Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTự chứng nhận xuất xứ: Phương thức tiến bộ, áp dụng rụt rè

Tự chứng nhận xuất xứ: Phương thức tiến bộ, áp dụng rụt rè

0 dn vietnam

Trao quyền cho DN được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là phương thức mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Việt Nam là một trong số các nước ASEAN cuối cùng tham gia vào thí điểm hình thức này nên còn nhiều vướng mắc. Hiện chỉ có hai DN được lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ.

Con số hai DN này nếu đem so sánh với hơn 500.000 DN đang hoạt động thì quả thật rất khiêm tốn. Cuối tháng 11/2016, Bộ Công Thương vừa mới giới thiệu danh sách các DN được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN.

DN ngại tự chứng nhận

Trong danh sách có 2 DN của Việt Nam là công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) và công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam (Nestlé Vietnam Limited).

Theo danh sách này, Indonesia có 13 DN tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, con số tương ứng của Lào là 7 DN, Phillippines 2 DN, Thái Lan có nhiều nhất với 89 DN tham gia.

Theo quy định của Thông tư 28/2015/TT-BCT, các tiêu chí để lựa chọn DN tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ gồm: Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

Theo quy định DN phải có kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD. Bên cạnh đó, DN có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Theo Bộ Công Thương, việc tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp DN xuất khẩu giảm thời gian xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, chủ động trong việc phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ, tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất khẩu hàng hóa.

Bộ Công Thương cũng đánh giá, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp DN nắm bắt sâu cam kết về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do – FTA, qua đó tận dụng tối đa lợi ích cắt giảm thuế quan. Đây cũng là cơ hội để DN làm quen với xu hướng mới trong các FTA, có kinh nghiệm thực tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập.

Tuy nhiên, số lượng 2 DN được tự chứng nhận xuất xứ vẫn là con số quá ít. Trả lời thắc mắc này, bà Bùi Kim Thùy, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết ASEAN cùng với Việt Nam đang thí điểm chạy cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế này chưa trở thành cơ chế chính thức trong phạm vi ASEAN, bởi ASEAN đang chạy song song cùng lúc 2 chương trình thí điểm, chương trình số 1 và số 2.

Theo lộ trình của ASEAN, việc tự chứng nhận C/O được thực hiện song song với cấp C/O truyền thống. Hiện ASEAN đang triển khai thí điểm hai nhóm, nhóm số 1 được thực hiện từ 2010 gồm: Singapore, Malaysia và Brunei. Nhóm thứ hai gồm: Philippines, Indonesia, Lào. Và Việt Nam tham gia dự án này từ tháng 10/2015.

Tuy nhiên, bà Thuỳ cho biết, Việt Nam đang là một trong một số nước ASEAN cuối cùng tham gia vào thí điểm này. Cái này không mới với thế giới nhưng mới với Việt Nam và các nước đang phát triển.

Trước quy định DN phải có kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD, một trong những tiêu chí khá thách thức với DN trong nước, bà Thuỳ cho biết đây chưa phải là lí do lớn, bởi ban đầu, Cục Xuất nhập khẩu đã lọc được 72 DN Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD vào thị trường ASEAN. Tuy nhiên, mới chỉ có 2 DN tự chứng nhận xuất xứ.

“Chúng tôi kỳ vọng khi Bộ Công Thương mở lớp đào tạo các DN này sẽ tham gia. Nhưng kết quả, trong số 72 DN này, rất ít DN đi học. Chúng tôi không biết lí do vì sao”, bà Thuỳ nói.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cũng từng cho biết rằng sự thiếu tự tin của DN khi thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cũng là một vấn đề “cản trở”.

Dù nhận thức được ưu điểm nổi trội của cơ chế này song DN vẫn cảm thấy lo lắng, chưa tự tin khi áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ bởi trách nhiệm của DN sau khi thông quan hàng hóa sẽ nặng hơn, nhất là khi các nước luôn áp dụng cơ chế “quật” lại C/O, hay nói cách khác là họ thực hiện cơ chế hậu kiểm.

C/O làm giả, gian lận nhiều

Theo bà Thuỳ, ngay trong cơ chế cấp C/O hiện nay cũng còn nhiều bất cập, C/O gian lận và bị làm giả rất nhiều. “Thế nên sau khi quan sát các nước ASEAN đã thực hiện thí điểm, chúng ta quyết định Việt Nam giai đoạn đầu từ 50-100 DN tự chứng nhận xuất xứ, “để vừa làm vừa dò”, bà Thuỳ nói.

Thực tế, theo cơ quan chức năng, gian lận C/O diễn ra rất tinh vi, khó lường, ngay cả các nước phát triển có hệ thống kiểm soát tốt cũng phải đối mặt với vấn nạn này. Khả năng hàng hóa nước ngoài (thuộc những quốc gia không tham gia FTA, TPP) đội lốt hàng Việt Nam để hưởng lợi ưu đãi thuế có khả năng gia tăng.

Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2015, cơ quan hải quan đã nhận được hàng trăm văn bản đề nghị xác minh tính chính xác và hợp lệ C/O, nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng, xác minh bộ chứng từ hải quan, đặc biệt là hóa đơn thương mại, do nghi ngờ gian lận về trị giá, xuất xứ… từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Hải quan Việt Nam đã từng phải đề nghị hải quan các nước xác minh và đã phát hiện một số trường hợp DN trong nước móc nối với DN nước xuất khẩu làm giả chứng từ, hoặc khai tăng hàm lượng ASEAN nhằm hưởng ưu đãi thuế lớn hơn, theo chương trình ưu đãi thuế quan và hiệp định giữa các nước ASEAN và một số đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ông Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, thực ra con số 2 DN không quan trọng, để làm được cái tự chứng nhận xuất xứ thì hệ thống pháp luật và chế tài phải đủ tốt, DN phải đủ trung thực và minh bạch vì giấy tờ cực kì quan trọng. Đối với DN vừa và nhỏ Việt Nam thì khó làm được điều này.

Nguồn: Lê Thúy (thoibaokinhdoanh.vn)

Từ khóa: tự chứng nhận, xuất xứ, phương thức, tiến bộ, áp dụng, rụt rè

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397863
Go to top