Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcCác nước thành viên WTO chia rẽ tại Hội nghị Bộ trưởng Nairobi

Các nước thành viên WTO chia rẽ tại Hội nghị Bộ trưởng Nairobi

WTO-Nairobi

Các đề xuất nông nghiệp mới cho thấy các thành viên WTO đang có những ưu tiên khác nhau khi mà chưa đầy 3 tuần nữa Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ được khai mạc tại Nairobi, Kenya.

Nhóm các nước đang phát triển G33, bao gồm Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ đã đệ trình dự thảo quyết định về các biện pháp tự vệ và dự trữ lương thực tại các nước đang phát triển.

Một số thành viên khác của WTO tập trung nỗ lực đàm phán về trợ cấp xuất khẩu nông sản và các biện pháp tương tự với mong muốn đạt được một thỏa thuận mới về cạnh tranh xuất khẩu tại thủ đô Kenya.

Trong khi đó Mỹ đưa ra đề xuất liên quan đến doanh nghiệp nhà nước hoạt động xuất khẩu nông nghiệp và vấn đề viện trợ lương thực - vấn đề đã được EU, Brazil và năm quốc gia khác đệ trình lên WTO cách đây 10 ngày.

Chủ tịch Ủy ban đàm phán nông nghiệp WTO, Đại sứ New Zealand - Vangelis Vitalis đã chủ trì các cuộc thảo luận nhóm vào hôm thứ 3 và thứ 4 tuần trước để bàn về tờ trình mới của nhóm G33.

Tuy nhiên, tại các phiên thảo luận Mỹ cùng với Australia, EU, và Brazil đã từ chối đưa vấn đề liên quan đến cơ chế tự vệ đặc biệt lên Hội đồng Bộ trưởng WTO tại Nairobi.

Một nhà đàm phán thuộc nhóm nước phát triển cho biết: “các nước xuất khẩu đang cố gắng bàn thảo vấn đề trong các cuộc họp nhỏ nhưng rõ ràng nó sẽ không đi đến đâu cả”.

Một quan chức thương mại châu Phi cho biết ông không chắc đề xuất về các biện pháp tự vệ đặc biệt sẽ được thông qua tại Hội nghị sắp tới, điều đó sẽ rất khó khăn, ông nhận định.

Các nước G33 đưa ra các điều kiện cho phép các nước đang phát triển phản ứng lại trước sự gia tăng đột biết về khối lượng nhập khẩu hoặc phá giá bằng cách tăng thuế nhập khẩu nông sản tạm thời. Theo đề xuất này các nước đang phát triển có thể áp dụng biện pháp bảo vệ khi nhập khẩu tăng lên hoặc diễn ra tình trạng giá thấp.

Các nước kém phát triển (LDCs) ta sẽ có được sự linh hoạt nhất. Các nền kinh tế nhỏ, dễ bị tổn thương - chiếm một phần rất nhỏ trong thương mại thế giới sẽ được đối xử linh hoạt hơn. Cuối cùng, nếu các nước đang phát triển đã đồng ý thiết lập mức trần trung bình dưới mức thuế cam kết WTO là  40% họ cũng sẽ nhận được quy tắc đối xử linh hoạt so với các nền kinh tế nhỏ.

Các nguồn tin thương mại cũng cho biết Trung Quốc và nhiều nước khác gia nhập WTO trong những năm gần đây đã đồng ý để thiết lập mức thuế trần thấp như một phần của các cuộc đàm phán gia nhập.

Các nước đang phát triển khác với thuế quan hiện đang áp dụng trên 40% như Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc sẽ có mức độ linh hoạt thấp hơn so với các nhóm nước đề cập bên trên.

Như vậy về cơ bản đề xuất của nhóm G33 sẽ có một điều khoản mới là quy tắc đối xử linh hoạt và áp dụng luôn với nhóm nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.

Phá vỡ trần WTO

Theo các nhà bình luận, đề nghị của nhóm G33 có thể dẫn đến việc vi phạm các cam kết trần thuế quan đã được thống nhất tại WTO. Tuy nhiên, một số điều khoản trong bản dự thảo cũng đặt ra các giới hạn về khả năng vượt qua các ràng buộc thuế quan hiện hành. Đề xuất này vẫn đang tiếp tục được điều chỉnh trước khi phiên bản cuối cùng có thể được trình lên Hội nghị Nairobi.

Dự trữ công

Ngoài ra, G33 cũng đề xuất một vấn đề liên quan đến dự trữ công nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong đó cho phép các nước đang phát triển loại trừ việc mua lương thực với giá do chính phủ đặt ra theo các phương pháp chống trợ cấp nông nghiệp - bóp méo thương mại của WTO.

Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng Bali vào năm 2013, Ấn Độ đã kêu gọi cung cấp cơ chế linh hoạt hơn cho các nước đang phát triển để có thể dự trữ lương thực với giá tối thiểu như là một phần của thỏa thuận đạt được - kết quả là các nước đang phát triển có thể thu mua với giá do chính phủ mình đặt ra mà không vi phạm cam kết theo quy định của WTO.

Sau đó, G-33 đã có được “điều khoản hòa bình” và có quyền áp dụng vô thời hạn cho đến khi các thành viên tìm ra được một giải pháp lâu dài cho vấn đề an ninh lương thực.

Nhiều nước xuất khẩu nông sản hiện nay vẫn thận trọng với việc loại bỏ các giới hạn thu mua lương thực với giá tối thiểu vì lo ngại điều này có thể dẫn đến tình trạng các nền kinh tế lớn can thiệp vào thị trường sau đó bóp méo thương mại.

Đề xuất của Mỹ về viện trợ lương thực

Mỹ đã đệ trình đề xuất mới về viện trợ lương thực theo đó sẽ loại bỏ sự phân biệt trong các văn bản đàm phán trước đây giữa các tình huống khẩn cấp và không khẩn cấp, cũng như một lệnh cấm chung về “tiền tệ hóa” viện trợ lương thực.

Trước khi diễn ra các cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề này, WTO đã duy trì chiếc “hộp an toàn” cho vấn đề viện trợ lương thực nhân đạo trong các trường hợp khẩn cấp và giới hạn đàm phán về các nguyên tắc mới để đảm bảo rằng chính phủ cung cấp viện trợ trong những tình huống không khẩn cấp sẽ không gây hại cho sản xuất trong nước hoặc làm méo mó thị trường.

Bán lương thực được viện trợ để nhận tiền mặt từ lâu đã bị chỉ trích là cách can thiệp gây tổn hại cho người nông dân và thương nhân địa phương cũng như là một cách kém hiệu quả trong cung cấp viện trợ.

Đề xuất của Mỹ bao gồm cụm từ “nỗ lực tốt nhất” - ngôn ngữ ít gặp về mặt pháp lý so với đề xuất trước đó 10 ngày được đưa ra bởi Brazil và EU, Argentina, New Zealand , Paraguay, Peru, và Uruguay.

Ông Gawain Kripke - Giám đốc Tổ chức Oxfam Mỹ cho biết  mặc dù Washington đã tiến hành một số cải cách trong cung cấp viện trợ lương thực nhưng “trọng tâm của chương trình vẫn chưa được cải cách một cách có hiệu quả”.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động xuất khẩu

Ngược lại, đề xuất của Mỹ về hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra các cam kết chắc chắn mà các thành viên WTO cần phải tuân thủ.

“Không thành viên tạo ra hoặc duy trì một doanh nghiệp nhà nước có quyền độc quyền xuất khẩu đối với một hoặc nhiều sản phẩm nông nghiệp sau thời điểm năm 20xx” là một trong các đề xuất được đưa ra.

Các nhà đàm phán có thể cần vài năm để đạt được điều này cũng như cần tách biệt một thời hạn riêng cho các nước đang phát triển.

Một điều khoản miễn trừ sẽ áp dụng đối với sản phẩm chiếm ít hơn 0,25% tổng thương mại thế giới với một số điều khoản khác kèm theo.

Chile nhấn mạnh chính phủ nước này “quan tâm một cách mạnh mẽ” về khả năng đưa ra điều khoản loại trừ đối với sản phẩm chiếm tỷ lệ thấp hơn 0,25% tổng thương mại thế giới xuất phát từ thực tế sản phẩm trái Kiwi Zespri của một doanh nghiệp nhà nước New Zealand.

Đề xuất của Mỹ cũng dự báo các nước kém phát triển sẽ được phép sử dụng độc quyền xuất khẩu với một số sản phẩm nông nghiệp và tất nhiên với các điều khoản cụ thể.

Các nhà đàm phán khác bày tỏ lo ngại rằng vẫn còn một số điều chưa được làm rõ trong đề xuất của Mỹ về tín dụng xuất khẩu, điều mà một số nước cho là quan trọng tại Hội nghị bộ trưởng sắp tới.

Trong khi đó, các thành viên WTO khác như EU mong muốn tìm ra biện pháp hiệu quả song song với động thái nỗ lực loại bỏ trợ cấp xuất khẩu.

Các nước đang phát triển lo ngại Mỹ và các nước phát triển sẽ không đồng ý ký vào tuyên bố chung Nairobi trong đó tái khẳng định thúc đẩy cho vòng đàm phán Doha. Trong khi đó các nguồn tin thương mại cho biết Washington sẵn sàng xác định các vấn đề mà Mỹ có thể hỗ trợ như nông nghiệp, đối xử đặc biệt theo nguyên tắc “có đi có lại” với các nước đang phát triển.

Các nhà quan sát cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang liên tục có những chuyển biến khi Hội nghị Nairobi đang tới gần.

Theo http://www.ictsd.org – HP

Từ khóa: Các nước thành viên, WTO, chia rẽ, Hội nghị Bộ trưởng, Nairobi

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394600
Go to top