Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcẤn Độ ở ngoài TPP - Không phải điều gì quá tai hại

Ấn Độ ở ngoài TPP - Không phải điều gì quá tai hại

India-Trade

Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt, đã loại trừ nhiều nền kinh tế mới nổi tại châu Á Thái Bình Dương. Bài viết này nêu bật những hậu quả tiềm tàng với Ấn Độ khi đứng ngoài TPP và gợi ý giải pháp trong việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua các cuộc đối thoại song phương vốn đã bị đình trệ.

Kể từ khi kết thúc đàm phán, TPP được ca ngợi là thành công của Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã đặt ra mối quan ngại khi hiệp định này vắng mặt 2 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và có quy mô lớn tại châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc. Là một thỏa thuận thương mại cấp khu vực, TPP do Mỹ khởi xướng vào năm 2009 dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama và đi đến thống nhất sau 19 vòng đàm phán vào tháng 10 năm 2015.

Hiện nay, TPP bao gồm Mỹ và 11 nước châu Á Thái Bình Dương là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Mục tiêu của các nước TPP là tìm cách loại bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ; thúc đẩy cơ hội đầu tư giữa các nước; hài hòa các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ (IP), doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và khu vực tư nhân. TPP nỗ lực phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu cao hơn trong thương mại quốc tế tại mỗi quốc gia thành viên.

Với sự nhấn mạnh về khả năng mở rộng và tính nghiêm ngặt trong các quy định, nhiều học giả tin rằng TPP còn hơn là một thỏa thuận thương mại tự do - báo hiệu cho một sự thay đổi vượt ra ngoài các hiệp định thương mại truyền thống. Thông qua thỏa thuận này, Mỹ cũng tìm cách hiện diện nhiều hơn tại các nền kinh tế châu Á vốn đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vòng vài năm qua.

Với quy mô của mình, TPP đạt được bất kỳ điều gì trừ tính minh bạch trong tiến trình đàm phán. Chỉ đến khi toàn văn của TPP được công bố vào tháng 11 thì các thông tin chi tiết về hiệp định mới được biết đến. Kết quả là TPP phải đối mặt với không ít sự phản đối. Ví dụ, Tổng thống Nga Vladimir Putin xem các cuộc đàm phán kín của TPP là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một số nghị sĩ Canada và New Zealand cũng từ chối phê chuẩn do lo ngại về tác dụng ngược của hiệp định đối với phúc lợi xã hội. Và cũng nghịch lý thay khi TPP sử dụng “chính sách loại trừ” với các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc - điều này là mâu thuẫn với chính sách hội nhập sâu hơn vào kinh tế châu Á của Mỹ.

Các cuộc tranh luận xung quanh TPP vẫn còn tiếp diễn nhưng sẽ là cần thiết để xem xét tác động của nó lên nền kinh tế Ấn Độ.

Các quốc gia thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Singapore đang đối tác thương mại quan trọng của Ấn Độ. Thương mại của Ấn Độ với 12 quốc gia TPP được ghi nhận là có giá trị 31,6 tỷ USD trong năm 2003 đã tăng lên 152,3 tỷ USD vào năm 2014.

Tuy nhiên, thị phần của các nước TPP trong tổng kim ngạch của Ấn Độ với phần còn lại của thế giới đã giảm từ 24% năm 2003 xuống 19,6% vào năm 2014.

Mặc dù có sự suy giảm, các quốc gia này vẫn là thị trường xuất khẩu chính đối với các sản phẩm của Ấn Độ, bao gồm dầu mỏ, khoáng sản, dệt may, sản phẩm nông nghiệp (thịt và cá) và các loại xe cơ giới. Mỹ chiếm thị phần lớn nhất với 13,44% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ vào năm 2014, tiếp theo là Singapore và Việt Nam với tỷ lệ 3,05% và 2,06%.

P98

Hậu quả tiềm tàng đối với dệt may và thị trường lao động Ấn Độ

TPP hướng đến việc loại bỏ thuế quan hoặc đưa thuế về bằng 0% (mặc dù có lộ trình đối với một số mặt hàng nhạy cảm như nông nghiệp). Điều này có khả năng tác động đến Ấn Độ, đặc biệt đối với ngành dệt may và nông nghiệp khi chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) đảo dòng và thay đổi.

48,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Ấn Độ là xuất sang Mỹ với mức thuế trung bình khoảng 27,3%. Tuy nhiên, với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của TPP, các nước bắt buộc phải sử dụng nguồn sợi từ một trong các nước là thành viên của TPP để có thể hưởng mức thuế suất bằng 0%. Với lợi thế của mình, việc Việt Nam được miễn thuế khi vào thị trường Mỹ sẽ khiến Ấn Độ bị thay thế. Mặc khác, để tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường miễn thuế, Việt Nam sẽ phải chịu một chi phí đáng kể để thiết lập ngành sản xuất vải/sợi trong nước khi hiện nay nước này vẫn phải nhập nguyên liệu thô - chủ yếu từ Trung Quốc, điều này trong ngắn hạn có thể là cơ hội cho Ấn Độ.

Quy tắc từ sợi trở đi, cùng với việc hài hòa tiêu chuẩn sản xuất sẽ tác động đáng kể và làm thay đổi vị trí của Ấn Độ trong chuỗi GVCs ngành dệt may và sau đó là thiệt hại cho các nhà xuất khẩu của Ấn Độ. Sự gắn kết của Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu (được đo bằng hàm lượng giá trị gia tăng nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu thuần) đã tăng lên nhanh chóng từ 11% năm 1995 lên 22% vào năm 2009. Mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển nhưng Ấn Độ hiện vẫn đứng thứ 3 trong số các nền kinh tế BRICS.

Hiện tại Ấn Độ đang tuân thủ theo các tiêu chuẩn do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đặt ra. Nếu tham gia vào TPP, Ấn Độ phải đạt được các tiêu chuẩn sản xuất cao hơn (vấn đề khiến nhiều học giả xem TPP như là một khuôn khổ WTO cộng) - điều có khả năng tác động bất lợi đến nhiều ngành công nhiệp của nước này và có thể là không khả thi trong ngắn hạn.

Thị trường lao động Ấn Độ cũng sẽ phải trải qua một quá trình thay đổi phức tạp. Thị trường lao động Ấn Độ đang bị chi phối bởi việc làm phi chính thức, chiếm đến 92% tổng lực lượng lao động (theo số liệu NSSO 2011-12). Khu vực phi chính thức không phải tuân thủ các chính sách lao động năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Với bối cảnh như vậy, sự hài hòa tiêu chuẩn lao động trong khu vực phi chính thức của Ấn Độ là hết sức khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém. Hiện Ấn Độ cũng chưa phê chuẩn 3 trong số 5 tiêu chuẩn lao động năm 1998 của ILO, vốn là nền tảng của các tiêu chuẩn lao động được quy định trong TPP.

Con đường phía trước khi Ấn Độ không phải là thành viên TPP

Không phải là thành viên của TPP, Ấn Độ sẽ phải chịu nhiều tác động bất lợi: chuỗi giá trị bị đảo ngược, tổn thất xuất khẩu… Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ của Ấn Độ với các nền kinh tế TPP như Nhật Bản, Singapore, Chile, Australia và Canada có thể giúp giảm nhẹ một số thiệt hại trong xuất khẩu. Hơn nữa, đàm phán cho một hiệp định thương mại đa phương khác là RCEP mà Ấn Độ là một bên tham gia vẫn đang diễn ra và cần nhanh chóng đạt được khi thỏa thuận này được xem là phù hợp hơn trong tương quan chênh lệch phát triển giữa các nước tham gia.

Để đánh giá những tổn thất của xuất khẩu do khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế (chủ yếu tại thị trường Mỹ), Ấn Độ cần thúc đẩy các cho các hiệp định đầu tư song phương (BIT) với Mỹ. Đồng thời, Ấn Độ cũng cần tham gia vào các cuộc đối thoại song phương với các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương khác như Trung Quốc… và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước này nhằm củng cố vị thế của mình trong khu vực.

Tuy nhiên, nếu Ấn Độ dự định tham gia TPP trong tương lai, chính phủ cần tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng và nâng cao các tiêu chuẩn sản xuất trong nước trong mối tương quan với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này chắc chắn là một quá trình lâu dài. Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman gần đây tuyên bố Ấn Độ không có kế hoạch tham gia TPP nhưng vẫn theo dõi chặt chẽ diễn biến xung quanh hiệp định này.

Tiếp sau đó, Ấn Độ cũng nên theo đuổi mong muốn trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), nơi theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại triệt để và các tiêu chuẩn ngang bằng với TPP, tạo nền tảng để có thể tham gia hiệp định thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương (APFTA) hiện đang được xem xét. Đây có thể là bước đột phá để Ấn Độ theo đuổi các tiêu chuẩn toàn cầu cao hơn cho chính mình.

Tác giả: Preety Bhogal - chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (CPR), New Delhi, Ấn Độ.

Theo http://www.globalpolicyjournal.com/ - HP

Từ khóa: Ấn Độ, ở ngoài, TPP, Không phải điều gì quá tai hại 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428957
Go to top