Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnCơ hội & Chiến lược thâm nhập vào thị trường Đức trong bối cảnh mới

Cơ hội & Chiến lược thâm nhập vào thị trường Đức trong bối cảnh mới

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) là FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Đức là cửa ngõ cho hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường khác trong khối. Nếu như trước khi thực thi EVFTA năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 6,64 tỷ USD, thì năm 2023, con số là 7,4 tỷ USD. Mặc dù vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức chỉ chiếm 2,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, điều đó cho thấy dư địa cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức là rất lớn.

Vì lý do đó, Hội thảo “Cơ hội & Chiến lược thâm nhập vào thị trường Đức trong bối cảnh mới” do Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp Công ty TNHH Nông nghiệp & Công nghệ Đổi mới Sáng tạo Tinh gọn tổ chức nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin cập nhật về các quy định mới, các tiêu chuẩn, xu hướng tiêu dùng, cũng như các phương thức hiệu quả để thâm nhập thị trường quan trọng này. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: “ Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều bất ổn, sự suy giảm tiêu dùng của nhiều thị trường lớn gây bất lợi cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có phạm vi cam kết rộng, tự do hóa cao mang lại nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên. Đức chiếm vị trí thứ 7 trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy là thị trường tiềm năng, song để xuất khẩu hàng hóa sang Đức doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của cả EU và Đức. Hội thảo hôm nay với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường Đức cũng như Luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng mới từ đó hoạch định chiến lược cho hoạt động kinh doanh thích hợp và thuận lợi hơn.”

1 tin1 25.03.2024

Hình ảnh:Ông Huỳnh Minh Vũ,

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Mở đầu Hội thảo, Ông Gunnar Kassberg, Quản lý các dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp & Khởi Nghiệp Toàn cầu có bài phân tích tổng quan về thị trường Đức. Ông Gunnar cho biết: hiện tại Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ ba trên thế giới. Nước này có ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu lớn nhất châu Âu.Và là đối tác lớn nhất của Việt Nam tại EU về FDIvà thương mại. Đây cũng là cửa ngõ vào thị trường EUvới hơn 500 triệu ngườivà 21 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), là một địa điểm kinh doanh sáng giá. Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm châu Âu nên Đức rất dễ dàng cho hoạt động giao thương và tiếp cận các thị trường khác trong khối. Và vì có thể dễ dàng di chuyển với hệ thống giao thông phát triển (đường cao tốc, đường sắt, đường hàng không và đường thủy) nên có thể được xem là Trung tâm logistic của Châu Âu. Tại Đức có Cảng Hamburg, Sân bay Frankfurt, DHL HUB tại Leipzig phục vụ 220 quốc gia, có hệ thống tàu hỏa kết nối nhất ở châu Âu (41.315 km).

Đồng thời, Đức cũng là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu, các mặt hàng chủ yếu là dược phẩm, máy móc, … sang các thị trường như là Trung Quốc, Mỹ, … trong đó có Việt Nam. Điều đặc biệt là hầu hết các công ty ở Đức đều là công ty vừa và nhỏ (SMEs), bắt nguồn từ các công ty gia đình có lịch sử hoạt động lâu đời. Tuy nhỏ, các công ty này lại đóng góp gần 52% tổng sản lượng kinh tế, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của các công ty tại Đức, và sử dụng khoảng 15,5 triệu người lao động.

Những công ty nhỏ và vừa của Đức này thường được gọi với thuật ngữ là “Những nhà vô địch giấu mặt (Hidden champions)” hoặc khái quát hơn nữa là “Mittelstand” có nghĩa là các công ty đứng đầu thế giới trong một lĩnh vực B2B rất nhỏ, thị trường rất ít đối thủ cạnh tranh. Không nơi nào khác có nhiều “Mittelstand” như tại Đức với hơn 1500 công ty đặc biệt mạnh về lĩnh vực kỹ thuật điện và sản phẩm công nghiệp, một phần tư trong số này là các công ty với không quá 250 nhân sự. Ví dụ điển hình đó là IBENA, một công ty gia đình truyền thống, được thành lập vào năm 1826. Cho đến năm 1992 doanh nghiệp này chỉ sản xuất đồ gia dụng và dệt may. Năm 2015, doanh thu đạt 62 triệu EUR với 280 nhân viên. Ngày nay doanh số bán hàng dệt may kỹ thuật chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của họ. Đức có rất nhiều những công ty như thế và vì vậy, nền kinh tế Đức phụ thuộc khá nhiều vào các công ty có quy mô trung bình và nhỏ, tuy nhiên đó thực sự là những công ty mang tính cạnh tranh toàn cầu.

Ông Gunnar nhận xét Đức và Việt Nam có một số điểm chung như là diện tích và dân số tương đồng. Việt Nam cũng là quốc gia có lực lượng lao động tại Đức khá lớn. Tuy nhiên, không như Việt Nam, hiện Đức đang phải đối mặt tình trạng tỷ lệ sinh thấp cùng với già hóa dân số dẫn tới việc không đảm bảo lực lượng lao động. Bên cạnh đó là sự khan hiếm trong lực lượng lao động có trình độ và tay nghề càng làm việc tuyển dụng khó khăn, tốn kém chi phí. Cùng với một số vấn đề khác mà Đức đang phải đối mặt như là Đức không có nhiều năng lượng thay thế, phụ thuộc khá nhiều vào khí đốt của Nga, vì vậy chi phí sản xuất và giá cả khá cao. Cho nên, Đức đang tìm kiếm đối tác và nhà cung cấp từ nước ngoài khoảng hai năm gần đây.

Ngoài ra, Đức là quốc gia công nghiệp hóa lớn đầu tiên cam kết thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo được gọi là Energiewende. Với mục tiêu xóa bỏ các nguồn năng lượng hóa thạch và tạo ra một hệ thống năng lượng dựa trên 100% nguồn năng lượng tái tạo. Đến năm 2030, ít nhất 80% lượng điện tiêu thụ ở Đức được cho là đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này dẫn đến thách thức là chi phí năng lượng đắt đỏ nhất ở EU nhưng bù lại các công ty sản xuất của Đức có cơ hội gần hơn các đối tác & nhà cung cấp nước ngoài.

Thực tế, Đức hiện tại nhập khẩu khá nhiều các mặt hàng từ Việt Nam. Hầu hết linh kiện máy móc mà Đức dùng để sản xuất được nhập khẩu từ Việt Nam, một nửa sản lượng cà phê nhập khẩu của Đức cũng là của Việt Nam.

Ông Gunnar đưa ra ví dụ về ngành dệt may đã từng đứng đầu thế giới của Đức từ khoảng 40-50 năm trước. Sự toàn cầu hóa khiến Đức không thể cạnh tranh chi phi phí sản xuất với các nền kinh tế như Bangladesh hay Việt Nam. Và do không tạo ra giá trị gia tăng nhiều, điều kiện lao động không đảm bảo, đòi hỏi nhiều công nghệ phức tạp dẫn đến nhánh công nghiệp này “chết dần”.

Phần thứ hai trong bài trình bày, ông Gunnar Kassberg, giảng giải về Luật của Đức về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (Due Diligence Obligations) mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2023. Và những tác động của nó đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có thể bị tác động gián tiếp, nếu họ là một phần của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp Đức là doanh nghiệp phải chú trọng đến Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

Mục đích chính của Đạo luật này là nhằm thúc đẩy hành vi có trách nhiệm của doanh nghiệp bằng cách đảm bảo rằng các doanh nghiệp tiến hành thẩm định về các vấn đề nhân quyền và môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. Cụ thể là ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em và cưỡng bức lao động, cấm những chất có hại cho con người và môi trường. Ngoài ra, chống phân biệt đối xử, trả lương đủ sống và thời gian làm việc đúng mức cũng là trọng tâm của Đạo luật.

Áp dụng cho các doanh nghiệp lớn hoạt động tại Đức, bao gồm cả các công ty nước ngoài có hoạt động tại đây:

- Tối thiểu 1.000 nhân viên (kể từ ngày 01/01/2024);

- Bao gồm nhân viên được đưa ra nước ngoài, nhân viên đại lý tạm thời và nhân viên của các doanh nghiệp liên kết được công ty mẹ của Đức tuyển dụng.

Đạo luật này yêu cầu các doanh nghiệp Đức thiết lập hệ thống quản lý rủi ro và tiến hành phân tích rủi ro phù hợp cho các chuỗi cung ứng của mình, thông qua việc lồng ghép cơ chế đó vào tất cả những chu trình sản xuất, kinh doanh quan trọng. Chỉ định người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lý vi phạm. Cùng với xây dựng thủ tục khiếu nại, các yêu cầu về lập hồ sơ và báo cáo để tuân thủ các nghĩa vụ thẩm định. Quản lý rủi ro được cho là có hiệu quả, nếu nhận biết, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc chấm dứt được những rủi ro đối với các quyền con người và môi trường.

Thách thức Cơ hội

• Các nhà cung cấp có thể có nghĩa vụ theo hợp đồng để thực hiện các quy trình thẩm định. Tuy nhiên, về bản chất, nhiều nghĩa vụ theo Đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng không thể được chuyển giao.

• Nhà cung cấp không có nghĩa vụ báo cáo và tiết lộ thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và công chúng.

• Không có biện pháp kiểm soát hoặc trừng phạt.

• Xác định mọi rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

• Thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh có đạo đức và tính minh bạch

• Tăng cường sự ổn định lâu dài trong quan hệ kinh doanh

• Cơ hội tạo ra hoạt động tiếp thị tuyệt vời

• Hình ảnh thương hiệu có đạo đức

• Trách nhiệm xã hội

• Sự tương tác của khách hàng

2 tin1 20.03.2024

Hình ảnh: Ông Gunnar Kassberg, Quản lý các dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp & Khởi Nghiệp Toàn cầu trình bày tại Hội thảo

Ông Wojtek Muras, Quản lý các dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp & Khởi Nghiệp Đức – Việt Nam đã nhấn mạnh những chương trình hỗ trợ và trợ giúp đa dạng của tổ chức về việc kiến tạo hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp trong các chuỗi cung ứng ở Việt Nam thân thiện với môi trường và xã hội. Một số thành tựu đạt được đó là:

+ Trong lĩnh vực công nghệ y học, nhận được phản hồi tích cực từ các phòng khám tại Việt Nam, sự quan tâm từ các nhà phân phối, cơ hội tổ chức triển lãm tại các bệnh viện đại học và phòng khám tư nhân. Phản hồi tích cực từ Sankt Georg Klinikum ở Leipzig.

+ Trong lĩnh vực xuất khẩu hạt cà phê, kết nối nông dân địa phương canh tác tại Việt Nam – Trang trại Cà phê Tương lai phát triển sản xuất cà phê bền vững, hỗ trợ tài chính cho phát triển đồn điền cà phê bền vững miền Trung.

+ Trong lĩnh vực kết nối chuyên gia, tiếp cận các trường đại học kỹ thuật cũng như các chuyên gia công nghệ thông tin trẻ đến từ Việt Nam. Ba thực tập sinh công nghệ thông tin đầu tiên đến từ Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc quá trình thực tập của mình. Dự định quay lại Leipzig sau khi kết thúc chương trình học ở Việt Nam. 

3 tin1 25.03.2024

Hình ảnh: Ông Wojtek Muras, Quản lý các dự án Hỗ trợ Doanh nghiệp & Khởi Nghiệp Đức – Việt Nam trình bày tại Hội thảo

Bà Phương Emily, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp & Công nghệ Đổi mới Sáng tạo Tinh gọn đã có bài phát biểu về “Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp có tiêu chuẩn bền vững tự nguyện”. Bà cho biết những khó khăn mà người Đức đang phải đối mặt cũng đem đến nhiều cơ hội cho chúng ta, nhưng để nắm bắt được cơ hội đấy thì còn rất nhiều điều kiện khác nữa. Và nếu như doanh nghiệp có những tiêu chuẩn bền vững thì có những lợi thế cạnh tranh gì?

Hiện nay từ góc độ người tiêu dùng họ có nhiều hơn những mối băn khoăn tiềm ẩn không chỉ là về giá cả hay chất lượng sản phẩm mà còn là những vấn đề về môi trường và quyền con người. Vấn đề tiêu chuẩn bền vững ra đời đáp ứng các băn khoăn ở góc độ người tiêu dùng. 17 mục tiêu phát triển bền vững của UN không còn xa lạ và các tiêu chuẩn bền vững tự nguyện được phát triển trên nền tảng này. Các tiêu chuẩn bền vững là những hướng dẫn tự nguyện được sử dụng để thể hiện cam kết thực hành kinh doanh nhằm phát triển môi trường, xã hội và kinh tế. Mặc dù mang tính tự nguyện, các tiêu chuẩn này ngày càng cần thiết đối với người mua và người tiêu dùng cuối.

Trong cuộc khảo sát Thông tin chi tiết về người tiêu dùng toàn cầu năm 2022 của PWC đã đặt ra câu hỏi, “Các hành động quản trị, xã hội và môi trường của công ty sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ công ty của khách hàng ở mức độ nào?” Câu trả lời được thống kê tỷ lệ lớn nhất người tiêu dùng trả lời“thường xuyên” hoặc “luôn luôn” về các yếu tố bền vững. Trong đó, có 30% số người được hỏi trả lời liên quan đến yếu tố môi trường, 40% yếu tố xã hội, 41% yếu tố quản trị. Các con số này có ý nghĩa gì? VD: 30% yếu tố môi trường: các sản phẩm nhập khẩu vào châu Âu hiện nay phải đáp ứng cam kết giảm lượng khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái chế hoặc giảm chất thải nhựa trong các sản phẩm; 40% yếu tố xã hội: hỗ trợ nhân quyền, hỗ trợ sự đa dạng, hòa nhập của người lao động và nhân viên, hoặc hỗ trợ cộng đồng địa phương; 41% yếu tố quản trị: minh bạch và có đạo đức, tuân thủ các quy định hoặc quản lý dữ liệu quyền riêng tư của khách hàng một cách thích hợp.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là những chính sách và thực hành của công ty nhằm giải quyết các vấn đề về xã hội, kinh tế và môi trường; mang tính tự nguyện, không bị bắt buộc bởi các chủ thể bên ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Thường mang tính định tính nên đôi khi được coi là các hoạt động từ thiện. Các hoạt động từ thiện này chưa thực sự được xem là các tiêu chuẩn xã hội, môi trường.

Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) là một khung chính sách giúp các nhà đầu tư nắm được cách một tổ chức quản lý rủi ro và cơ hội xung quanh những vấn đề về tính bền vững. Có thể đo lường được, định hướng dữ liệu và được chuẩn hóa. ESG ngày càng trở thành một hoạt động tuân thủ.

Tiêu chuẩn bền vững tự nguyện (VSS) là chứng nhận công nhận doanh nghiệp đã thực hành CSR, ESG đáp ứng những chỉ số về tính bền vững kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể. Các chỉ số được một bên thứ ba đánh giá để đảm bảo tuân thủ đúng với tiêu chí. Ví dụ đo lường các hành động CSR doanh nghiệp thực hiện như trồng rừng, tái chế phải được đo lường bằng phương thức cụ thể như là tín chỉ carbon, v.v…

Lợi ích của VSS là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, không chỉ quan tâm đến nhu cầu khi sử dụng sản phẩm, mà nó còn tác động như thế nào đến môi trường. Cùng với cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường đổi mới, cải thiện hình ảnh thương hiệu và danh tiếng. Thông qua đó cải thiện khả năng tiếp cận vốn, đưa ra quyết định và quản lý tốt hơn.

Để đáp ứng nhu cầu càng tăng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhiều công ty đã dùng đến phương pháp “tẩy xanh” (Green wash). Điều này làm phát sinh các tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu lầm về môi trường. Tẩy xanh ngăn cản người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt và dẫn đến việc mua phải các sản phẩm không thân thiện với môi trường cũng như mất đi lòng tin. Việc tẩy xanh không chỉ là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia mà còn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng công ty. Các tuyên bố về môi trường phải trung thực, cụ thể và có thể kiểm chứng được, nếu trên sản phẩm chỉ ghi “thân thiện với môi trường” chung chung thì chỉ là đánh tráo khái niệm.

Các tiêu chuẩn bền vững là những hướng dẫn tự nguyện được sử dụng để thể hiện cam kết thực hành kinh doanh nhằm phát triển môi trường, xã hội và kinh tế. Tiêu chuẩn bền vững có thể tập trung vào sản phẩm hoặc các thông lệ và chính sách của doanh nghiệp. Hiện có hơn 400 tiêu chuẩn bền vững  tự nguyện.

Về phương thức lựa chọn tiêu chuẩn chứng nhận: Đối với một số sản phẩm, nguồn cung sản phẩm đạt chứng nhận vượt quá lượng cầu. Tuy nhiên, khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục gia tăng nhanh chóng sẽ cân bằng lại lượng cung cầu. Bà Emily có lời khuyên cho doanh nghiệp trong thời gian tới, hãy lựa chọn kỹ lưỡng chứng nhận VSS mà quý vị muốn. Về lâu dài, VSS rất hữu ích cho hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số yếu tố cần được quan tâm:

   - Khách hàng mục tiêu: khách hàng coi trọng điều gì? Yếu tố nào tạo nên sự đồng cảm với khách hàng? Hiện có những vấn đề nào tập trung vào các phương tiện truyền thông tại thị trường đó?

   - Nhu cầu: Chứng nhận có được sử dụng cho các sản phẩm của doanh nghiệp quý vị trong thị trường mục tiêu không? Đó là những chứng nhận nào? Người mua trong

   - Kinh doanh phù hợp: Điều gì là quan trọng đối với doanh nghiệp quý vị? Chứng nhận được sử dụng trong thị trường mục tiêu có hỗ trợ các giá trị của doanh nghiệp quý vị không?

   - Yêu cầu: Doanh nghiệp quý vị có thể đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn không? Doanh nghiệp quý vị sẽ yêu cầu những khoản đầu tư để được chứng nhận và duy trì chứng nhận?

   - Xu hướng:  Liệu chứng nhận có xu hướng được áp dụng nhiều hơn hay các doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu không chú ý đến để ủng hộ chứng nhận khác? Ví dụ: sáng kiến phát triển bền vững trên toàn ngành và quốc gia, Luật thẩm định chuyên sâu của Liên minh châu Âu, đặt hàng theo nhu cầu nhãn hiệu riêng (bao bì tái chế được, sản phẩm organnic), v.v…

4 tin1 25.03.2024

Hình ảnh: Bà Phương Emily, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp & Công nghệ Đổi mới Sáng tạo Tinh gọn

Khách mời tham dự Ông Trần Văn Thành, Đồng sáng lập Công ty TNHH Lagom Việt Nam – Giải pháp tái chế nhựa thành nhiên liệu đốt công nghiệp đã có những chia sẻ về doanh nghiệp ông. Tại Việt Nam, tỷ lệ tái chế hộp sữa chỉ ở khoảng 1%. Năm 2019, Lagom ra đời với mục đích là thu gom và tái chế các vỏ hộp sữa. Lagom đã làm việc với 2000 trường học trên khắp đất nước Việt Nam và giáo dục trẻ em cách phân loại và thu gom vỏ hộp sữa. Sau khi được thu gom tại các trường học thì sẽ được tập kết tại bãi và tái chế thay vì thải ra sông, ra biển. Đến nay, công ty đã thực hiện thu gom và tái chế khoảng 700 tấn vỏ hộp sữa và 1 triệu trẻ em được giáo dục truyền thông, cùng với đó là xây dựng mạng lưới với các đối tác, hiện đã có 15 thành viên. Trong quá trình thực hiện chương trình công ty luôn không ngừng nghiên cứu các sản phẩm có thể được tái chế, móc treo quần áo là 1 sáng kiến đã được giải thưởng. Năm 2022, Lagom Việt Nam đã sang thị trường Đức để thử nghiệm sản phẩm tại đây thông qua chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường. Và đã có những trải nghiệm thú vị, gặp gỡ những người tuyệt vời khi tham gia. Được tham dự một hội nghị kinh tế tuần hoàn để giới thiệu sản phẩm là nền tảng để đưa sản phẩm tiến sâu hơn vào thị trường châu Âu, sau khi đã thay đổi mô hình kinh doanh.

5 tin1 25.03.2024

Hình ảnh: Ông Trần Văn Thành, Đồng sáng lập Công ty TNHH Lagom Việt Nam – Giải pháp tái chế nhựa thành nhiên liệu đốt công nghiệp

Khách mời tham dự Bà Thùy Trang, Nhà sáng lập Green Kingdom là một trong những doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ dự án trong giai đoạn đầu tiên của chương trình. Bà đã có chia sẻ về những trải nghiệm trong hành trình đưa nông sản Việt Nam vào thị trường Đức của mình: Sản phẩm của doanh nghiệp là nấm ăn, đây là một loại nông sản gây khó khăn trong cả khâu bảo quản lẫn vận chuyển đi xa. Khi mà doanh nghiệp phát triển sản phẩm và đưa vào thị trường tiêu thụ, thì theo thị hiếu của người tiêu dùng tại Việt Nam các sản phẩm của công ty khá phù hợp. Tuy nhiên, khi có cơ hội được gặp gỡ nhà cung cấp và tìm hiểu cảm nhận của khách hàng trực tiếp tại nước Đức thì doanh nghiệp mới nhận ra là sản phẩm của mình chưa thực sự phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của người dân Đức. Từ đó, doanh nghiệp tìm cách nghiên cứu và phát triển sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nơi đây.

6 tin1 25.03.2024

Hình ảnh: Bà Thùy Trang, Nhà sáng lập Green Kingdom

Tại buổi Hội thảo, các diễn giả đã có những chia sẻ kinh nghiệm một cách thẳng thắn và khách mời tham dự Hội thảo cũng rất quan tâm đến chương trình hỗ trợ và trợ giúp các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường Đức cũng như thực thi có hiệu quả Đạo luật mới được ban hành này.

7 tin1 25.03.2024

Hình ảnh: Quang cảnh phiên thảo luận

Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng tạo ra cho Việt Nam cơ hội về lợi thế địa điểm trên thị trường thế giới. Như thế những đạo luật mạnh mẽ về môi trường và lao động và việc thực thi hiệu quả hơn nữa có thể trở thành một lợi thế địa điểm của Việt Nam, chứ không còn chỉ là chi phí sản xuất thuận lợi nữa. Điều đó cũng cải thiện tình trạng của người lao động và môi trường ở Việt Nam.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: thị trường Đức, tiêu chuẩn bền vững, tiếp cận thị trường

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397238
Go to top