn phá, và xúc tiến thương mại như một bức tường thành bảo vệ nền hòa bình trong tương lai. Thông qua một loạt các cuộc đàm phán sổi nổi trong năm 1947, 23 nước - phần lớn là đồng minh của nhau - đã cho ra đời Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), một thành tố không thể thiếu trong trật tự sau chiến tranh do Mỹ dẫn dắt, có hiệu lực từ 1/1/1948.

GATT đã giảm thuế và tạo ra các quy tắc thương mại cơ bản để hướng dẫn các nước xây dựng chính sách thương mại quốc tế. Khối lượng thương mại toàn cầu từ đó bùng nổ, và sự bùng nổ kinh tế đã giúp tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Mỹ dẫn dắt các đợt đàm phán tiếp theo để giảm thêm thuế quan và các rào cản phi thuế quan.

Mặc dù GATT đã hoạt động tương đối tốt trong vài thập kỷ đầu, những đến giữa thập niên 1970, hệ thống này bắt đầu bộc lộ một số điểm yếu, nổi bật nhất là việc thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc để ngăn các nước không vi phạm hiệp định. Khi các vụ tranh chấp xảy ra, các thành viên GATT có thể ngăn cản việc thành lập ban trọng tài, cũng như ngăn cản việc thông qua phán quyết của ban này, cho phép những kẻ vi phạm né tránh trừng phạt.

Mỹ đã tận dụng lỗ hỏng đó và tiến hành một chính sách mà nhà kinh tế học thương mại thuộc Đại học Columbia Jagdish Bhagwati đặt cho cái tên là “chủ nghĩa đơn phương gây hấn”. Các mâu thuẫn thương mại ít khi lan nhanh như trước khi hệ thống thương mại dựa trên luật lệ ra đời. Và bất chấp các tuyên bố trái ngược từ vị tổng thống Hoa Kỳ đang tại vị, nước Mỹ đã chiến thắng khoảng 85% các vụ kiện do Mỹ đệ xuất lên WTO. Nước này cũng chiến thắng với một tỷ lệ phần trăm cao hơn trong các vụ kiện chống lại mình. Hệ thống giải quyết tranh chấp là một công cụ quan trọng mà Mỹ đã vận dụng thành công để dẹp bỏ các biện pháp bảo hộ của nước ngoài và để đảm bảo các nước WTO tuân thủ các cam kết.

Vì vậy, mặc dù WTO đang đối mặt với nhiều vấn đề, chẳng hạn như các chính sách thương mại trọng thương của Trung Quốc có thể đe dọa đến sự tồn vong của hệ thống, và sự thất bại trong việc cải tổ các quy tắc thương mại có từ năm 1993 (khi hoàn tất Vòng đàm phán Uruguay) đã khiến giới quan sát hoài nghi về vai trò là một diễn đàn cho tự do hóa kinh tế của WTO, thế nhưng mối đe dọa cấp bách nhất mà tổ chức này đang đối mặt chính là cuộc tấn công từ chính quyền Trump lên cơ quan Phúc thẩm. Viện dẫn một loạt các bất bình dành cho cơ quan Phúc thẩm – một số hợp lý, và số khác thì không – chính quyền Trump đã liên tục ngăn cản việc bổ nhiệm thẩm phán mới cho cơ quan này.

Với chỉ một thành viên từ giữa tháng 12/2019 đến nay, cơ quan Phúc thẩm giờ đây đã không thể có đủ số đại biểu cần thiết để giải quyết kháng cáo. Khi cơ quan phúc thẩm ngừng hoạt động, các nước đang bị xử thua ở cấp sơ thẩm có thể trì hoãn việc thực thi phán quyết bằng cách nộp đơn kháng cáo, và vụ việc khi đó sẽ rơi vào quên lãng. Nói cách khác, thế giới có thể quay trở về thời kỳ của GATT - thiếu vắng một cơ chế để buộc các nước thực thi cam kết.

Rõ ràng là, WTO sẽ vẫn còn nguyên vẹn là một hệ thống các nguyên tắc và là một diễn đàn để đàm phán các quy tắc mới. Nhưng hệ thống giải quyết tranh chấp, “tài sản quý giá nhất” của WTO, đã bị phá hủy – và có lẽ sẽ không thể khôi phục lại.

Tầm ảnh hưởng lớn của Mỹ vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1990 là yếu tố không thể thiếu để dẫn đến thành công của việc xây dựng nên hệ thống đa phương. Mỹ đã tạo ra những gì chúng ta có được ngày nay, và Mỹ cũng nên có trách nhiệm cải tổ lại hệ thống đó.

Tóm lại, Mỹ đang chọn đi một con đường mà có thể dẫn đến các tình huống kinh tế tệ hại. Nếu Washington tiếp tục con đường đó, nước này sẽ mất dần uy tín của mình trên vũ đài quốc tế, làm tổn hại khả năng định hình hệ thống dựa trên quy tắc mang các đặc trưng riêng của Mỹ, phó mặc một hệ thống đã đem lại lợi ích cho người Mỹ, và trên hết, từ bỏ trách nhiệm dẫn dắt một thể chế mà nước này đã bỏ ra rất nhiều công sức để tạo dựng.

Nguồn: Foreign Policy

Từ khóa: cuộc chiến thương mại, thật sự, Trump, đè nặng, WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386757
Go to top