Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANHội nhập khu vực và kinh tế số là động lực thúc đẩy tăng trưởng ở Đông Nam Á

ASEAN Community

Theo nghiên cứu của Digitimes, sau một năm bình ổn tăng trưởng, khu vực Đông Nam Á đang tiến đến một bước chuyển mang tính quyết định, với 3 cơ hội phát triển đầy thuận lợi trước mắt, mặc dù vẫn còn một vài thách thức.

Đầu tiên, Liên Hiệp Quốc dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2018 sẽ đạt mức 3.3%, vượt cả tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Digitimes tin rằng, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bơm vốn và công nghệ vào Đông Nam Á, đây sẽ là một thời cơ chuyển đổi mang tính quyết định cho khu vực vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, nơi mà lực lượng lao động trẻ với sức mua mạnh mẽ chiếm phần đông trong tổng dân số gần 600 triệu người.  

Thứ hai, tuy Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng 11 quốc gia thành viên còn lại vẫn quyết định sẽ hoàn thành hiệp định này dưới tên gọi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong lúc đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến hoàn tất trước cuối năm 2018. Hoạt động hội nhập khu vực sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

Thứ ba, các quốc gia trong khu vực đang tích cực theo đuổi cải cách kinh tế và các kế hoạch phát triển hiện đại, điển hình là dự án 4.0 của Thái Lan và chương trình Quốc gia thông minh của Singapore. Điều này, cộng với nền kinh tế số đang nở rộ, sẽ đóng vai trò là lực đẩy chính cho tăng trưởng kinh tế của khu vực.   

ICT, nhân tố hỗ trợ tăng trưởng

Trong khi đó, Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cho thấy Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ trở thành nhân tố hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á. OECD cho rằng sự phối hợp của ICT và các lĩnh vực dịch vụ sẽ biến đổi mạnh mẽ hoạt động thương mại, sản xuất và bán lẻ trong khu vực. Báo cáo cũng dự đoán Việt nam và Philippine sẽ có được mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm từ 6.2 đến 6.4% trong giai đoạn 2018-2022, và của Indonesia là 5.4%.

Một báo cáo khác đến từ Google-Temasek cũng ước tính mạng lưới kinh tế Đông Nam Á trị giá khoảng 50 tỉ USD trong năm 2017, và được kỳ vọng sẽ về đích sớm so với kế hoạch ban đầu là đạt 200 tỉ USD trong năm 2025, trong đó dịch vụ gọi xe đến chở (ride-hailing), truyền thông trực tuyến, đại lý du lịch trực tuyến và thương mại điện tử chính là bốn khu vực nắm giữ tiềm năng tăng trưởng lớn nhất. Số lượng người sử dụng hệ thống được dự kiến sẽ ở mức tăng trưởng năm kép (CAGR) khoảng 14% từ năm 2015 đến năm 2020.

Với những viễn cảnh kinh tế tươi sáng, báo cáo tiếp tục cho biết Đông Nam Á đã trở thành cửa ngõ đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư công nghệ. Từ năm 2015, những nhà đầu tư mạo hiểm đã rót 13 tỉ USD vào khu vực, góp phần nuôi dưỡng được bảy kỳ lân công nghệ cho Đông Nam Á, tiêu biểu có Grab, SEA, RAZER và Go-Jek.

Tuy nhiên, một số thách thức mới đang xuất hiện có thể ngăn cản nguồn vốn chảy vào khu vực trong tương lai, bao gồm: Hoa Kỳ thông qua một dự luật thuế mới với tên gọi Đạo luật việc làm và cắt giảm thuế (Tax Cuts and Jobs Act); kế hoạch tăng lãi suất của FED trong năm 2018; cũng như sự kiện bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống diễn ra ở các quốc gia trong khu vực vào năm 2018 và 2019.

Nguồn: digitimes.com/TH

Từ khóa: ASEAN, hội nhập, kinh tế số, thách thức, thông tin và truyền thông

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405920
Go to top