Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcSáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc

Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc

mot vanh da mot con duong

Đươc xem như là kế hoạch Marshall thời hiện đại, sáng kiến Một vành đai, Một con đường (OBOR) của Trung Quốc sẽ xây dựng đường xá, cảng biển và đường sắt dọc theo các tuyến đường đến Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Sáng kiến được đưa ra vào năm 2013 bởi Chủ tịch Tập Cận Bình, OBOR là một sáng kiến ​​kết nối toàn cầu, nhằm tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng giữa 65 quốc gia, chiếm 60% dân số thế giới và 1/3 GDP toàn cầu.

Sáng kiến OBOR sẽ giúp nâng cao tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và mang lại lợi ích cho các công ty xây dựng, chúng ta không hi vọng sáng kiến ​​này giúp thu hẹp lượng dư thừa trong ngành công nghiệp nặng tại Trung Quốc.

Sáng kiến OBOR mang lại nhiều lợi ích

Sáng kiến OBOR cũng tìm cách để thúc đẩy kết nối “mềm”, như tự do hoá thương mại và đầu tư, trao đổi văn hoá xã hội. Xuất phát là một khẩu hiệu chính trị được hình trong “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Tháng 3 năm 2015, OBOR đã được cụ thể hoá trong kế hoạch hành động nhằm thực thi sáng kiến này.

Kế hoạch này đã lập “Vành đai kinh tế trên bộ”và “Con đường tơ lụa trên biển”. Vành đai kết nối Trung Quốc với Trung Á và Châu Âu, tập trung vào Lục địa Á Âu - một chuỗi logistics từ bờ biển phía đông Trung Quốc đến Tây Âu và hành lang kinh tế nối liền Trung Quốc với Mông Cổ và Nga, Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Con đường này kết nối bờ biển phía Đông của Trung Quốc với châu Âu thông qua Biển Đông và Ấn Độ Dương, con đường được xây dựng nhằm mục đích thiết lập các tuyến đường vận tải hiệu quả giữa các cảng biển lớn và kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Trung Đông và Bắc Phi thông qua Địa Trung Hải.

Sáng kiến ​​này là một công cụ giúp đạt được nhiều lợi ích. Cụ thể, sáng kiến giúp gia tăng sự thịnh vượng tại các khu vực kém phát triển của Trung Quốc, đặc biệt ở phía Tây của đất nước, thông qua đầu tư trong nước và hội nhập kinh tế với các nước láng giềng châu Á. Sáng kiến cũng giúp thúc đẩy sự kết nối và phát triển kinh tế dọc theo các tuyến đường, hứa hẹn hình thành một cơ sở hạ tầng cho các khu vực ít có sự liên kết với châu Á. Hơn nữa, Bắc Kinh mong muốn OBOR sẽ đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc thông qua đa dạng các nguồn nhập khẩu và các tuyến vận tải.

Ngoài ra, ẩn chứa các mục đích khác, Trung Quốc cố gắng tìm kiếm những nguồn tăng trưởng ở nước ngoài cho các công ty xây dựng và các ngành công nghiệp khác đang phải chịu đựng công suất dư thừa của các ngành này. OBOR cũng hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Sáng kiến còn giúp đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu, thúc đẩy việc mở rộng công nghệ của Trung Quốc như là một phần của kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Thêm vào đó, OBOR cũng giúp gia tăng sức ảnh hưởng chính trị và sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á và các nơi khác trên thế giới.

OBOR có thể thúc đẩy sự quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bằng cách khuyến khích việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch thương mại và tài chính. Các giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng tiền nhân dân tệ đã tăng trung bình khoảng 30% tổng thương mại xuyên biên giới của Trung Quốc trong năm 2015 kể từ 7% vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, tỷ trọng của nó đã giảm vào năm 2016, chủ yếu là do áp lực lên đồng nhân dân tệ và các biện pháp kiểm soát dòng vốn.

Kiểm soát vốn của Trung Quốc là một trở ngại cơ bản đối với sự quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Nếu không có tài khoản vốn mở cùng với việc mở cửa tiếp cận thị trường tài chính, thì việc người nước ngoài nắm giữ nhân dân tệ là một điều rất hạn chế. Nhưng nếu Trung Quốc tự do hóa tài khoản vốn, sự quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ được thúc đẩy bởi sáng kiến ​​OBOR khi mạng lưới thương mại và đầu tư khu vực tiếp tục được mở rộng và tăng cường.

Đối với nền kinh tế nội địa của Trung Quốc, một số nhà hoạch định chính sách xem sáng kiến OBOR như là một cách để tìm kiếm nhu cầu mới ở nước ngoài, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng Trung Quốc và các ngành công nghiệp có công suất sản xuất dư thừa. Các công ty xây dựng của Trung Quốc sẽ có được lợi ích đáng kể từ sáng kiến OBOR, trong khi đó, chúng tôi không mong đợi tác động lớn sẽ xảy ra đối với các ngành công nghiệp nặng.

Dựa trên quy mô đầu tư của OBOR, nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp nặng trong các dự án OBOR hàng năm không lớn bằng mức dư thừa trong ngành công nghiệp nặng của Trung Quốc. Theo ước tính sơ bộ, tổng chi phí hàng năm của OBOR hàng năm là 140 tỷ USD, tương đương với khoảng 22 triệu tấn thép hàng năm. Trong khi đó, ngành công nghiệp thép Trung Quốc sản xuất từ 250 triệu đến 450 triệu tấn mỗi năm.

Hơn nữa, rất tốn kém chi phí để vận chuyển các sản phẩm công nghiệp nặng trong khoảng cách dài; Tìm kiếm nhu cầu gần với dự án thường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt đối với sản phẩm xi măng.

Cuối cùng, những cân nhắc về phương diện chính trị làm cho các dự án của OBOR không phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu và dịch vụ từ Trung Quốc. Các quốc gia nhận viện trợ, đặc biệt là các nước có cơ chế quản lý tương đối chặt chẽ và các ngành công nghiệp nội địa khá phát triển, chẳng hạn như Ấn Độ và Indonesia, dường như các nước này không muốn nhìn thấy các công ty Trung Quốc kiểm soát tất cả các công việc hoặc chấp nhận một khoản nợ lớn từ Trung Quốc. Điều này thì ngược lại với các quốc gia có cơ chế quản lý yếu hơn như Pakistan và Campuchia, đó là một con dao hai lưỡi vì rủi ro tài chính từ các dự án sẽ rất cao.

 Vai trò lớn trong cấu trúc nền tài chính toàn cầu

Sáng kiến OBOR giúp tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực và toàn cầu bằng cách cung cấp hàng hoá công và chấp nhận rủi ro về tài chính mà các nhà đầu tư khác không thực hiện được. Việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã cho thấy nỗ lực của Trung Quốc trong việc cải cách hệ thống quản lý tài chính toàn cầu nhằm đảm bảo tầm ảnh hưởng kinh tế đang ngày càng gia tăng của nước này.

Việc thành lập AIIB có thể đã đẩy nhanh quá trình cải cách trong thời gian dài đối với việc quản lý của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và cung cấp cho các nhà đóng góp tại thị trường mới nổi một tiếng nói có tầm ảnh hưởng - điều này cuối cùng đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối năm 2015.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cam kết tăng khả năng cho vay để duy trì tính kết nối và hiệu quả trong khu vực. Bất kể những động thái được thúc đẩy trực tiếp bởi AIIB, cạnh tranh lành mạnh sẽ cải thiện việc phân bổ nguồn lực hiệu quả và kích thích cải cách cơ chế quản trị tài chính toàn cầu.

Bà Tianji là một nhà kinh tế học tại Oxford Economics, có trụ sở tại Hồng Kông. Bà tập trung vào việc phân tích những tác động đối với nền kinh tế Hồng Kông và Trung Quốc. Trước khi gia nhập Oxford Economics, Tianji đã làm việc với Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - Anh và Dow Jones. Bà có bằng thạc sỹ kinh tế của Đại học Hồng Kông.

Nguồn: brinknews.com – XM

Từ khóa: sáng kiến,vành đai, con đường, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410547
Go to top