Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnXuất nhập khẩu trước xu hướng phân hoá mạnh

Xuất nhập khẩu trước xu hướng phân hoá mạnh

xuat-nhap-khau-1-1

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt tại trên 200 quốc gia trên thế giới, song 91% thị phần xuất khẩu lại tập trung vào khoảng 12 quốc gia.

Trong giai đoạn 2011-2016, xuất khẩu hàng hoá có xu hướng tăng chậm dần. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm từ mức 34,2% năm 2011 xuống chỉ còn 7,9% năm 2015 và 8,6% năm 2016.

Cùng với đó là sự phân hoá mạnh của cơ cấu nhóm hàng khi sản xuất tập trung vào một số sản phẩm nhất định; đồng thời thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu cũng có xu hướng tập trung tương tự.

Việc tập trung sản phẩm và thị trường, một mặt cho thấy trong nước đã hình thành nền sản xuất lớn, song mặt khác lại đặt ra rủi ro là chỉ cần biến động xảy ra với sản phẩm, thị trường chủ lực, sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu chung.

Từ tập trung sản phẩm

Xét trong cơ cấu hàng xuất khẩu, điện thoại và linh kiện đang là nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất, song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng này đang giảm dần. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt mức ấn tượng 197,3%, thì ngay sau đó đã giảm xuống 97,7% vào năm 2012; 69,2% vào năm 2013; và tới năm 2016 chỉ còn 14,4%.

Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đã gây ra tác động không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu chung, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng. Hệ lụy này đã được khẳng định rõ ràng hơn trong bức tranh kinh tế quý I vừa qua, khi tăng trưởng chỉ đạt 5,1%-mức khá thấp trong vài năm trở lại đây.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, sản xuất công nghiệp sụt giảm chủ yếu do sản phẩm điện tử, máy tính và quang học giảm 1%; đồng thời xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện điện tử giảm 10,7%; khiến tăng trưởng giảm tốc khá nhanh.

Đồng thời, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng trưởng về lượng xuất khẩu chỉ đạt 6,7%, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ các năm trước (năm 2015 đạt 10,9%; năm 2016 đạt 9,3%). Biểu hiện này cho thấy việc Samsung giảm sản lượng trong quý I đã tác động mạnh tới tăng trưởng.

Nhìn từ nhóm hàng chủ lực là điện thoại và linh kiện, đằng sau là sự nổi lên của NĐT nước ngoài là Samsung, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo kinh tế Việt Nam đang trông cậy vào FDI với mức độ ngày càng lớn hơn. Xu hướng này đặc biệt diễn ra nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự tập trung sản xuất vào một số nhóm hàng và NĐT nước ngoài như Samsung.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2017 của Công ty Nghiên cứu thị trường Market Intello phân tích, xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, với tốc độ trung bình 21,3%/năm trong 5 năm gần đây, cao hơn mức tăng xuất khẩu trung bình của cả nước là 12,7%.

Đến năm 2016, xuất khẩu của các DN FDI đã cao gấp hơn 2 lần DN 100% vốn trong nước và chiếm tỷ trọng 72% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trước đó vào năm 2010, tỷ trọng của khối này chỉ chiếm khoảng 47%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá khu vực trong nước đã giảm lần lượt 8,5% và 2,8% trong năm 2015 và 2016 so với năm trước, sau khi duy trì mức tăng trưởng liên tục trong khoảng 6 năm (lần cuối cùng suy giảm là từ năm 2009).

Điều này càng tạo cơ hội để tỷ trọng xuất khẩu tập trung mạnh hơn vào khối DN FDI. Điều này đã lý giải vì sao chỉ cần một DN như Samsung giảm sản lượng, thì ngay lập tức kim ngạch xuất khẩu chung đã nhanh chóng sụt giảm.

Tới tập trung thị trường

Nhìn lại giai đoạn 2011-2016, TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc của Market Intello nhận định, thách thức đối với hoạt động xuất khẩu còn nằm ở vấn đề thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng nhưng có mức độ tập trung cao vào các thị trường chính, xu hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu chậm.

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt tại trên 200 quốc gia trên thế giới, song 91% thị phần xuất khẩu lại tập trung vào khoảng 12 quốc gia. Các thị trường lớn nhất theo giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2016 là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Malaysia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Anh, Úc.

Năm 2016, trong khi tăng trưởng xuất khẩu cả nước là 8,6%, xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ đã lần lượt tăng tới 26,5% và 14,5%. Mức độ tập trung xuất khẩu vào các thị trường chính gần như không thay đổi, thậm chí là có phần tăng cao trong những năm vừa qua. Cùng với đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 3 và 5 thị trường hàng đầu tăng mạnh trong năm 2016 cho thấy mức độ tập trung cao hơn vào các đối tác thương mại trọng tâm.

Nếu như năm 2010, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào 3 thị trường lớn nhất chiếm 41% và 5 thị trường lớn nhất chiếm 49% tổng kim ngạch, thì tới năm 2016, con số này đã tăng lên tương ứng là 43% và 53%. Những dấu hiệu trên cho thấy nhiều khó khăn trong thực hiện định hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Hệ quả là chỉ cần một số thị trường lớn giảm nhu cầu tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu chung sẽ lập tức chững lại.

Ở chiều ngược lại, thị trường nhập khẩu hàng hoá cũng đang tập trung vào 3 đối tác chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, và ASEAN. Trong đó đặc biệt nổi lên là sự thâm nhập của hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, bắt đầu gia tăng mạnh mẽ từ năm 2013 với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 34,1%.

Nếu như năm 2011, Hàn Quốc vẫn đứng sau ASEAN về thị phần hàng nhập khẩu vào Việt Nam (12,2% so với 19,7%), thì tới năm 2015 quốc gia này đã vượt lên. Năm 2016 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 18,2%, cao hơn ASEAN là 13,6%.

Sự nổi lên của Hàn Quốc trong danh sách thị trường nhập khẩu một lần nữa cho thấy nền sản xuất trong nước đang trông chờ vào NĐT nước ngoài là Samsung. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tăng lên qua từng năm. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 28,7%. Điều này cho thấy các DN chưa hoàn toàn tìm được nguồn nguyên phụ liệu thay thế cho sản phẩm từ quốc gia này như kỳ vọng lâu nay.

Vì vậy, sự nổi lên của Hàn Quốc đã cho thấy nền sản xuất trong nước đang tiếp tục trông chờ vào một quốc gia khác cung cấp sản phẩm đầu vào. Như vậy sự tham gia của DN trong nước vẫn chủ yếu ở khâu gia công, lắp ráp, chưa vươn lên được vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị.

Nguồn: Thời báo Ngân hàng – Ngọc Khanh

Từ khóa: xuất nhập khẩu, xu hướng, phân hoá mạnh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407284
Go to top