Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcẤn Độ có thể không đạt được thỏa thuận an ninh lương thực tại cuộc họp Nairobi của WTO

Ấn Độ có thể không đạt được thỏa thuận an ninh lương thực tại cuộc họp Nairobi của WTO

India-agriculture

Mỹ, EU, Australia, Brazil, Paraguay và Pakistan đã hoàn toàn không chấp nhận dự thảo quyết định bãi bỏ các chương trình trợ cấp đối với nông dân nghèo.

Ấn Độ có thể không thể đạt được một giải pháp lâu dài cho các chương trình dự trữ công để đảm bảo an ninh lương thực tại cuộc họp cấp bộ trưởng tạiNairobi của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng tới, sau khi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Brazil, Paraguay, và Pakistan không chấp nhận quyết định dự thảo nhằm miễn các chương trình hỗ trợ hàng triệu nông dân nghèo tài nguyên khỏi giới hạn trợ cấp.

Ngày 25 tháng 11, Mỹ, EU, Australia, Brazil, Paraguay và Pakistan cho biết quyết định dự thảo cho một giải pháp lâu dài được đệ trình bởi Ấn Độ cùng với các đồng minh trong liên minh nông nghiệp G-33 sẽ bóp méo thương mại nông nghiệp toàn cầu.

Liên minh nông nghiệp do Indonesia dẫn đầu G-33, với các thành viên Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Kenya và 40 quốc gia khác, đã yêu cầu hai vấn đề tại hội nghị Bộ trưởng WTO tạiNairobi vào ngày 15 tháng 12 - một là cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM ) để bảo vệ nông dân nghèo trước tình trạng tăng đột ngột củasản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ các nước đang trợ cấp nhiều cho nông nghiệp và hai là miễn trừ cam kết cắt giảm trợ cấp cho các chương trình dự trữ lương thực công.

Mỹ, EU, Australia, Brazil đã bác bỏ yêu cầu về SSM  của G-33. Nhưng đối với giải pháp lâu dài cho các chương trình dự trữ công, Mỹ, EU, Australia, Brazil, Paraguay và Pakistan đã nhất trị theo một cách rất khác nhau.

Ngày 25 tháng 11, Chủ tịch vòng đàm phán Doha về nông nghiệp Vangelis Vitalis đã triệu tập một cuộc họp kín để thảo luận về dự thảo quyết định của các bộ trưởng G-33 liên quan đến giải pháp lâu dài. Những nước được mời tham gia cuộc họp bao gồm Mỹ, EU, Australia, Brazil, Paraguay, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Nigeria.

Indonesia đã giải thích các đặc điểm chính trong dự thảo quyết định dài bốn trang, trong đó kêu gọi sửa đổi thỏa thuận của WTO về nông nghiệp bằng cách thêm mới phụ lục số 6 để quy định các khoản trợ cấp trong nước làm cơ sở cho việc muadự trữ cho mục đích an ninh lương thực.

Dự thảo Quyết định viết: Chương trình thu lại mua lương thực với giá nhà nước ấn định ở các quốc gia đang phát triển và các nước nghèo nhất với "mục tiêu hỗ trợ nông dân có thu nhập thấp hoặc nghèo tài nguyên" và bán phân phối lương thực dự trữ với giá trợ cấp mà để đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực sẽ phải được miễn cam kết cắt giảm trợ cấp.

Một số quốc gia cho biết Ấn Độ, đã nói về "những hậu quả ngoài ý muốn", nhưng lại không đưa ra được đề xuất làm thế nào để có thể giải quyết được chúng.

Theo các nguồn tin cho biết,Ấn Độ yêu cầu các quốc gia phản đối rằng nếu các quốc gia này từ chối đề xuất của G-33 về một giải pháp lâu dài thì phải công nhận giải pháp tạm thời hiện nay và không sửa đổi.

Đáp lại, EU cho biết: "Chúng tôi không từ chối đề xuất của G-33 nhưng trong bối cảnh hiện tại nó không thể được chấp nhận", nguồn tin cho biết.

Úc bày tỏ nghi ngờ về dự thảo quyết định của G33 và cho rằng nếu như dự thảo này được chấp nhận thì sẽ phải giải quyết nhiều "hậu quả ngoài ý muốn", chẳng hạn lương thực dự trữ sẽ sử dụng sai mục đích và tuồn vào vào thị trường quốc tế. Australia cho biết, đề xuất của G33 sẽ tạo ra một "hộp xanh", áp chỉ sự miễn trừ cho các chương trình này sẽ không tính phần cắt giảm trợ cấp nông nghiệp.

EU muốn tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề dự trữ lương thực

Quan điểm của EU là muốn tham gia mang tính xây dựng trong việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài. Nhưng thời hạn cho việc đưa ra các giải pháp lâu dài là tại hội nghị bộ trưởng WTO thứ 11 vào cuối năm 2017 chứ không phải là tại Nairobi.

Tại hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, các bộ trưởng thương mại đặt ra hạn chót cho việc tìm kiếm giải pháp lâu dài là Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 vào cuối năm 2017, trong khi các thành viên của Hội đồng chung lại yêu cầu nỗ lực phối hợp để giải quyết vấn đề này vào ngày 31 tháng 12.

EU cho rằng quyết định cuối năm của Hội đồng chung không nặng ký bằng những gì đã được quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng WTO Bali cuối năm 2013. Hơn nữa, sự lựa chọn tốt nhất cho các quốc gia G-33 là tiếp tục thực hiện các giải pháp tạm thời theo quyết định của Hội nghị bộ trưởng WTO Bali năm 2013, thay vìđòi hỏi một giải pháp lâu dài.

Mỹ cho biết là nước này vẫn cam kết tiếp tục thảo luận về chương trình dự trữ lương thực song bản chất trong tất cả các đề xuất của G-33 vẫn không có gì thay đổi và vẫn đặt chương trình nàyvào hộp xanh lá cây.

Càng phức tạp hơn khi Mỹ nói rằng "việc sửa đổi AoA [thỏa thuận về nông nghiệp của WTO] không phải là cách đúng đắn."

Pakistan ủng hộ EU bằng cách nói rằng quyết định Bali là cân bằng cho các bên và rằng các chương trình dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến sản xuất không bền vững cũng như làm tổn hại đến tiến trình cải cách thương mại nông nghiệp toàn cầu.

Brazil lo ngại về "hậu quả không lường trước được" mà G33 không nói đến trong dự thảo quyết định. Paraguay cho biết đề nghị của G-33 là muốn đưa phần trợ cấp cho chương trình an ninh lương thực ra khỏi quy định về trợ cấp nông nghiệp.

Trung Quốc yêu cầu các bên phản đối tham gia mang tính xây dựng bằng việc đưa ra các giải pháp để xử lý hệ quả từ việc đưa chương trình dự trữ công vào nguyên tắc hộp màu xanh lá cây và được miễn trừ cam kết cắt giảm, thay vì chỉ chăm chăm chỉ trích.

Ấn Độ bác bỏ các quan ngại của Australia, EU, Australia và Brazil nói rằng những nướcluôn nói về cải cách thương mại nông nghiệp lại đang im lặng trước các khoản trợ cấp khổng lồ của một số nước công nghiệp lớn. Ấn Độ lên tiếng thách thức lập luận của EU về quyết định năm ngoái của hội đồng chung WTO trong việc đi đến  đến một giải pháp lâu dài vào Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 10. Ấn Độ nói rằng quyết định của Hội đồng chung WTO năm 2014 trong cuộc họp các bộ trưởng WTO giữa kỳ có hiệu lực tương tự như quyết định của các bộ trưởng thương mại.

Theo http://www.livemint.com/ - PT

Từ khóa: Ấn Độ, có thể không đạt được, thỏa thuận, an ninh lương thực, Nairobi, WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394586
Go to top