Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTại sao WTO bị mắt kẹt trong làn tên mũi đạn của cuộc chiến thương mại của ông Trump

Tại sao WTO bị mắt kẹt trong làn tên mũi đạn của cuộc chiến thương mại của ông Trump

25.09-01

Sau một phần tư thế kỷ đảm nhận trọng trách cầm cân nảy mực cho hệ thống giao thương quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giờ đây đang đứng trước thời điểm sống còn trong kỷ nguyên trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu một cuộc cải tổ lớn tại tổ chức này và làm tê liệt chức năng giải quyết tranh chức của WTO. Mục tiêu chính của Mỹ khi tấn công WTO là nhằm gây khó khăn cho cách tiếp cận nhà nước chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề thương mại và đầu tư, và ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden cũng đồng tình với mục tiêu này. Nhận thấy rằng WTO đã không thể bắt kịp với các thay đổi trong hệ thống thương mại toàn cầu, một vài nhà quan sát cho rằng đây là cơ hội để cải tổ. Nhưng chỉ chưa rõ là, liệu cách làm của Mỹ sẽ giúp cho WTO được tái thiết hay chỉ khiến cho tổ chức này lụi tàn.

1. WTO là gì?

WTO, có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), là tổ chức cung cấp một diễn đàn để đàm phán thỏa thuận, giải quyết tranh chấp và giám sát hoạt động thương mại. Tổ chức được ra đời vào năm 1995, thay thế cho Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), hiệp định được ký kết từ sau Thế Chiến lần thứ II. Trong khi GATT điều chỉnh thương mại hàng hóa, giảm thuế quan và các rào cản khác, WTO còn bao gồm thêm thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Một tổ chức WTO được vận hành trôi chảy sẽ cung cấp cho doanh nghiệp sự ổn định mà họ cần để đầu tư và hoạt động ở nước ngoài, đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế. Từ khi tổ chức này ra đời đến nay, kim ngạch thương mại toàn cầu đã tăng gần gấp 4 lần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, WTO đã không thể bắt kịp những chuyển biến lớn trong kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại kỹ thuật số.

2. Các quy định của WTO gồm những gì?

164 thành viên của WTO, đại diện cho 98% thương mại thế giới, đã cam kết sẽ không phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại hoặc phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ trong nước với nước ngoài. Các nước cũng thống nhất sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại; sửa đổi chính sách thương mại theo hướng minh bạch hơn, dễ dự đoán hơn; và không khuyến khích các tập quán bất công như trợ cấp xuất khẩu. WTO vẫn cho phép một vài ngoại lệ vì mục đích bảo vệ môi trường, sức khỏe và an ninh quốc gia. Các nước kém phát triển sẽ được nhận sự trợ giúp về kỹ thuật, được miễn thuế hoặc cấp hạn ngạch miễn thuế khi tiếp cận thị trường nước ngoài.

3. Tại sao WTO bị mất chức năng?

Mỹ đã làm tê liệt cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO bằng cách ngăn cản việc bổ nhiệm nhân sự cho ban hội thẩm, thường gồm 7 thẩm phán, trong hơn 2 năm qua. Là một tòa án của toàn cầu để phân xử các tranh chấp trong thương mại, cơ quan này đã không thể đưa ra phán quyết cho các vụ tranh chấp mới kể từ tháng 12 năm 2019 bởi vì không có đủ thành viên để hoạt động. Mặc dù các nước thành viên WTO vẫn có thể nhận được phán quyết sơ thẩm của một vụ tranh chấp, nhưng bên bị xử thua giờ đây có thể kháng cáo để đưa vụ việc rơi vào trạng thái lấp lửng. Kết quả là, chính phủ các nước có thể áp đặt các biện pháp của riêng mình mà không sợ bị các nước trừng phạt lại thông qua WTO. Điều Trump than phiền về WTO đó là tổ chức này đã phát triển thành một công cụ pháp lý để các quốc gia khác lợi dụng nhằm gây sức ép lên Mỹ, và Đại diện thương mại Mỹ đã gọi WTO là một “tổ chức lấy xét xử làm trung tâm” (thay vì tập trung vào đàm phán).

4. Tranh cãi Mỹ-Trung tại WTO là gì?

Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài và cung cấp lợi thế cho doanh nghiệp trong nước thông qua trợ cấp trực tiếp, giảm chi phí đất đai và chi phí sử dụng điện cho doanh nghiệp trong nước. Chính quyền Trump cũng cho rằng trạng thái “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc tại WTO –có từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 – đã cho phép nước này được hưởng các lợi thế đáng ra không được hưởng. Nhưng Trung Quốc, giờ đây đã là nền kinh tế thứ hai thế giới, vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ đặc quyền trên, cho rằng đây là nhượng bộ khó khăn lắm nước này mới đạt được khi đàm phán gia nhập WTO. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tuyên bố mình là quốc gia đang phát triển khi gia nhập WTO, để không phải cắt giảm thuế quan ngay lập tức và để được tiếp cận ưu đãi các thị trường nước ngoài.

5. Quan điểm của các nước còn lại?

Có sự đồng tình rộng rãi rằng WTO cần phải được cải tổ. Mặc dù các nước thành viên đồng tình với một vài lo ngại của chính quyền Trump về quy trình phúc thẩm, tuy nhiên, hầu hết quốc gia không đồng ý với cách xử lý vấn đề của Trump, đó là đóng cửa hoàn toàn cơ quan này. WTO nhìn chung đã có một thành tích khá tệ trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại, và vòng đàm phán thương mại gần đây – Vòng Doha – đã thất bại thảm hại. Trong suốt 25 năm hoạt động, WTO chỉ thông qua được một hiệp ước đa phương, đó là Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại, để đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan trên toàn cầu. Một vướng mắc khác của WTO đó là: Tất cả các quyết định phải được thông qua trên nguyên tắc đồng thuận (tất cả cùng đồng ý), nghĩa là, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể ngăn cản việc thông qua một thỏa thuận bất kỳ với một lý do bất kỳ.

6. Công cuộc cải cách có triển vọng?

Nỗ lực cải tổ WTO đang bị chậm lại do cuộc chạy đua chức Tổng thống ở Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút và WTO cũng đang tất bật tìm kiếm một vị Tổng giám đốc mới để thay thế ông Roberto Azevedo. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà muốn EU lãnh đạo công cuộc cải cách WTO, và đã lập ra một hệ thống xét xử tạm thời cho các tranh chấp thương mại trong khi cơ quan phúc thẩm của WTO bị tê liệt. Mặc dù Mỹ đã đưa ra một số đề xuất cải cách, không đề xuất nào nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các nước thành viên WTO. EU – cũng như Nhật, Canada, Úc và New Zealand – không đồng tình với một vài đề nghị của Mỹ, bao gồm việc khuyến khích chính phủ các nước nộp báo cáo chi tiết toàn diện và đúng hạn về các tập quán thương mại của mình.

Nguồn: Bloomberg

Từ khóa: WTO, mắt kẹt, làn tên mũi đạn, cuộc chiến thương mại, ông Trump

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394716
Go to top