Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTTIP và WTO: Thể chế nào đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu?

TTIP và WTO: Thể chế nào đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu?

TTIP

Theo Clara Weinhardt và Fabian Bohnenberger, EU và Mỹ cần phải nhận thức được rằng TTIP sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chứ không định hình được thương mại toàn cầu.

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 10 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được tổ chức tại Nairobi vào tháng 12 năm 2015, chỉ mang lại được kết quả hạn chế. Trong khi Mỹ và EU kêu gọi kết thúc vòng đàm phán Doha, các quốc gia đang phát triển và mới nổi lại bày tỏ mong muốn được tiếp tục đàm phán chương trình nghị sự này.

Kỳ vọng hiện nay là chính sách thương mại toàn cầu sẽ được đàm phán nhiều hơn tại các diễn đàn khác nhau.

Nhưng các hiệp định thương mại tự do giữa một số nước - chẳng hạn như các hiệp định thương mại khu vực có quy mô tầm cỡ đã được đàm phán trong những năm gần đây – có thể thiết lập ra các quy tắc toàn cầu và thay thế cho WTO đến mức độ nào?

Những người ủng hộ Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cho rằng hiệp định này sẽ tạo cơ hội hình thành các quy tắc thương mại không chỉ giữa EU và Mỹ mà còn vượt ra ngoài khu vực Đại Tây Dương.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel đã mô tả TTIP là "một đòn bẩy cho phép chúng tôi điều khiển việc toàn cầu hóa" – nghĩa là TTIP có thể thiết lập các quy tắc mới cho thương mại toàn cầu.

Nhưng khả năng TTIP tạo ra các tiêu chuẩn toàn cầu là hạn chế. Hiệp định này thậm chí có thể gây bất lợi cho việc nâng cao các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Mặc dù EU và Mỹ sẽ có thể tạo ra một số ít các chỉ tiêu kỹ thuật cho sản phẩm có giá trị to lớn đối với các nước khác, nhưng thực ra TTIP khó có thể điều khiển quá trình toàn cầu hóa và thực chất chỉ tập trung vào việc bảo vệ thị phần của EU và Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Thay vì thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại chung của WTO, Mỹ và EU đã chọn TTIP. Nói cách khác, TTIP tượng trưng cho việc rút lui khỏi nghĩa đa phương và sự từ chối WTO rõ ràng của Mỹ và EU.Nhưng EU và Mỹ không thể thay thế WTO bằng TTIP.

TTIP sẽ không tạo ra các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội toàn cầu

Trái ngược với tuyên bố của những người ủng hộ, TTIP không phải là một diễn đàn thích hợp để giới thiệu các tiêu chuẩn môi trường cao hơn hoặc các quyền của người lao động ở cấp độ toàn cầu. Những quốc gia như Ấn Độ sẽ không chấp nhận cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội trong các cuộc đàm phán thương mại với EU chỉ vì Mỹ đã đồng ý những tiêu chuẩn này trong TTIP.

Việc đưa các quy định trong TTIP ra toàn cầu chỉ có thể thực hiện một cách gián tiếp, và chủ yếu phải dựa vào sự hấp dẫn của thị trường EU và thị trường Mỹ. Nhưng thật ra, sự hấp dẫn của thị trường đã được EU và Mỹ đem ra làm lợi thế đàm phán trước cả khi có TTIP.

Như vậy, làm thế nào mà EU và Mỹ có thể thực thi các tiêu chuẩn và quyền lợi trong TTIP ở những quốc gia khác?

Nếu EU và Mỹ nghiêm túc trong vấn đề nâng cao tiêu chuẩn xã hội và môi trường, thắt chặt nghĩa vụ pháp lý của các công ty đa quốc gia EU và Mỹlà một chiến lược tốt. Tuy nhiên, chiến lược này rất khó thực hiện vì nó có thể khiến các công ty này mất thị phần trên thị trường toàn cầu và sụt giảm doanh thu.

TTIP tạo ra trở ngại trong việc nâng cao tiêu chuẩn môi trường và xã hội toàn cầu: hiệp định nàygiúp cả EU và Mỹ tăng khả năng cạnh tranh giữa trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, TTIP sẽ gửi một tín hiệu tới các quốc gia khác rằng họ nên thiết lập một sáng kiến ​​tương tự cùng với các đối tác thương mại của họ.

Các nước kém phát triển thường xem các tiêu chuẩn xã hội và môi trường thấp là một lợi thế cạnh tranh quan trọng, do đó việc nâng cao các tiêu chuẩn với các sáng kiến tương tự TTIP ở những quốc gia này là rất khó.

Khó tạo ra các tiêu chuẩn chung cho sản phẩm

Hầu hết lợi ích của TTIP xuất phát từ việc hợp tác trên các tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật. Cho đến nay, các quy định như các yêu cầu thử nghiệm và các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm là rất khác nhau trên cả 2 bờ Đại Tây Dương. Nếu EU và Mỹ thống nhất các tiêu chuẩn và quy định, TTIP có thể tăng sức mạnh thị trường của EU và Mỹ.

Nhưng cho dù điều trên thành hiện thực,TTIP cũng không thể hiện được quan điểm “điều khiển quá trình toàn cầu hóa” của những người ủng hộ. Nó chỉ phản ánh TTIP sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ và EU.

Mặc dù việc thống nhất các quy định có vẻ rất dễ dàng trên lý thuyết, thực tế cho thấy quá trình này rất phức tạp. Các nhà đàm phán TTIP cũng chỉ đang hướng tới hài hòa hóa các tiêu chuẩn trong một số ít lĩnh vực.

Việc tạo ra các tiêu chuẩn chung cho khu vực2 bên bờĐại Tây Dương dường như chỉ có khả năng thành hiện thực nhất trong các lĩnh vực tương lai như thương mại điện tử. Ngay cả Liên đoàn công nghiệp Đức cũng hiếm khi đề cập đến việc hài hoà hóa các tiêu chuẩn trong các tài liệu chi tiết về vấn đề hợp tác quy địnhcủa TTIP.

Rất có khả năng cả Mỹ và EU sẽ chọn giải pháp ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau ở hầu hết các lĩnh vực của TTIP thay cho hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định. Tuy phương pháp này hứa hẹn các lợi ích kinh tế, nhưng nó cũng không phải là giải pháp hướng đến việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu.

Định hình toàn cầu hóa khác nhau

EU và Mỹ cần phải nhận thức được rằng TTIP sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chứ không định hình được thương mại toàn cầu. Sự hình thành các khối thương mại sẽ dẫn đến việc đối xử giữa các nước bất bình đẳng hơn trong tương lai.

Khả năng các quốc gia khác thiết lập các quy tắc toàn cầu cũng sẽ giới hạn như TTIP của EU và Mỹ, nhưng các quốc gia khác chắc chắn sẽ theo đuổi các sáng kiến ​​riêng của họ.

Trung Quốc đã đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Do đó, tự do hóa sẽ không tự động mở rộng cho tất cả các thành viên WTO màchỉ giới hạn trong một số đối tác thương mại nhất định.

Điều này sẽ chủ yếu gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước đang phát triển: các quốc gia này sẽ không thể có mặt kịp thời trong cuộc tranh giành điều chỉnh phương hướng tự do hóa, và họ sẽ bị loại trừ. Đồng thời, một hệ thống các quy tắc thương mạivà tiêu chuẩn quá mức phức tạp sẽ bất lợi cho tất cả các quốc gia.

Nếu EU và Mỹ thực sự muốn định hình toàn cầu hóa theo ý định của họ, họ không thể bỏ qua WTO và các diễn đàn đa phương khác. Chỉ có WTO mới đưa ra cơ hội đàm phán các quy định thương mại toàn cầu thực sự, với sự tham gia và chấp thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Hội nghị Bộ trưởng ở Nairobi đã cho thấy sự sẵn sàng thỏa hiệpở các quốc gia WTO là khá thấp, nhất khi có các hiệp định như TTIP tồn tại.

Tuy vậy, quá trình đàm phán chậm, cẩn thậnvà thậm chí là rất khó khăncủa WTO là cách duy nhất để tránh sự hình thành của các khối kinh tế. Một mình EU và Mỹ đã không còn có thể thiết lập ra các quy tắc cho toàn cầu hóa.

Clara Weinhardt là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Hội nghiên cứu và Khoa học xã hội Brement thuộc Học viện chính sách công toàn cầu Policy (GPPi) ở Berlin.

Fabian Bohnenberger là trợ lý nghiên cứu tại Trường Quản trị Hertie và đã ở Nairobi để theo dõi Hội nghị Bộ trưởng WTO theo lời mời của Trung tâm Quốc tế về Phát triển Thương mại và bền vững (ICTSD).

Theo http://www.euractiv.com - TV

Từ khóa: TTIP, WTO, Thể chế nào là các tiêu chuẩn toàn cầu?

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007430145
Go to top