Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnTrọng tâm kinh tế thế giới tiếp tục chuyển dịch về châu Á-TBD

Trọng tâm kinh tế thế giới tiếp tục chuyển dịch về châu Á-TBD

CA-TBD

Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tươi sáng hơn bao giờ hết và đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Hội nghị toàn thể lần thứ 24 Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) với chủ đề “Tầm nhìn cho quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương thế kỷ 21”do Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) phối hợp với Ban Thư ký quốc tế PECC đăng cai tổ chức tại Hà Nội ngày 15/5.

Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu đại diện 26 Ủy ban thành viên của PECC, nhiều quan chức cao cấp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cùng Lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu Việt Nam và một số tổ chức quốc tế và khu vực. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, đã tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị toàn thể Hội đồng PECC - một sự kiện quan trọng của khu vực quy tụ các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu, đại diện giới doanh nghiệp, các quan chức có uy tín ở khu vực và quốc tế, để trao đổi và phối hợp chính sách trên các vấn đề có ảnh hưởng dài hạn tới tương lai của châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có tăng trưởng, liên kết kinh tế và việc xử lý các thách thức mới đang đặt ra đối với khu vực.

Châu Á-Thái Bình Dương: Động lực tăng trưởng toàn cầu

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh trọng tâm kinh tế thế giới tiếp tục chuyển dịch về châu Á – Thái Bình Dương; các nền kinh tế mới nổi trong khu vực được dự báo sẽ tiếp tục là động lực của tăng trưởng khu vực và toàn cầu. Triển vọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tươi sáng hơn bao giờ hết và đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, tương lai khu vực còn phụ thuộc vào hiệu quả xử lý ba “nhóm” thách thức. Thứ nhất, đó là năng suất trì trệ, bất bình đẳng gia tăng, các thách thức dân số, đói nghèo, đô thị hóa, biến đổi khí hậu.

Thứ hai, đó là mức độ sẵn sàng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trong bối cảnh những thay đổi to lớn về công nghệ đang làm thay đổi bản chất của việc làm, chuyển đổi xã hội và cách thức chúng ta tương tác. Thứ ba, đó là những rủi ro tiềm ẩn của xung đột địa chính trị và thiếu một cơ chế quản trị khu vực có khả năng thích ứng. Trong tình hình đó, đây là thời điểm rất thích hợp để chúng ta cùng nhau thảo luận một cách sâu sắc về tầm nhìn quan hệ châu Á – Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, nằm ở tâm điểm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và tích cực triển khai chính sách đối ngoại đa phương. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tương lai của khu vực là tương lai của Việt Nam.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ tin tưởng các khuyến nghị và ý kiến của các đại biểu sẽ đóng góp quan trọng vào tiến trình tư duy về hợp tác APEC đến năm 2020 và tương lai, và vào chủ đề bao trùm của Năm APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.

Hợp tác APEC-PECC định hình tương lai châu Á-Thái Bình Dương

Ngay sau phiên khai mạc, Hội nghị đã tiến hành bốn phiên thảo luận về triển vọng tăng trưởng và liên kết kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, các động lực mới cho tăng trưởng và liên kết kinh tế, chương trình nghị sự châu Á – Thái Bình Dương về kinh tế số và triển vọng quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương.

Phát biểu dẫn đề, nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy đã phân tích những xu thế mới trong thương mại toàn cầu và vai trò của châu Á – Thái Bình Dương trong thúc đẩy thương mại toàn cầu; nhấn mạnh những xu hướng mới trong thương mại quốc tế đòi hỏi các chính phủ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc hài hòa các quy định, chính sách thương mại, và giúp người dân hiểu hơn về thương mại mở và các chính sách an sinh xã hội.

Các đại biểu cùng chia sẻ đánh giá nền tảng kinh tế nói chung và cấu trúc thương mại, đầu tư nói riêng sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ ở khu vực và trên tầm toàn cầu; nhấn mạnh nhu cầu gia tăng hợp tác, tìm kiếm các động lực mới thúc đẩy tự do hóa thương mại, liên kết khu vực và tăng trưởng bao trùm, bền vững, sáng tạo như kết nối, đề cao vai trò của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vai trò của dịch vụ và đầu tư; tranh thủ cơ hội và tiềm năng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số; cơ hội và thách thức đối với quan hệ đối tác châu Á – Thái Bình Dương.

Nhiều ý kiến tập trung phân tích những xu hướng mới của làn sóng toàn cầu hoá lần thứ 3 trong kỷ nguyên kinh tế số/kinh tế mạng. Trong đó nền tảng công nghệ thông tin dẫn đến những thay đổi không ngừng. Đồng thời, số liệu và thông tin trở thành những nguồn lực và động lực quan trọng phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Các đại biểu cũng đánh giá, nhờ nguyên tắc hợp tác cùng có lợi và cơ chế đối thoại linh hoạt, APEC và PECC đã tạo khuôn khổ để các nền kinh tế trong khu vực thảo luận những nội hàm hợp tác mới, vốn ít khả năng đạt được đồng thuận khi được đưa ra tại những cơ chế mang tính ràng buộc cao hơn.

Bên cạnh đó, Hội nghị đánh giá cao sự phối hợp giữa APEC với các tổ chức khu vực và quốc tế, và đề nghị các cơ chế hợp tác, liên kết khu vực, trong đó có APEC và PECC, thúc đẩy hợp tác hơn nữa, nhất là trong các vấn đề tăng trưởng, phát triển bền vững, bao trùm, và xây dựng tầm nhìn cho châu Á - Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.

Khép lại Hội nghị toàn thể lần thứ 24 Hội đồng PECC chiều 15/5, các đại biểu đã gợi mở nhiều ý tưởng, biện pháp để đưa hợp tác châu Á - Thái Bình Dương ngày càng mang lại những kết quả thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, và góp phần duy trì vai trò của châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Các kết quả của Hội nghị, đặc biệt là những ý kiến gợi mở về tương lai của quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương, sẽ được báo cáo lên các quan chức cao cấp và các Bộ trưởng APEC.

Thành lập năm 1980, PECC là cơ chế phối hợp chính sách kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu ở châu Á - Thái Bình Dương, và là một trong ba quan sát viên của Diễn đàn APEC. Mục tiêu của PECC là góp phần vào việc hình thành các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, liên kết và hợp tác trong khu vực và APEC.

PECC gồm Ban Thư ký quốc tế có trụ sở tại Singapore và một mạng lưới 23 Ủy ban thành viên chính thức, chủ yếu gồm các nền kinh tế APEC (Australia, Brunei Canada, Chile, Colombia, Equador, Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, New Zealand, Peru, Philippines, Singapore, Diễn đàn các lãnh thổ Pháp tại Thái Bình Dương, Đài Bắc (Trung Quốc), Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam), một thành viên liên kết và hai cơ chế hợp tác (Hội nghị Thương mại và Phát triển Thái Bình Dương – PAFTAD và Hội đồng Kinh tế lòng chảo Thái Bình Dương – PBEC).

Hội nghị toàn thể là hoạt động quan trọng và có quy mô lớn của PECC để các thành viên đóng góp vào mục tiêu của Hội đồng thúc đẩy phát triển và thịnh vượng của cộng đồng Thái Bình Dương. Việt Nam là thành viên chính thức của PECC từ tháng 9/1995. Hiện nay, Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương gồm 03 thành viên do Tiến sỹ Võ Trí Thành làm Chủ tịch./.

Nguồn: VOV.VN-Trần Ngọc, Ngọc Khánh

Từ khóa: Trọng tâm, kinh tế, thế giới, tiếp tục, chuyển dịch, về châu Á-TBD

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428951
Go to top