Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnLớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2024, chủ đề “Kinh tế số và một số giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh” trên địa bàn Quận 1

Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2024, chủ đề “Kinh tế số và một số giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh” trên địa bàn Quận 1

20 tin 1 17.04.2024Kinh tế số đang có xu hướng phát triển ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, kinh tế số là một trong ba trụ cột chính trong chuyển đổi số quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Phát triển kinh tế số trở thành xu thế tất yếu và là phương thức để thực hiện phát triển nhanh, bền vững tiến tới hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Với mục tiêu bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn Quận 1 về kinh tế số tại các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân Quận 1 tổ chức Lớp tập huấn “Kinh tế số và một số giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh” vào ngày 11 tháng 04 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với vai trò là báo cáo viên tại lớp tập huấn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Giảng viên Khoa Nhà nước & Pháp luật, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu các vấn đề cơ bản của kinh tế số, thực trạng và các giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, chuyển đổi số hay kinh tế số đều cần có hai yếu tố đầu vào là công nghệ và dữ liệu. Do đó, Bà đưa ra định nghĩa “Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hoá cấu trúc nền kinh tế”.

Năm 2022, kinh tế số đã đóng góp 14,26% vào GDP, tăng 2,35% so với năm 2021, trong đó kinh tế số liên quan tới công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chiếm 50,644%; kinh tế số trong các ngành/lĩnh vực chiếm 30,54% và kinh tế số dựa trên các nền tảng chiếm 18,82%. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEDx tăng từ 14.000 doanh nghiệp năm 2021 lên thành 77.000 donah nghiệp vào năm 2022.

Mục tiêu năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp vào GDP 20%. Để đạt được kết quả như vậy là do một số yếu tố thuận lợi về hạ tầng số, an ninh mạnh, thương mại điện tử như việc chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng số; an ninh mạng ngày càng được quan tâm. Cùng với việc nhiều chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật có liên quan được ban hành, thì sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vừa nêu ra, Việt Nam cũng đang gặp không ít thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế số:

Trước hết, hạn chế về đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Các dự án chuyển đổi số có thể tốn rất nhiều kinh phí đầu tư, trong khi năng lực tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá hạn chế.

Thứ hai, đó là thách thức về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số. Nền kinh tế số dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, đòi hỏi nguồn lực chất lượng cao.

Thứ ba, vấn đề an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin ngày càng gặp khó khăn. Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet chứa đựng nguy cơ lớn về bảo mật, an toàn thông tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ thể kinh tế số.

Thứ tư, đó là thay đổi nhận thức về kinh tế số trong cộng đồng, cả đối với nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế và không đồng đều, làm cho việc chuyển đổi số gặp khó khăn.

Thứ năm, hệ thống chính sách và quy định cho phát triển kinh tế số chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ.

20 tin 2 17.04.2024Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật,
Học viện Cán bộ TP.HCM đang báo cáo tại lớp tập huấn

Cũng tại lớp tập huấn, bà đưa ra một số giải pháp cần thiết để phát triển kinh tế số tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như: Truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp, cộng đồng; Phát triển hạ tầng số; Xây dựng Chính quyền số; Phát huy sứ mệnh của các doanh nghiệp công nghệ số; Truyền thông, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm công nghệ số qua một số giải thưởng như Giải thưởng trí tuệ nhân tạo TP.HCM, Giải thưởng CNTT-TT TP.HCM, Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM,…;Triển khai đồng bộ các chương trình của thành phố về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm CNTT, các Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM, …

Trong phiên thảo luận, bà cũng đã giải đáp một số câu hỏi về những vướng mắc đại biểu gặp phải liên quan tới thực trạng phát triển kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Theo đó, các đại biểu tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà lớp tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cán bộ công chức, viên chức và doanh nghiệp; trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình hữu ích./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: hội nhập quốc tế, kinh tế số, phát triển

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404906
Go to top