Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTrung Quốc đối diện bất ổn kinh tế

Trung Quốc đối diện bất ổn kinh tế

0 bat on kt

Số liệu chính thức và không chính thức đều khẳng định rằng, nền kinh tế Trung Quốc đạt ổn định cho đến giữa năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất đồng về triển vọng tăng trưởng của đất nước này.

Ba yếu tố quan trọng có khả năng định hướng các xu hướng kinh tế trong năm 2017 bao gồm: phát triển bất động sản, chi tiêu cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất. Những yếu tố này cũng là nguồn gốc sự bất định về tương lai của chính sách kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng GDP đạt mức 6.7%, ổn định trong ba quý liên tiếp của năm 2016, điều này gây nhiều đồn đoán về độ tin cậy của số liệu chính thức. Tuy vậy, tất cả đều đồng ý rằng, hoạt động kinh tế đã chạm đáy.

Các phân tích dữ liệu và điều tra cơ sở đều đi đến kết luận tương tự. Nhiều lĩnh vực đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ giữa năm 2016.

Đây là đợt tăng trưởng đầu tiên kể từ khi bắt đầu vòng quay mới của thị trường bất động sản vào năm 2015. Đầu tư tài sản tăng khiêm tốn, từ con số âm lên khoảng 5%. Bùng nổ thị trường bất động sản tập trung ở thị trường thiết bị điện tử, đồ nội thất, vật liệu xây dựng và ôtô.

Chi tiêu cơ sở hạ tầng cũng được xem như là một yếu tố ổn định, trong bối cảnh chi tiêu của các chính quyền địa phương gia tăng thông qua các hình thức khác nhau của quỹ đầu tư.

Cuối cùng, hoạt động kinh tế đang được cải thiện. Điều này đã được nhìn thấy ở doanh số bán ra vật liệu, năng lượng và các sản phẩm internet, cũng như việc cải tiến các sản phẩm truyền thống như thiết bị gia dụng và đại máy móc.

Những gì còn chưa rõ về quá trình tăng trưởng này là tính bền vững. Trong thời gian nghỉ lễ quốc gia của Trung Quốc, nhiều chính quyền địa phương đã công bố các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản.

Trong tháng mười một, tăng trưởng doanh số bất động sản đã chuyền sang tiêu cực. Trong khi rất khó để đánh giá những tác động đảo chiều này tại các thị trường bất động sản có tăng trưởng trong năm tới, những tác động tích cực tới các ngành hữu quan sẽ có khả năng biến mất.

Các vòng quay chính trị chỉ ra rằng, chi tiêu cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục, ít nhất là đến năm 2017, khi Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 19 vào tháng Mười. Điều này có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm "cân đối và hiệu quả đầu tư tổng thể” của các chính quyền địa phương.

Sản xuất đầu tư tiếp tục là nguồn cơn bất ổn, và vốn dĩ đã rất yếu trong vài năm qua. Vào giữa năm 2016, đầu tư sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Hai lý giải cho quá trình tăng này là: tăng tài sản dẫn đến nhu cầu sản xuất hàng hóa cao hơn, hoặc xu hướng đầu tư đã ổn định khi mà chỉ số giảm phát trong 55 tháng qua đã kết thúc.

chính phủ Trung Quốc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế vĩ mô

Hầu hết áp lực làm giảm tăng trưởng sẽ tiếp tục vào năm 2017, trừ khi chính phủ Trung Quốc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế vĩ mô. Đã dấy lên tranh luận về việc, liệu sự suy giảm tăng trưởng hiện nay, bắt đầu vào năm 2011, mang tính chu kỳ hay cấu trúc.

Trong khi thảo luận này có thể hữu ích cho sự hiểu biết về suy giảm dài hạn của Trung Quốc, nó bỏ qua việc cải tiến các ngành công nghiệp đằng sau sự suy giảm của đà tăng trưởng.

Trong nhiều thập kỷ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư, trong khi tiêu dùng vẫn tương đối yếu. Đằng sau hai động cơ tăng trưởng này là ngành công nghiệp sản xuất phát triển nhanh chóng: sản xuất thâm dụng lao động ở một đầu, và sản xuất công nghiệp nặng ở đầu kia. Hai lĩnh vực này đều là xương sống của “công xưởng thế giới”và “điều kỳ diệu mang tên Trung Quốc”.

Thời thế đã đổi thay. Sản xuất thâm dụng lao động đã nhanh chóng mất đi khả năng cạnh tranh khi tiền lương và các chi phí khác tăng. Công nghiệp nặng đang phải hứng chịu những hệ lụy dư thừa sản xuất. Các ngành công nghiệp trụ cột từng tạo ra tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc không còn có thể gánh vác trách nhiệm này nữa.

Trung Quốc cần nhanh chóng thiết lập một chuỗi các ngành trong sản xuất công nghệ cao hoặc trong lĩnh vực dịch vụ.

Ở một mức độ nào đó, xu hướng này phản ánh một câu chuyện bẫy thu nhập trung bình điển hình. Hầu hết các ngành công nghiệp cũ, dựa trên lợi thế chi phí thấp, không còn khả năng cạnh tranh khi chi phí đã tăng cùng với thu nhập.

Các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt ngày hôm nay không chỉ là để nhận ra suy thoái theo chu kỳ hay cấu trúc, mà cần hiểu bản chất của cuộc chiến giữa các ngành công nghiệp mới và cũ. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách là tạo điều kiện để phát triển công nghiệp bằng cách tạo ra và phát triển các ngành công nghiệp mới và khuyến khích cải tiến các ngành công nghiệp cũ.

Các lựa chọn chính sách kinh tế đối với Trung Quốc

Các lựa chọn chính sách kinh tế đối với Trung Quốc trong năm tới là vô cùng khó khăn. Tất nhiên, đấy chỉ là một phần, bên cạnh những bất ổn bên ngoài – hệ quả của triển vọng kinh tế toàn cầu thiếu ổn định và chính quyền mới của Mỹ, đứng đầu bởi Tổng thống Donald Trump.

Lựa chọn chính sách trong nước cũng đang thu hẹp dần khi đất nước phải đối mặt với cái gọi là “bộ ba rủi ro”: suy giảm năng suất, tăng tỷ lệ đòn bẩy và thu hẹp tính linh hoạt của chính sách.

Có hai lĩnh vực quan trọng cần theo dõi chặt chẽ. Một là các mục tiêu tăng trưởng và chính sách phát triển. Nhà chức trách nên hạ thấp mục tiêu tăng trưởng hàng năm. Chính phủ Trung Quốc cam kết đạt được tăng trưởng 6,5% theo Kế hoạch năm năm lần thứ 13, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc phải đạt mức tăng trưởng 6.5% hàng năm hoặc hàng quý.

Mục tiêu tăng trưởng quá cao sẽ bỏ bê quá trình cải cách cơ cấu. Hiện tại, chính sách tài chính và tiền tệ cũng gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tăng trưởng. Thay vào đó, Trung Quốc cần phải hạ thấp mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, và cho phép chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước là rất quan trọng. Trừ khi sản xuất dư thừa quá lớn, số lượng “công ty xác sống” quá cao và kiểm soát của chính phủ chưa chặt chẽ và toàn diện, cải tiến ngành công nghiệp vẫn đang được tiến hành trên khắp cả nước. Trong các khu vực này, khối tư nhân thiếu năng động, tính sáng tạo yếu và những người trẻ đang rời đi.

Thách thức của Trung Quốc hiện nay không phải là làm thế nào để hỗ trợ các ngành công nghiệp mới, mà làm thế nào để việc biến mất của các ngành công nghiệp cũ diễn ra một cách êm xuôi. Và điều này quay trở lại với câu hỏi của cải cách doanh nghiệp nhà nước - chính phủ có đủ can đảm để phá sản doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả và không đem lại lợi nhuận?

Yiping Huang là Giáo sư Kinh tế của tại National School of Development, Đại học Peking

Nguồn: eastasiaforum.org – HT

Từ khóa: Trung Quốc, đối diện, bất ổn kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399843
Go to top