Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcThuế quan và các rào cản thương mại làm tăng giá gạo tại châu Á

Thuế quan và các rào cản thương mại làm tăng giá gạo tại châu Á

Food-security2

Gần 16% trong số 250 triệu người Indonesia có mức sống 1,9 USD/ngày hoặc ít hơn, trong khi khoảng 6% trên tổng số 15 triệu người Campuchia có mức sống tương tự. 

Ở cả hai nước, lúa là cây trồng chủ lực, cung cấp hơn một nửa lượng calo hàng ngày của người nghèo. Điều đó khiến người dân nghèo Campuchia có lợi thế hơn người dân nghèo tại Indonesia: Kể từ tháng 1 tới 4 năm ngoái, giá bán buôn bình quân 1kg gạo tại Campuchia khoảng 40 cent, trong khi ở Indonesia là gần 70 cent. Có một vài lý do gạo ở Indonesia đắt hơn.

Thứ nhất, Indonesia là nước nhập khẩu khẩu gạo ròng, trong khi Campuchia sản xuất được nhiều hơn so với nhu cầu. Indonesia cũng là một quần đảo xa xôi với cơ sở hạ tầng rất hạn chế, điều này làm tăng chi phí vận chuyển. Nhưng David Dawe của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), một bộ phận của Liên Hợp Quốc, đã phát hiện ra rằng chi phí vận chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự chênh lệch về giá cả. Thay vào đó, nguyên nhân chính là chính sách. Giống như nhiều nước châu Á, Indonesia muốn được tự cung cấp lúa gạo. Nhưng thay vì cố gắng để giúp nông dân trở nên cạnh tranh thông qua việc đầu tư vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, chính phủ Indonesia, giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, lại thao túng thị trường lúa gạo thông qua rất nhiều chương trình trợ cấp, thuế quan và các cơ chế hỗ trợ khác cho các nhà sản xuất trong nước.

Những chính sách can thiệp nàylàm tăng giá cho người tiêu dùng và gây hại cho những người nghèo nhất trong khu vực. Nhiều chính phủ vẫn ám ảnh trình trạng giá gạo tăng vọt năm 2007-08, và coi đó là lý do để đầu tư xây dựng nền sản xuất trong nước để họ không phụ thuộc vào thị trường quốc tế hay thay đổi. Trong thực tế, thị trường lúa gạo là khá ổn định: sản xuất phần lớn phù hợp hoặc vượt mức tăng dân số ở châu Á. Giá lúa gạo tăng lên thời điểm đó chủ yếu là do các chính phủ hoảng sợ. Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu, khiến giá quốc tế tăng vọt.

Philippines, quốc gia có trữ lượng gạo dự trữ công thấp, nhưng lượng dự trữ tư khádồi dào và chào đón một vụ thu hoạch kỷ lục. Tuy nhiên, Philippines cũng đã mua một lượng gạo lớn từ Việt Nam với giá cao hơn thị trường. Điều đó đã giúp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua. Trong khi Thái Lan lại áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu và tạo ra một sự phối hợp trong xuất khẩu gạovới Việt Nam, Campuchia và Myanmar, lấy ý tưởng từ OPEC. Ở những nơi khác, các nhà xuất khẩu nhỏ cắt giảm xuất khẩu trong khi các nhà nhập khẩu và nông dân tăng cường tích trữ.

Giá đã không giảm cho đến 6 tháng cuối năm 2008, khi Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan đều cho biết họ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và chi phí vận chuyển cũng như giá dầu bắt đầu giảm. Đây là một bài học đắt giá của sự can thiệp. Nhưng các chính phủ vẫn tiếp tục can thiệp trên thị trường. Họ áp dụng những hạn chế thương mại, hỗ trợ giá, trợ cấpđiện, phân bón và nước, chủ yếu là để giữ giá trong nước ổn định, bảo đảm cung cấp trong thời gian khủng hoảng và bảo vệ nông dân trong nước.

Trên khắp châu Á, giá gạo trong nước tương đối ổn định. Nhưng các nước cố gắng giảm nhập khẩu có xu hướng có giá cao hơn so với các nước xuất khẩu. Ví dụ Nhật Bản, duy trì mạng lưới các trang trại trồng lúa nhỏ, được trợ cấp nhiều, cổ xưa và không hiệu quả. Độ tuổi trung bình của nông dân trồng lúa của Nhật Bản là 70. Nhật Bản nhập khẩu gạo một cách miễn cưỡng và đánh thuế mặt hàng này rất cao: Thuế gạo vẫn ở mức 778%, thậm chí sau khi tham gia Hiệp định  đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi Nhật Bản đã đồng ý hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác.

Bài học từ chính sách lúa gạo của một số quốc gia

Chính phủ đóng vai trò quá lớn trong thương mại gạo ở Indonesia và Philippines, bằng cách trực tiếp quyết định khối lượng nhập khẩu. Hạn mức thay đổi từ năm này sang năm khác, tùy thuộc vào vụ thu hoạch địa phương dự kiến. Cả hai quốc gia này cũng thiết lập một mức giá sàn cho nông dân và một mức giá trần đối với người tiêu dùng. Việt Nam, một nước xuất khẩu lớn, sử dụng hạn ngạch để hạn chế số lượng gạo xuất khẩu, và do đó ổn định được giá cả trong nước. Nhiều chính phủ không chỉ quyết định khối lượng thương mại gạo của đất nước, màcòn tham gia mua gạo trực tiếp. Hơn một thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã mua gạo từ nông dân địa phương ở mức giá cao hơn thị trường để duy trì kho dự trữ quốc gia.

Chính phủ Ấn Độ đảm bảo người nông dân một mức giá sàn về lý thuyết, nhưng nhiều nông dân không nhận được lợi ích từ chính sách này. Đạo luật An ninh lương thực quốc gia, thông qua vào năm 2013, có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng người nghèo có thể mua gạo của chính phủ ở mức giá thấp hơn thị trường từ một mạng lưới khoảng 60.000 cửa hàng đồng giá. Hệ thống này - chính quyền trung ương sẽ mua gạo và gửi đến các tiểu bang, các đầu mối phân phối cho các cửa hàng – tạo vô số cơ hội cho tham nhũng. Indonesia cũng đảm bảo mức giá sàn và trần, và duy trì một chương trình phân phối lúa gạo tương tự, chi khoảng 1,7 tỷ USD mỗi năm để phân phát gạo bao cấp cho khoảng 16 triệu gia đình.

Những chính sách trên cũng cản trở sự phát triển của trẻ em khi gián tiếp làm giảm số lượng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn mà các hộ gia đình có thể mua được. Các chính phủ thường biện minh cho việc giữ giá cao với lý do sẽ giúp nông dân nghèo trồng lúa. Trong thực tế, hầu hết các lợi ích từ chương trình lại dành cho những nông dân giàu có nhất - những người có gạo dư thừa để bán. Nhiều nông dân không có đất để trồng đủ lúa gạo nuôi sống gia đình, và họ sẽ trồng các loại cây khác và như vậy họ sẽ được hưởng lợi ích từ các chương trình trợ cấp. Đối với các nhà hoạch định chính sách châu Á, có vẻ như, việc can thiệp vào thị trường lúa gạo đã trở thành phản xạ nhưng chưa phải là chính sách tối ưu cho an ninh lương thực và an sinh xã hội.

Theo http://getthatmoneyhoney.com – PT

Từ khóa: Thuế quan, các rào cản thương mại,làm tăng giá gạo, châu Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429142
Go to top