Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Kỷ nguyên mới của hợp tác và tăng trưởng RCEP

rcep

Một năm kể từ khi được thực thi, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, đã kịp thời thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vương lâu dài của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với tư cách là nền kinh tế thế giới lớn nhất trong RCEP và là thị trường lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của các nền kinh tế khu vực.

RCEP đã đưa ra những chính sách thuận lợi, như là giảm thuế, quy tắc xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi thương mại để tăng đầu tư trong khu vực và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và xu hướng phi toàn cầu hóa đang tăng lên. Bằng sự hợp nhất 27 hiệp định thương mại và 44 hiệp định đầu tư được ký bởi 15 quốc gia thành viên, RCEP đã tối ưu hóa các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, thúc đẩy thương mại khu vực và tạo ra các cơ hội đầu tư mới. Thương mại khu vực đã được tăng cường nhờ chi phí giảm đáng kể.

Theo ước tính của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, RCEP dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng ròng hàng năm là 519 tỷ USD trong xuất khẩu và 186 tỷ USD thu nhập quốc dân của các thành viên vào năm 2030.

RCEP đã đưa ra một số điều khoản bao gồm xúc tiến và bảo hộ đầu tư, tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, và các quốc gia thành viên đã chuẩn bị danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu để cung cấp một nền tảng lớn hơn cho hợp tác kinh doanh. Năm ngoái, hầu hết các thành viên của RCEP đạt được tăng trưởng bằng cách khai thác tối đa đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Hơn nữa, trước năm 2025, RCEP dự kiến giúp các thành viên tăng đầu tư ra nước ngoài thêm 2,6%. RCEP tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên tận dụng các cơ hội được tạo ra và chia sẻ cổ tức phát triển từ quá trình mở cửa của Trung Quốc. Dữ liệu của Bộ Thương mại cho thấy thương mại của Trung Quốc với các quốc gia ký kết RCEP đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,95 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,88 nghìn tỷ USD) trong năm 2022, chiếm 30,8% tổng ngoại thương của nước này.

Trong khi thương mại hai chiều của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2022 đạt 6,52 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 50,3% của thương mại với các thành viên RCEP khác, thương mại của nước này với Indonesia, Singapore, Myanmar, Campuchia và Lào tăng hơn 20%. Tương tự, đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc trong các quốc gia RCEP khác vào năm 2022 tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 17,96 tỷ USD, và thu hút đầu tư trực tiếp 23,53 tỷ USD, tăng 23,1% từ các thành viên RCEP khác.

RCEP hợp nhất các quỹ, tài nguyên, công nghệ và dịch vụ để tạo thành một chu kì hợp tác kinh tế khu vực hoàn chỉnh, trong khi các thành viên đẩy nhanh việc phân bổ các yếu tố thị trường để thúc đẩy mở cửa thể chế. RCEP cũng đã đặt ra các quy tắc thống nhất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế của họ, giảm chí phi thương mại và tăng năng suất. Điều này không chỉ giúp mở rộng và ổn định hơn các chuỗi công nghiệp khu vực mà còn nâng cao lợi thế cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của họ và giúp tạo ra bước đệm mạnh mẽ hơn chống lại rủi ro bên ngoài.

Ủy ban Hợp tác Công nghiệp RCEP được thành lập ở Bắc Kinh vào năm 2021 để thúc đẩy hợp tác công nghiệp và đầu tư khu vực, với các thành viên bổ sung cho nhau để đẩy mạnh chuyển giao nội ngành, tăng cường hợp kinh tế xuyên biên giới, thúc đẩy nâng cấp công nghiệp, củng cố các mô hình công nghiệp mới nổi lên và sự kết hợp cân bằng tốt hơn của cung và cầu. Ví dụ, sản phẩm trung gian của Trung Quốc trao đổi với các quốc gia thành viên RCEP khác đạt 8,7 tỷ Nhân dân tệ vào năm 2022, tăng 8,5%, chiếm 67,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang các thành viên RCEP khác.

Là FTA đầu tiên gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thành viên sáng lập, RCEP là  FTA đa phương thực sự đầu tiên bao gồm cả Đông Bắc Á. Thỏa thuận lớn này đã giảm thuế cho cả ba quốc gia và tiếp tục mở cửa thị trường của họ cho nhau. Thực tế, ba quốc gia đã dẫn đầu trong việc triển khai quy tắc mở cửa. Trong khuôn khổ RCEP, ba quốc gia đang hợp tác để sản xuất máy móc, phương tiện và thiết bị quang điện. Và các lĩnh vực như nền kinh tế kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và tài chính bảo hiểm cũng có tiềm năng hợp tác cao.

Bên cạch đó, RCEP đã giúp Trung Quốc và ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Hai bên bắt đầu đám phán về Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc phiên bản 3.0 vào tháng 11 năm 2022, trong đó sẽ tập trung các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, kinh tế kỹ thuật số, kinh tế xanh nhằm xây dựng một khu vực bao trùm, hiện đại, toàn diện và hai bên cùng có lợi ACFTA, từ đó làm vững mạnh hợp tác công nghiệp giảm chi phí hoạt động và làm cho ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn.

RCEP ưu tiên phát triển khu vực và kêu gọi các quốc gia thành viên cam kết tuân thủ các nguyên tắc cởi mở, chia sẻ và toàn diện, thúc đẩy hợp tác đa tầng và trên diện rộng, và thúc đẩy mở cửa ở cấp độ cao hơn để cung cấp nền tảng quan trọng cho các quốc giá hợp tác và được hưởng lợi cùng nhau.

Tuy nhiên, được khuyến khích bởi xu hướng phi toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang tăng cao, một số quốc gia đã cố gắng xây dựng “hàng rào và rào cản” chống lại thương mại tự do, làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng và công nghiệp, tăng thêm nguy cơ phân mảnh kinh tế và đe dọa phát triển kinh tế toàn cầu.

Ngược lại, với tư cách là một FTA đa phương thực sự, RCEP đã củng cố niềm tin của các quốc gia thành viên trong thương mại tự do, chủ nghĩa đa phương và hội nhập kinh tế khu vực. Họ đã đặt ra các quy tắc nhằm giúp các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau làm việc cùng nhau và hưởng lợi từ sự hợp tác. Quả thực, RCEP đã đặt nền móng vững chắc để xây dựng một công đồng châu Á – Thái Bình Dương cùng chia sẻ tương lại.

Trong năm qua, việc triển khai RCEP với chất lượng cao đã giúp Trung Quốc thúc đẩy việc mở cửa thể chế và thúc đẩy việc Trung Quốc áp dụng Hiệp đinh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số. Trung Quốc sẽ tiếp tục cam kết thực hiện trách nhiệm của nước này với tư cách là một quốc gia lớn, và hợp tác với các thành viên RCEP khác để thúc đẩy kinh tế toàn cầu mở và góp phần tạo nên sự phát triền toàn cầu.

Tác giả là phó chủ tịch của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc

Nguồn: China Daily

Từ khóa: RCEP, Trung Quốc, hợp tác, FTA, thành viên, phi toàn cầu hóa 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398940
Go to top