Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnMô hình hội nhập thành công của các nước đang phát triển

Mô hình hội nhập thành công của các nước đang phát triển

Asean 11

Cách đây 50 năm, vào ngày 8-8-1967, trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, năm quốc gia In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái-lan đã đặt những viên gạch đầu tiên cho "mái nhà chung" là Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN). Trải qua nửa thế kỷ phát triển, đến nay, ASEAN đã trở thành mô hình phát triển thành công về hội nhập của các nước đang phát triển và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bước qua "tuổi 50", ASEAN đang đứng trước những cơ hội phát triển và cả thách thức mới.

Sau chặng đường 50 năm phát triển, ASEAN đã để lại những dấu ấn lớn với các thành tựu đáng kể trên nhiều mặt. Dấu ấn trước tiên là sự lớn mạnh và mở rộng đáng kể của hiệp hội này. Từ năm nước thành viên sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã có mười thành viên (các thành viên mới gồm Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia). Không chỉ tăng lên về lượng, vị thế của ASEAN còn được nâng lên về "chất". Hiệp hội được thế giới nhìn nhận như một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động góp phần thúc đẩy quá trình kết nối toàn cầu.

Về an ninh, ASEAN đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì phát triển ở khu vực. Theo đó, hiệp hội đã giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Thông qua đó, ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác quan trọng ngoài khu vực Ðông - Nam Á tham gia và đóng góp xây dựng vào việc xử lý những thách thức an ninh chung.

Về đối ngoại, ASEAN đã để lại dấu ấn đáng kể với vai trò là trung tâm của hợp tác, hội nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một loạt cơ chế hợp tác khu vực đã được hình thành và phát triển với ASEAN là trung tâm như: Cấp cao Ðông Á; ASEAN+3 (ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); ASEAN+1 (ASEAN + từng nước đối tác như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc…).

Về kinh tế, ASEAN đã và đang trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của thế giới. Những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn khối ASEAN vẫn đạt mức trung bình khoảng 5%/năm. Bên cạnh đó, ASEAN có vai trò động lực chính trong việc thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Ðông Á, nhất là về kinh tế - thương mại. ASEAN là lực lượng sáng lập và đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác liên khu vực như Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định kinh tế toàn diện giữa ASEAN với các đối tác lớn ở Ðông Bắc Á cũng như thế giới…

Một dấu mốc quan trọng của ASEAN là sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 với ba trụ cột gồm chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. Dấu mốc này là sự chuyển mình mang tính bước ngoặt, tạo cho ASEAN những bước phát triển quan trọng khác cũng như mở ra cơ hội hội nhập, phát triển mới cho toàn khối.

Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ là thách thức với ASEAN

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển, trong chặng đường tới đây, các quốc gia ASEAN cũng đứng trước không ít thách thức từ cả bên ngoài và bên trong. Ở bên ngoài, tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang khó khăn cùng sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trở thành thách thức không nhỏ với ASEAN. ASEAN hiện có quy mô thương mại lớn thứ tư toàn cầu (sau Trung Quốc, Mỹ, Ðức) và khoảng 80% thương mại của khối dựa vào thị trường nước ngoài. Do vậy, việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đe dọa thu hẹp thị trường xuất khẩu của khối.

Tình hình an ninh khu vực và thế giới cũng đang xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi đối với sự phát triển của ASEAN như tranh chấp chủ quyền gay gắt ở Biển Ðông; sự gia tăng cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở Ðông - Nam Á; tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang chuyển dần hoạt động sang khu vực Ðông - Nam Á... Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) đang phát triển mạnh trên thế giới cũng đặt các quốc gia ASEAN, nhất là các thành viên mới như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma trước nguy cơ tụt hậu.

Trong chặng đường phát triển trước mắt, ASEAN cũng đứng trước nhiều thách thức từ bên trong. Trong đó, thách thức lớn nhất là khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệnh về trình độ phát triển giữa 10 quốc gia trong "mái nhà chung". Chẳng hạn, cùng là thành viên ASEAN, trong khi Xin-ga-po đã trở thành một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới, thì theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ nghèo đói tại Cam-pu-chia vẫn là 14%, tại Lào là 23,2% và tại Mi-an-ma là 25,6%...

Một vấn đề nữa là đa số các nền kinh tế ASEAN có cơ cấu giống nhau dẫn đến xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các nước thành viên của khối này trên thị trường quốc tế. Mặt khác, sự phát triển kinh tế chóng mặt trong nhiều năm liền ở Ðông- Nam Á đã dẫn đến những vấn đề phức tạp nảy sinh như ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, tỷ lệ tội phạm gia tăng…

Hàng loạt thách thức từ bên trong và bên ngoài nêu trên đang đòi hỏi ASEAN cần có sự đoàn kết, nhất trí cao hơn nữa, đồng lòng cải cách để sẵn sàng vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững, tiếp tục khẳng định vị thế và mô hình thành công về hội nhập của các nước đang phát triển.

Nguồn: Nhân Dân

Từ khóa: mô hình, hội nhập, thành công, nước đang phát triển

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007427979
Go to top