Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChiến tranh thương mại tái phát - chuỗi cung ứng giữa Mỹ và Canada bị đe dọa

Chiến tranh thương mại tái phát - chuỗi cung ứng giữa Mỹ và Canada bị đe dọa

14.08-13

Ngay khi hiệp định USMCA vừa đi vào hiệu lực, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Canada lại chuẩn bị bước vào một vòng đấu mới.

Ngày 6/8/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái áp đặt mức thuế quan 10% đối với một số mặt hàng nhôm nhập khẩu từ Canada với lý do "an ninh quốc gia", có hiệu lực từ ngày 16/8/2020. Một ngày sau, Canada đã đáp trả nhanh chóng với mức thuế bổ sung 10% lên nhiều loại nhôm và sản phẩm chứa nhôm nhập khẩu từ Mỹ, dự kiến có hiệu lực từ ngày 16/9/2020.

Động thái này đã khơi lại căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia, vốn đã giản hòa vào tháng 5 năm ngoái, khi Tổng thống Trump đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với nhôm và thép nhập khẩu từ Canada, được ban hành trước đó vào tháng 3/2018, và đổi lại Canada cũng xóa bỏ thuế quan bổ sung đối với nhiều loại mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Hiện tại, các nhà xuất khẩu sản phẩm nhôm từ Canada vào Mỹ nên đánh giá cẩn thận các biện pháp của Mỹ để xác định độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp của mình. Mặc dù danh sách trả đũa của Canada lần này thu hẹp hơn nhiều so với lần trước - chỉ giới hạn đối với mặt hàng nhôm và sản phẩm chứa nhôm - biện pháp trả đũa này vẫn là mối đe dọa to lớn đối với chuỗi cung ứng giữa Mỹ và Canada. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, phân phối, bản sỉ, bán lẽ và cả những bên có tiềm năng bị ảnh hưởng bởi hành động trả đũa của Canada nên gửi ý kiến lên chính phủ trước ngày 6/9/2020, để giải thích tại sao sản phẩm của mình không nên bị đánh thuế bổ sung. Họ cũng nên chuẩn bị những phương án để đối phó với các biện pháp này, trong trường hợp sản phẩm của họ không được miễn trừ khỏi thuế quan của Mỹ hoặc Canada.

Diễn biến trước đây

Đầu năm 2018, Trump công bố quyết định áp thuế quan 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu, viện dẫn lý do an ninh quốc gia. Lý do chính thức mà Mỹ công bố đó là họ cần một nhà cung ứng nhôm và thép nội địa đáng tin cậy để hỗ trợ quân đội.

Những biện pháp này được áp dụng dựa theo Điều luật 232 của Đạo luật Thương Mại Mở rộng năm 1962 - cho phép chính phủ Mỹ áp đặt thuế quan hoặc bãi bỏ các biện pháp thúc đẩy thương mại quốc tế nếu Tổng thống cảm thấy cần thiết, dưới sự tham mưu của Bộ Thương mại, áp dụng đối với những sản phẩm "nhập khẩu vào Mỹ với số lượng lớn hoặc trong tình huống có khả năng đe dọa nền an ninh quốc gia".

Để đáp trả, Canada đã tuyên bố áp mức thuế bổ sung 25% lên nhôm nhập khẩu và 10% lên thép nhập khẩu. Ngoài ra, Canada cũng công bố mức thuế bổ sung 10% đối với nhiều loại hàng tiêu dùng nhập khẩu không liên quan đến nhôm hay thép (chẳng hạn như nước cam và kem cạo râu). Thuế quan của Mỹ và các biện pháp trả đũa của Canada cùng có hiệu lực từ ngày 1/7/2018.

Mức thuế bổ sung của Canada đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ và Canada không kịp trở tay. Những doanh nghiệp không gửi đơn phản đối trong giai đoạn tham vấn, hoặc những doanh nghiệp bị chính phủ từ chối miễn trừ khi quy định có bắt đầu hiệu lực, đã phải chật vật tìm những cách để giảm thiểu tác động to lớn lên chuỗi cung ứng của họ, bao gồm cắt giảm đơn hàng, giảm xuất khẩu, điều chỉnh mã HS của hàng hóa mà mình nhập khẩu, hoặc tìm kiếm những nguồn cung thay thế.

Như đề cập ở trên, tranh chấp thương mại đã kết thúc một năm sau đó, khi Mỹ đồng ý xóa bỏ các mức thuế quan theo điều luật 232. Tương tự, Canada cũng đồng ý chấm dứt các biện pháp trả đũa và xóa bỏ thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Mỹ. Hiệp định USMCA cũng đính kèm một điều khoản “phòng hờ”, trong đó, thuế quan sẽ được áp lên những mặt hàng nhất định nếu sản lượng nhôm và thép nhập khẩu tăng lên quá mức sau một khoảng thời gian.

Theo hiệp định này, Mỹ cam kết chỉ tăng thuế quan đối với nhôm và thép (nếu có) đến mức tối đa là 10% và 25%. Canada cũng chấp thuận rằng bất kỳ mức thuế quan trả đũa nào cũng sẽ chỉ áp dụng đối với các sản phẩm trong cùng ngành.

Thuế quan mới theo Điều luật 232 và phản ứng của Canada

Hiện tại, Tổng thống Trump đã quyết định tái áp dụng mức thuế quan 10% đối với các loại sản phẩm nhôm không hợp kim, chưa gia công, nhập khẩu từ Canada. Ngài Tổng thống đưa ra quyết định này dựa trên thông tin rằng khối lượng sản phẩm nhôm không hợp kim, chưa gia công, nhập khẩu từ Canada đã tăng 87% trong giai đoạn từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2020, và sản lượng nhập khẩu này cao hơn tất cả các năm về trước. Tổng thống Trump cũng cho rằng mức tăng này khiến tổng sản lượng nhôm nhập khẩu từ Canada tăng 27% so với năm ngoái. Ông Trump kiên quyết cho rằng sự gia tăng nhập khẩu này là một mối đe dọa mới đối với an ninh quốc gia Mỹ. Những mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/8/2020.

Không phải mọi doanh nghiệp nhôm tại Mỹ đều ủng hộ mức thuế quan mới này. Phòng Thương mại Mỹ gọi mức thuế quan này là “một bước đi sai hướng”, cho rằng nó sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất Mỹ. Hiệp hội Nhôm Mỹ, một nhóm đại diện cho các nhà sản xuất kim loại, cũng phản đối mức thuế quan và tranh cãi về những cáo buộc mà Trump đưa ra đối với hàng nhập khẩu từ Canada.

Canada đã phản ứng nhanh chóng trước động thái của Mỹ. Phó Thủ tướng Chrystia Freeland đã mô tả chính quyền Trump là những kẻ cuồng chủ nghĩa bảo hộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, và miêu tả mức thuế quan là “không cần thiết, không chính đáng, và hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Tương tự, Thủ hiến Bang Ontario Doug Ford cũng lên án Tổng thống Trump, cho rằng thuế quan là “không thể chấp nhận được” và là một “nhát đâm sau lưng” của Mỹ đối với Canada. Ông kêu gọi người dân Ontario chỉ mua hàng nội địa để “khiến hàng Mỹ chịu tổn thương”, ông mô tả thị trường tiêu dùng bang Ontario có sức mạnh kinh tế to lớn. Ông cũng kêu gọi các nhà sản xuất Ontario quyết liệt hơn trong việc dán nhãn “Made in Ontario” để giúp người tiêu dùng nhận diện hàng nội địa.

Một số người cho rằng Mỹ không hề tuân thủ những quy trình áp thuế phòng vệ theo hiệp định đã ký kết hồi tháng 5/2019, cũng như không áp dụng nó một cách giới hạn lên những loại sản phẩm nhất định. Có một số phỏng đoán cho rằng Canada sẽ trả đũa hàng nhập khẩu Mỹ ở quy mô rộng hơn. Tuy nhiên, có vẻ như Canada đã giới hạn phạm vi trả đũa trong hiện tại. Canada dự định áp thuế 2,6 tỷ USD lên nhôm và các sản phẩm chứa nhôm nhập khẩu từ Mỹ. Dĩ nhiên, những biện pháp bảo hộ này sẽ có tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực khác bên ngoài ngành nhôm.

Canada đã phát hành một danh sách sơ bộ những sản phẩm nhôm và có chứa nhôm sẽ chịu mức thuế bổ sung 10% khi nhập khẩu vào Canada. Những biện pháp trả đũa này sẽ chỉ áp dụng với hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ. Các điều kiện để xác định hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ sẽ dựa theo Quy định về Xác định Nước Xuất xứ cho Mục đích Tiếp thị Hàng hóa (Các nước CUSMA). Danh sách sơ bộ những mặt hàng bị ảnh hưởng có thể được tìm thấy tại website Chính phủ Canada, trong bài viết: “Thông báo về quyết định áp đặt các biện pháp đối phó với Hoa Kỳ, để đáp trả thuế quan đối với các sản phẩm nhôm từ Canada”. Các mặt hàng bị ảnh hưởng bao gồm:

- Nhôm và tinh quặng nhôm;

- Bột màu dùng trong sản xuất sơn và thuốc nhuộm;

- Nhôm chưa gia công, cả hợp kim và không hợp kim;

- Một số loại thanh nhôm, ống nhôm, nhôm dạng tấm, dạng lá;

- Dây cáp nhôm;

- Thiết bị nhà tắm bằng nhôm;

- Đinh, vít, bu lông, đai ốc và các sản phẩm tương tự làm bằng nhôm;

- Vải, vỉ nướng, lưới và hàng rào, bằng dây nhôm;

- Các loại phụ tùng và thiết bị xe, bao gồm cả vành bánh xe;

- Đồ nội thất văn phòng bằng kim loại;

- Nhà thép tiền chế;

- Bình đựng khí dung bằng nhôm;

- Lon nhôm được sử dụng trong đóng gói đồ uống;

- Bàn nhôm, vật dụng nhà bếp và các đồ gia dụng khác bằng nhôm;

- Những mặt hàng tiêu dùng khác như tủ lạnh, máy giặt, gậy đánh golf, xe đạp, và các thiết bị thể thao khác;

- Và nhiều loại sản phẩm chứa nhôm khác.

Danh sách của Canada còn đe dọa ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị nhạy cảm, điển hình là những Tiểu bang có cử tri quan trọng với Trump – một tỷ lệ lớn các sản phẩm bị ảnh hưởng được xuất khẩu từ các Tiểu bang quan trọng ở Mỹ. Ví dụ, các mặt hàng như thuốc nhuộm sơn và phế liệu nhôm từ Michigan, tủ lạnh và xe đạp từ Wisconsin, bột nhôm và thanh nhôm từ Pennsylvania, đều có mặt trong danh sách. Tuy nhiên, các quan chức Canada tuyên bố rằng danh sách này không được đưa ra để đánh vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Các biện pháp trả đũa sẽ có hiệu lực từ ngày 16/9/2020, và sẽ tồn tại cho đến khi Mỹ loại bỏ các mức thuế quan theo Điều 232 chống lại Canada. Những biện pháp trả đũa này sẽ không áp dụng đối với hàng hóa Mỹ đang quá cảnh vào Canada trong ngày có hiệu lực.

Thời hạn tiếp nhận tham vấn

Các biện pháp của Canada có thể được điều chỉnh trước thời hạn đi vào hiệu lực, và danh mục sản phẩm bị áp thuế có thể mở rộng hoặc thu hẹp. Chính phủ Canada sẽ dành một tháng để tham vấn với người dân Canada về việc lựa chọn những sản phẩm nào của Mỹ làm mục tiêu trả đũa.

Như một phần trong quá trình tham vấn, chính phủ Canada sẽ ghi nhận ý kiến từ các bên được hưởng lợi hoặc bị thiệt hại do các biện pháp đề ra. Đơn kiến nghị phải được nộp trước ngày 6/9/2020, và phải đính kèm các thông tin sau:

- Tên công ty/ hiệp hội doanh nghiệp Canada và người liên lạc;

- Mã HS 8 số của sản phẩm liên quan, mô tả hàng hóa mà công ty đang kinh doanh

- Lý do mà doanh nghiệp ủng hộ hoặc lo ngại với những biện pháp được đề xuất, bao gồm thông tin cụ thể về tác động bất lợi hoặc có lợi của biện pháp này đối với doanh nghiệp;

- Chi tiết về việc liệu thông tin này có nhạy cảm về mặt thương mại hay không.

Tương tự như vòng trước đây của cuộc chiến thương mại, Tổ chức tư vấn Thương mại và Đầu tư Quốc tế McCarthy Tétrault một lần nữa khuyến khích các khách hàng của mình nên viết đơn kiến nghị lên chính phủ về tác động của những biện pháp được đề xuất, cũng như nên xây dựng và áp dụng các chiến lược để giảm thiểu tác động của thuế quan của Hoa Kỳ và thuế trả đũa của Canada lên chuỗi cung ứng Bắc Mỹ và quốc tế của doanh nghiệp.

Nguồn: Mondaq

Từ khóa: Chiến tranh thương mại, chuỗi cung ứng, thuế quan trả đũa, chủ nghĩa bảo hộ, USMCA

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384859
Go to top