Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tiếp cận thị trườngThị trường EUHồ sơ thị trường EUChiến lược định giá mặt hàng rau quả trên thị trường EU – Phần 1

Chiến lược định giá mặt hàng rau quả trên thị trường EU – Phần 1

agriculture-15

Định giá theo điều kiện vận chuyển

Incoterms (Điều khoản thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế quy định) là các điều kiện vận chuyển được chấp nhận toàn cầu phụ thuộc vào thỏa thuận chi phí vận chuyển và bảo hiểm. Incoterms định nghĩa các điều kiện vận chuyển giữa các bên trong hợp đồng đối với thương mại quốc tế. Các điều khoản này bao gồm 11 điều khoản với quy định trách nhiệm khác nhau. Gần đây, một bộ Incoterms mới có hiệu lực: Incoterms 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011. Bản cũ là Incoterms 2000.

Từ ngày 1/1/2011, có 11 điều khoản (thay vì 13 điều) với 2 điều kiện mới, DAP (delivered at place – giao tại địa điểm) và DAT (delivered at terminal – giao tại bến) và bỏ 4 điều kiện cũ, DAF, DDU, DEQ và DES. Cần lưu ý rằng, nếu bạn không chỉ rõ trong hợp đồng là áp dụng "Incoterms 2000" sẽ tự động ám chỉ là bạn áp dụng các điều kiện của Incoterms 2010 (bản Incoterms 2010 sử dụng từ "rules" trong khi Incoterms 2000 sử dụng từ "terms").

Bảng 1: Incoterms 2010

Các nhóm chính

Viết tắt

Giải nghĩa

Địa lý

Nhóm E (Điểm đi)

EXW

Giao hàng tại xưởng

Tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu

Nhóm F

FCA

Giao hàng cho người vận tải

Tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu

 

FOB

Giao hàng lên tàu

Tại cảng bốc hàng quy định

(Chưa thanh toán cho người vận tải chính)

FAS

Giao hàng dọc mạn tàu

Tại cảng bốc hàng quy định

Nhóm C

CFR

Tiền hàng và cước phí vận tải

Cảng đích quy định

(Đã thanh toán cho người vận tải chính)

CIF

Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải

Cảng đích quy định

 

CPT

Cước phí, bảo hiểm trả tới

Nơi đích quy định

 

CIP

Cước phí, bảo hiểm trả tới

Nơi đích quy định

Nhóm D

DAP

Giao tại địa điểm

Địa điểm quy định

(Điểm đến)

DAT

Giao tại cảng

Cảng quy định

 

DDP

Giao hàng đã nộp thuế

Nơi đích quy định

Tất cả các điều khoản Incoterms đều liên quan tới mức giá bạn quy định: thông thường, giá bạn nhận được sẽ cao hơn nếu bạn vận chuyển CPT so với giá vận chuyển FOB, nhưng chi phí cũng cao hơn. Vì thế, cần điều chỉnh giá cả theo Incoterms sau khi đã tính toán các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí khác có liên quan đến điều khoản Incoterms đã thống nhất. Luôn báo giá sản phẩm theo điều khoản Incoterms bạn định sử dụng và ghi rõ điều khoản Incoterms trong báo giá hoặc chào hàng của bạn.

Thông thường, với cương vị là nhà xuất khẩu, bạn nên tránh sử dụng các điều khoản thương mại mà người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu và/ hoặc thanh toán các chi phí và thuế thông quan nhập khẩu và/ hoặc các chi phí phát sinh ở phía người mua, như điều khoản DDP. Tương tự, nhà nhập khẩu cũng sẽ muốn tránh điều khoản EXW, người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan hàng xuất khẩu, trả các loại thuế và phí xuất khẩu và các chi phí phát sinh ở phía người bán. Các điều khoản thường được sử dụng trong thương mại quốc tế hàng rau quả gồm:

CFR hoặc CNF – Tiền hàng và cước phí vận tải

Người bán phải trả các chi phí và phí vận tải để vận chuyển hàng hóa đến cảng giao hàng. Tuy nhiên, rủi ro sẽ được chuyển cho người mua một khi hàng đã qua lan can tàu.

CIF – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải

Người bán có trách nhiệm vận tải hàng hóa đến cảng giao hàng và cung cấp cho người mua các giấy tờ cần thiết để nhận hàng từ người chuyên chở. Cả CNF và CIF đều phù hợp với nhà xuất khẩu nếu bạn có đủ nguồn tiền mặt.

FOB – Giao hàng lên tàu

Người bán phải chuyên chở hàng lên tàu do người mua chỉ định, chi phí và rủi ro được chuyển khi hàng qua lan can tàu. Người bán phải làm các thủ tục thông quan xuất khẩu. Đến nay, đây vẫn là phương thức định giá phổ biến nhất trong lĩnh vực rau quả.

Hệ thống định giá thâm nhập thị trường (EPS) của Liên minh Châu Âu

EPS xác định mức giá tối thiểu đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định. Hệ thống này chỉ được áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu được sản xuất ở EU. Một khó khăn trong việc đảm bảo đáp ứng EPS là phần lớn rau quả nhập khẩu vào EU được bán dưới dạng ủy thác, nghĩa là giá nhập khẩu sẽ không được quyết định cho tới khi sản phẩm được bán trên thị trường nhập khẩu EU. Vì thế, EU tính toán mức giá nhập khẩu tổng hợp, SIV. Giá rau quả - được khảo sát theo từng sản phẩm và từng nước xuất khẩu – được thu thập dựa trên các thị trường bán buôn rau quả đại diện ở các nước thành viên EU. Giá SIV hàng ngày được tính theo mức giá bán buôn trung bình của một số thị trường được lựa chọn, trừ đi chi phí marketing và vận chuyển và thuế quan. Trong thời gian làm thủ tục thông quan, nhà xuất khẩu có ba lựa chọn để khai báo giá rau quả theo EPS:

Phương pháp SIV

Sản phẩm được định giá dựa trên giá SIV của sản phẩm theo khảo sát của EC với thời gian nhập khẩu tương ứng. Phương pháp này dễ áp dụng đối với nhà nhập khẩu và không bị mất thêm thuế nếu SIV cao hơn EP. Tuy nhiên, hai lý do dưới đây có thể khiến nhà nhập khẩu áp dụng phương pháp khác.

Phương pháp sử dụng hóa đơn

Giá SIV có thể thấp hơn EP, do đó sẽ phải trả thêm thuế. Thứ hai, SIV có thể quá cao so với EP khiến cho thuế theo giá hàng hóa cao. Trong hai trường hợp này, có thể khai báo giá trị sản phẩm như trên hóa đơn. Nếu sử dụng hóa đơn, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng theo trị giá FOB phù hợp với các chi phí vận tải và bảo hiểm và vì thế chính là giá CIF.

Phương pháp khấu trừ

Giá thông quan hàng nhập khẩu dựa trên giá bán cuối cùng của kiện hàng được chứng minh bằng hóa đơn.

Nguồn: Cục Xúc Tiến Thương Mại

Từ khóa: Chiến lược định giá, mặt hàng rau quả, thị trường EU, Phần 1

Chuyên mục RCEP

Menu

Tiếp cận thị trường

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007427006
Go to top