Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP sau 1 năm triền khai: Kết quả và triển vọng

rcep

Bài viết đăng trên trang mạng “Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á", Trung Quốc, số ra gần đây với nội dung như sau:

2022 không những là năm đánh dấu kỷ niệm 20 năm Trung Quốc xây dựng khu vực thương mại tự do, mà còn là năm đầu tiên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực. Theo báo cáo, các doanh nghiệp tại thị trường Đông Nam Á đặc biệt lạc quan về tác động của RCEP và phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng RCEP sẽ giúp họ gia tăng thương mại với Trung Quốc: 100% doanh nghiệp Indonesia, Việt Nam và 99% doanh nghiệp Malaysia, Thái Lan, Philippines đều bảy tỏ sự lạc quan này. Kết quả và triển vọng của RCEP sau 1 năm triển khai rất đáng để quan tâm. Bài viết này ít nhiều sẽ giúp độc giả tìm hiểu, suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến vấn đề này:

Với sự thúc đẩy tích cực của Trung Quốc và các đối tác RCEP, kể từ ngày 1/1/2022, RCEP chính thức có hiệu lực và được triển khai tại 7 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc; ngày 1/5/2022, RCEP đã được triển khai giữa Trung Quốc và Myanmar, ngày 30/8/2022, Quốc hội Indonesia đã chính thức thông qua hiệp định này. RCEP không những là hiệp định thương mại tự do lớn nhất mà Trung Quốc ký kết, mà còn là nền tảng quan trọng để Trung Quốc xây dựng mạng lưới khu vực thương mại tự do tiêu chuẩn cao hướng ra thế giới. Sau khi RCEP có hiệu lực sẽ tiếp tục tạo ra những lợi ích của việc mở cửa và tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của khu vực và Trung Quốc.

RCEP thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn khu vực đạt tiến triển tích cực

Kể từ khi RCEP có hiệu lực, mặc dù tình hình quốc tế có nhiều biến động, nhưng thương mai và đầu tư khu vực vẫn có những bước tiến tích cực. Trong nửa đầu năm 2022, các nước thành viên RCEP duy trì được tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh trong tổng thương mại thế giới và tăng trưởng thương mại nội khối của hầu hết các nước thành viên đều ở mức hai con số. Điều này cho thấy vai trò của RCEP trong việc thúc đẩy thương mại khu vực. Trong bối cảnh môi trường đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, mặc dù đầu tư xanh (hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó công ty mẹ bắt đầu quá trình kinh doanh tại nước được đầu tư thông qua xây mới hoàn toàn các cơ sở kinh doanh) trong khu vực RCEP nhìn chung chậm lại trong nửa đầu năm 2022, nhưng tốc độ thu hút FDI của Trung Quốc và các nước ASEAN như Malaysia, Việt Nam vẫn tăng nhanh.

Tình hình thương mại tổng thể khu vực

Trong năm 2022, thương mại của các nước thành viên RCEP tăng nhanh trong tổng thương mại thế giới và các nước thành viên lớn của RCEP duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong thương mại thế giới. Từ tháng 1-6/2022, trong số các thành viên RCEP ngoài ASEAN, tốc độ tăng trưởng thương mại của Hàn Quốc đạt hơn 20% và của các nước khác là hơn 10%. Trong số các nước ASEAN, từ tháng 1-6/2022, tốc độ tăng trưởng thương mại của Singapore đạt hơn 20%, của Thái Lan và Việt Nam lần lượt là 10.9% và 8,8%; tốc độ tăng trường thương mại của Malaysia từ tháng 1-5/2022 và của Campuchia từ tháng 1-4/2022 đều cao hơn 20%. Có thể nói sự phát triển thương mại nội khối RCEP nhìn chung là tích cực. Về xuất khẩu nội khối, khoảng một nửa số thành viên tăng trưởng ở mức hai con số. Từ tháng 1- 6/2022, xuất khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore sang các nước đối tác RCEP lần lượt đạt 469,15 tỷ USD, 171,87 tỷ USD và 137,08 tỷ USD, tương đương với mức tăng lần lượt là 15,1%, 18,7% và 19,1%, lần lượt cao hơn 0,8, 3,5 và 1 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng xuất khẩu của ba nước này ra các nước trên thế giới nói chung. Kể từ năm 2022, xuất khẩu của Malaysia, Singapore và Campuchia sang các nước đối tác RCEP cũng tăng hơn 10%. Về nhập khẩu nội khối, hầu hết các nước thành viên RCEP đều duy trì mức tăng trưởng cao. Từ tháng 1-6/2022, nhập khẩu của Hàn Quốc và Singapore từ các nước đối tác RCEP đều tăng hơn 20%, Nhật Bản, New Zealand, Việt Nam và Thái Lan tăng hơn 10%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của New Zealand và Việt Nam từ các nước đối tác RCEP lần lượt hơn 3,3% và 1,6% so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước này từ các nước khác trên thế giới. Từ tháng 1-5/2022, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Malaysia từ các nước đối tác RCEP cũng đạt hơn 20%.

Thương mại nội khối là chỗ dựa quan trọng cho ngoại thương của các nước thành viên RCEP. Ngoài Trung Quốc, tỷ trọng thương mại nội khối RCEP trong tổng ngoại thương của các nước thành viên RCEP đều vào khoảng từ 50%-60%. Trong đó, New Zealand chiếm hơn 60% thương mại nội khối RCEP, điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của thương mại nội khối đối với các nước thành viên RCEP.

Tình hình đầu tư tổng thể khu vực

FDI của hầu hết các nước thành viên RCEP đều tăng mạnh. Kể từ đầu năm 2022, mặc dù đầu tư toàn cầu biến động mạnh do tác động của các yếu tố như cuộc khủng hoảng Ukraine và giá năng lượng quốc tế tăng cao, nhưng hầu hết các nước thành viên RCEP vẫn có xu hướng tăng cường tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ tháng 1-6/2022, Trung Quốc đã sử dụng thực tế 112,35 tỷ USD vốn FDI, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong cùng kỳ. Thái Lan đã thu hút 69,969 tỷ baht (khoảng 1,9 tỷ USD) vốn FDI, tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2021, đồng thời phê duyệt tổng số 284 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 7,6%; Indonesia thu hút 310.400 tỷ rupiah (khoảng 20,7 tỷ USD) vốn FDI, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2021; Singapore thu hút 7,28 tỷ USD cam kết đầu tư nước ngoài trong các ngành sản xuất và dịch vụ, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến quý I/2022. Malaysia đã thu hút tổng cộng 836,2 tỷ ringgit (khoảng 186,3 tỷ USD) vốn FDI tăng 24,1 tỷ ringgit (khoảng 5,4 tỷ USD) với quý I/2022, Philippines thu hút 46,23 tỷ peso (khoảng 800 triệu USD) vốn FDI, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, Tỉnh đến ngày 20/6/2022, Việt Nam đã thu hút được 14,03 tỷ USD vốn FDI, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021; vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021. Theo thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong quý I/2022, thu hút FDI của New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt tăng 7%, 20% và 9% so với cuối năm 2021.

Tuy nhiên, thu hút đầu tư xanh của toàn khu vực có phần chậm lại. Do tác động của các yếu tố như cuộc khủng hoảng Ukraine và lạm phát, đầu tư mà khu vực RCEP thu hút nên nhìn chung lĩnh vực đầu tư này đã chậm lại kể từ đầu năm nay. Theo cơ sở dữ liệu của công ty giám sát đầu tư FDI Markets, từ tháng 1-6/2022, các nước thành viên RCEP đã thu hút tổng cộng 803 dự án đầu tư xanh với tổng vốn đầu tư là 46,46 tỷ USD, lần lượt giảm 15,3% và 23,4% so với cùng kỳ năm 2021. Số dự án và vốn đầu tư này tương đương 12 1% tổng số dự án đầu tư xanh và 11,6% tổng mức đầu tư trên toàn thế giới trong cùng kỳ. Mặc dù số lượng dự án đầu tư xanh và số vốn đầu tư vào hầu hết các nước thành viên RCEP đều giảm, nhưng ở một số nước thành viên ASEAN như Philippines, Indonesia và Campuchia lại có xu hướng tăng.

Mỹ và châu Âu là bên đầu tư xanh vào khu vực RCEP nhiều nhất. Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu của FDI Markets, từ tháng 1-6/2002, Mỹ có lần lượt 41, 26, 25, 16 và 15 dự án đầu tư xanh ở Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, trở thành quốc gia có nhiều dự án đầu tư xanh nhất ở khu vực RCEP. Bên cạnh đó, các nước châu Âu như Anh, Đức và Pháp cũng hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực đầu tư xanh ở khu vực RCEP. Từ tháng 1- 6/2022, Anh lần lượt có 41, 16, 8, 7 và 2 dự án đầu tư xanh tại Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; tổng số các dự án đầu tư xanh của Đức, Pháp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Việt Nam lên đến 63 dự án.

Singapore và các nước thành viên RCEP ngoài ASEAN tỏ ra khá tích cực trong lĩnh vực đầu tư xanh ở khu vực RCEP. Các dự án đầu tư xanh vào các nước thành viên RCEP chủ yếu đến là từ các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, và vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện đầu tư của khu vực. Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu của FDI Markets, từ tháng 1-6/2022, chỉ số 135 dự án đầu tư xanh trong khu vực RCEP, các nước thành viên ngoài ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có tổng cộng 84 dự án đầu tư xanh trong khu vưc RCEP.

Lợi ích của sự phát triển thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước khác trong RCEP bắt đầu xuất hiện

Từ tháng 1-6/2022, tổng kim ngạch hàng hóa thương mại giữa Trung Quốc và các nước đạt 938,8 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 30,5% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước đối tác RCEP đạt 469,15 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước trên thế giới; nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước đối tác RCEP dụ 469,65 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2021.

Về tình hình với từng nước/khu vực

Thương mại với ASEAN tăng trưởng nhanh chóng, chiếm gần một nửa tổng thương mại giữa Trung Quốc với các nước RCEP. Từ tháng 1-6/2022, tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 458,68 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 13 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng chung của ngoại thương Trung Quốc, chiếm 48,9% tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước đối tác RCEP. Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đạt 263,61 tỷ USD, tăng 16,8%; nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN đạt 195,07 tỷ USD, tăng 5,3%. Ngoài Việt Nam, thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN khác đều có xu hướng tăng, đặc biệt là thương mại với Campuchia tăng hơn 30%, thương mại với Myanmar và Lào tăng hơn 20%, thương mại với Malaysia cũng tăng khá cao (18,3%).

Hàn Quốc vượt Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong khu vực RCEP. Từ tháng 1-6/2022, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đạt 184,49 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 19,7% tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với các nước đối tác RCEP; cũng trong cùng kỳ, thương mại Trung-Nhật đạt 177,23 USD tỷ USD, giảm 2%. Kể từ khi RCEP chính thức có hiệu quả, hợp tác giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong ngành thông tin điện tử ngày càng được mở rộng, giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương. Từ tháng 1-6 2022, nhập khẩu mạch điện tử tích hợp (HS8542) và mô-đun bảng điều khiển phẳng (HS8524) của Trung Quốc từ Hàn Quốc lần lượt tăng 10,3% và 6,4%; xuất khẩu bộ nhớ (HS854232) và pin lithium (HS850760) của Trung Quốc sang Hàn Quốc lần lượt đạt 10,6 tỷ USD và 2,17 tỷ USD tỷ USD, lần lượt tăng 33,6% và 111,6%.

Về cơ cấu hàng hóa

Về xuất khẩu: Nhóm hàng cơ điện, nhựa và sản phẩm từ nhựa (HS39)... duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao. Hàng cơ điện là mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất sang các nước đối tác RCEP: Từ tháng 1-6/2022, giá trị xuất khẩu đạt 238,9 tỷ USD, chiếm 50,9% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước đối tác RCEP, trong đó xuất khẩu các loại hàng cơ điện thuộc chương 85 của danh mục hàng hóa xuất khẩu đạt 117,47 tỷ USD, tăng 17,4%. Xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa đạt 21,76 tỷ USD, tăng 17,8%.

Về nhập khẩu: Nhóm hàng cơ điện, nhiên liệu khoáng sản (HS27) và thép (HS72) thuộc chương 85 đều duy trì đà tăng trưởng. Từ tháng 1-6/2022, Trung Quốc nhập khẩu 219,78 tỷ USD hàng cơ điện từ các nước đối tác RCEP, chiếm 46,8% tổng giá trị nhập khẩu từ các nước đối tác RCEP, trong đó các loại hàng cơ điện thuộc chương 85 đại 144,22 tỷ USD, tăng 4,8%. Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản đạt 42,38 tỷ USD, tăng 9%, nhập khẩu thép (HS72) và hóa chất hữu cơ (HS29) lần lượt tăng 25,4% và 11,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Về nông sản: Có thể thấy rõ hiệu quả thúc đẩy thương mại của RCEP. Từ tháng 1- 6/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa Trung Quốc và các nước đối tác RCEP đạt 51,9 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn 6,4 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng thương mại nông sản tổng thể của Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu đạt 20,6 tỷ USD, tăng 15%; nhập khẩu đạt 31,3 tỷ USD, tăng 18,1%. Sau khi RCEP có hiệu lực. Trung Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên cắt giảm thuế quan đối với bên kia, thương mại nông sản giữa hai nước đạt mức cao mới. Từ tháng 1-6/2022, Trung Quốc đã xuất khẩu 5,44 tỷ USD nông sản sang Nhật Bản, tăng 8%. Trong cùng kỳ, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sang Hàn Quốc và Malaysia lần lượt là 20,1% và 30,1%. Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu nông sản từ Thái Lan và New Zealand lần lượt là 17,2% và 8,3%, đều cao hơn tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu nông sản tổng thể của Trung Quốc

Về hàng dệt may: Thị trường RCEP có hiểu hiện tốt hơn thị trường toàn cầu. Từ tháng 1-6/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may giữa Trung Quốc và các đối tác RCEP đạt 51,7 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021, với các đối tác thương mại chính là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước đối tác RCEP đạt 46,33 tỷ USD, tăng 13,7%, cao hơn 1,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng tổng thể của xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc; nhập khẩu từ các nước đối tác RCEP đạt 5,37 tỷ USD, giảm 9,1%, thấp hơn 4,7 điểm phần trăm so với mức giảm chung của nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc.

Về ôtô và linh kiện, phụ tùng ô tô: Xuất khẩu xe nguyên chiếc tăng đáng kể, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng phục hồi một cách vững chắc. Từ tháng 1-6/2022, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc sang các nước đối tác RCEP đạt 3,92 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ xuất khẩu sang các thị trường ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc đạt kết quả tốt. Trong đó, xuất khẩu xe điện đạt 750 triệu USD, tăng 44%. Trong cùng kỳ, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô sang các nước đối tác RCEP đạt 9,1 tỷ USD, tăng 0,8%, chủ yếu là nhờ xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường ASEAN tăng

Về phân bổ vùng miền của Trung Quốc

Thương mại của khu vực miền Trung Trung Quốc với các nước đối tác RCEP tăng trưởng nhanh. Từ tháng 1-6/2022, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa khu vực miền Trung Trung Quốc và các nước đối tác RCEP là 18,3%, cao hơn 11,9 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng thương mại của tỉnh Hồ Nam và Giang Tây với các nước đối tác RCEP lên tới 36,8% và 61,6%. Do thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở khu vực biên giới, nên thương mại giữa tỉnh Quảng Tây và Vân Nam và các nước đối tác RCEP giảm 6,7%. Tuy nhiên, thương mại giữa nhiều tỉnh miền Tây khác với các nước đối tác RCEP lại tăng rõ rệt, ví dụ như Cam Túc, Quý Châu, Ninh Hạ có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 38,9%, 32,5% và 26,3% so với năm 2021; Tứ Xuyên, Tân Cương cũng có tốc độ tăng trưởng gần 20%. Trong cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng thương mại với các nước đối tác RCEP của miền Đông và miền Đông Bắc lần lượt là 5,6% và 5,5%, về cơ bản bằng với tỷ lệ tăng trưởng chung của cả nước. Trong số đó, tốc độ tăng trưởng thương mại của Sơn Đông và Hắc Long Giang với các nước đối tác RCEP đều cao hơn 20%.

Về lợi ích của các doanh nghiệp

Kể từ khi RCEP có hiệu lực, các doanh nghiệp Trung Quốc đã được giảm và miễn thuế thông qua quy tắc xuất xứ hàng hoá, qua đó giúp thúc đẩy trao đổi thương mại với khu vực RCEP. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1-6/2022 tổng cộng đã có 266.000 giấy chứng nhận xuất xứ và tờ khai xuất xứ theo quy định của RCEP được các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc xin cấp, với tổng giá trị lên đến 97,9 tỷ nhân dân tệ, gồm các mặt hàng chính như quần áo, phụ kiện quần áo, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, da... Trong cùng kỳ, giá trị các loại hàng hóa được nhập khẩu ưu đãi theo quy định của RCEP đạt 23,86 tỷ nhân dân tệ, chủ yếu là thép, nhựa và các sản phẩm của nhựa, thiết bị và phụ tùng cơ khí..., với 520 triệu nhân dân tệ thuế ưu đãi.

Hợp tác đầu tư, dịch vụ giữa Trung Quốc và các nước đối tác RCEP phát triển nhanh chóng

Trung Quốc tiếp nhận nhiều hơn các hợp đồng thuê ngoài từ khu vực RCEP và cơ cấu ngành nghề đang dần được tối ưu hóa

Từ tháng 1-6/2022, giá trị hợp đồng thuê ngoài mà Trung Quốc tiếp nhận từ nước đối tác RCEP đạt 23,86 tỷ USD, tăng 33,7%, cao hơn 19,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tăng trưởng chung của Trung Quốc trong cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 28,2%; giá trị thực hiện của các hợp đồng thuê ngoài mà Trung Quốc tiếp nhận từ các nước đối tác RCEP đạt 13,55 tỷ USD, tăng 12,5%. Trong số các nước đối tác RCEP, giá trị hợp đồng và giá trị thực hiện của các hợp đồng thuê ngoài mà Trung Quốc tiếp nhận từ Singapore tăng lần lượt tăng 63,9% và 24,4%; hoạt động thuê ngoài mà Trung Quốc tiếp nhận từ các nước RCEP khác như New Zealand, Indonesia, Philippines, Lào cũng tăng trưởng nhanh chóng. Trung Quốc tiếp nhận tới 50,3% hoạt động thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin (ITO) của khu vực RCEP, 14,3% hoạt động thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) và 35,3% hoạt động thuê ngoài quy trình tri thức (KPO). Tính gộp chung, tỷ trọng của hai hoạt động KPO và BPO tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2021, điều này cho thấy trong khu vực, Trung Quốc đang dần chuyển sang đảm nhận thực hiện các hoạt động thuê ngoài trong các ngành nghề có giá trị gia tăng cao hơn như KPO, BPO.

Đầu tư của các nước đối tác RCEP vào Trung Quốc đã phục hồi và ổn định, các ngành sản xuất, bán buôn, bán lẻ đã trở thành trọng điểm

Từ tháng 1-6/2022, các nước đối tác RCEP đã thành lập 2.181 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, chiếm 12,6%; số tiền đầu tư thực tế là 11,45 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 10,2%. Trong số các nước đối tác RCEP, đầu tư thực tế của Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản vào Trung Quốc lần lượt tăng 8%, 41% và 11,9%; đồng thời, đầu tư thực tế của một số nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Campuchia và Philippines tăng mạnh, lần lượt tăng 71,9%, 301,7%, 51,4% và 119,1%. Ngành sản xuất và buôn-bán lẻ trở thành những ngành được các nước đối tác RCEP tập trung đầu tư nhiều nhất. Từ tháng 1-6/2022, ngành sản xuất đã thu hút 5,1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác RCEP, tăng 43,9%; chiếm 44,5% tổng mức đầu tư nước ngoài từ các đối tác RCEP vào Trung Quốc, tăng 13,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Trong cùng kỳ, ngành bán buôn-bán lẻ đã sử dụng 2,61 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài từ các nước đối tác RCEP, tăng 57.2%; chiếm 22,8%, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cũng cho thấy lợi thế của ngành sản xuất chuyên nghiệp và quy mô thị trường nội địa không lồ của Trung Quốc đang ngày càng trở thành những yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các nước đối tác RCEP

Đầu tư kinh doanh của Trung Quốc vào các nước khu vực RCEP đang nóng lên, nhìn chung hợp đồng công trình có xu hướng tăng

Từ tháng 1-6/2022, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước đối tác RCEP đạt 8,43 tỷ USD, tăng 3,5%, trong khi FDI của Trung Quốc giảm 3,6% trong cùng kỳ. Đầu tư vào các nước đối tác RCEP đang nóng lên và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Trong cung kỳ, doanh thu các hợp đồng công trình đã hoàn thành của Trung Quốc ở khu vực RCEP đạt 16,04 tỷ USD, chiếm 22,7% tổng doanh thu các hợp đồng công trình đã hoàn thành của Trung Quốc, tăng 1,1%.

Việc xây dựng kênh logistics và hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành điểm nóng

Xây dựng kênh logistics

Việc RCEP được triển khai hiệu quả đã mang lại nhiều kỳ vọng và kích thích sự nhiệt tình xây dựng các kênh logistics thương mại RCEP. Các thành phố cảng ven biển như Thanh Đảo, Đại Liên, Tần Châu đã bổ sung hoặc tăng cường các tuyến đường biển trong khu vực RCEP, thực hiện đổi mới sáng tạo dựa trên cơ sở các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại RCEP, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến đường cao tốc trên biển. Các thành phố ở miền Đông Bắc và Tây Trung bộ của Trung Quốc như Thẩm Dương, Trịnh Châu, Côn Minh... thúc đẩy việc nối lại hoặc bổ sung các chuyến bay chở hàng với các nước đối tác RCEP nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng thương mại hàng hóa như hàng tươi sống, dịch vụ chuyển phát nhanh trong khu vực RCEP. Các tỉnh thành ở miền Tây Trung Quốc như Trùng Khánh, Quảng Tây, Vân Nam không những thúc đẩy việc xây dựng các tuyến đường trên bộ- trên biển mới, cùng phát triển, vận hành các tuyến đường sắt Trung -Lào và Trung-Việt và phối hợp triển khai RCEP, mà còn thúc đẩy sự tham gia của các tỉnh thành miền Trung Trung Quốc như An Huy, Hồ Nam, Hà Nam trong việc thúc đẩy kết nối với đường sắt cao tốc Trung Quốc- châu Âu, hình thành và mở ra cục diện hợp tác thương mại mới giữa khu vực miền Trung và miền Tây Trung Quốc với các nước đối tác RCEP như ASEAN. Từ tháng 1-6/2022, lưu lượng container của cảng Vịnh Bắc Bộ tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021, số các chuyến tàu liên vận đường sắt-đường biển ở tuyến đường trên bộ-trên biển mới phía Tây tăng 42% và số lượng các chuyến tàu xuyên biên giới Trung-Việt (qua cửa khẩu Bằng Tường) tăng 50,34%; tính đến ngày 30/6, tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã vận chuyển tổng số 4,94 triệu tấn hàng hóa, trong đó có 820.000 tấn hàng hóa xuyên biên giới.

Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới

Các biện pháp hỗ trợ thông quan thuận lợi của RCEP cùng với mạng lưới logistics hiệu quả cao đã cải thiện trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong quý I/2022, xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới của Trung Quốc sang ASEAN tăng 98,5%. Theo Báo cáo chỉ số nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới (B2C) ở khu vực RCEP công bố tháng 7/2022, chỉ số quy mô nhập khẩu thương mại xuyên biên giới RCEP trong quý II 2022 là 356,5, cao hơn nhiều so với mức 293,3 trong quý I/2022, thể hiện xu thế tăng trưởng ổn định. Thương mại điện tử xuyên biên giới giữa một số tỉnh của Trung Quốc và các nước đối tác RCEP đang phát triển nhanh chóng. Mô hình tổ chức “Tuyển vận tải nhanh Lan Thương-Mekong + thương mại điện tử xuyên biên giới” đã đạt được kết quả tốt, thực hiện 23 chuyến tàu thương mại điện tử xuyên biên giới với giá trị hàng hóa với hơn 110 triệu nhân dân tệ.

Nguồn: TTXVN

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398965
Go to top