Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngPhải “thay tên đổi họ” khi xuất sang EU, gạo Việt đang dần bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn

Phải “thay tên đổi họ” khi xuất sang EU, gạo Việt đang dần bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn

xuat khau gao

Dù đoạt giải gạo ngon nhất thế giới nhưng gạo Việt lại phải "thay tên đổi họ" khi xuất khẩu sang EU. Không còn giữ được thương hiệu cùng với nguồn gốc xuất xứ đã khiến cho gạo Việt bị bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn khi phải mang mác gạo của nước ngoài.

“Tìm được một sản phẩm được ghi tên và thương hiệu gạo Việt tại EU vô cùng khó…”

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An trao đổi với Tiền Phong và cho biết, gạo Việt Nam nếu như so sánh với các nước như Thái Lan hay Campuchia đang có lợi thế rất lớn để có thể xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) nhờ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Tuy nhiên, gạo Việt Nam lại thiệt thòi hơn khi thua kém về mặt thương hiệu, so với các đối thủ cũng ít có tiếng tăm hơn dù sở hữu chất lượng có thể tốt hơn nhiều. 

Ông Bình cho biết, hầu hết lượng gạo xuất khẩu sang EU đều là gạo theo dạng “gia công”. Cụ thể, những doanh nghiệp nhập khẩu sau khi nhập gạo Việt về sẽ đóng bao bì và nhãn mác của họ lên sản phẩm gạo Việt Nam, sau đó bán cho người tiêu dùng. Ví dụ như, gạo Việt khi được bán tại Anh sẽ mang các thương hiệu do nhà phân phối đặt như: Longdan, Buffalo (của Longdan Supermarket), Golden Lotus, Green Dragon (của Westmill UK) cùng với Red Ant (của MediFood).

Ông Bình khẳng định rằng: “Gạo Việt Nam từng đoạt giải gạo ngon nhất trên thế giới và được người tiêu dùng thừa nhận. Tuy nhiên, nếu như tìm một sản phẩm được ghi tên, thương hiệu gạo Việt tại EU thì vô cùng khó khăn. Chưa kể, cứ một thời gian lại xuất hiện một vụ việc đáng buồn đó là, gạo Việt bị trả về do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu gạo Việt Nam”.

Cũng theo thời gian, thời gian gần đây, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng đã ý thức được việc xây dựng thương hiệu, vì thế đã yêu cầu các đối tác nhập khẩu từ phía EU, nếu như muốn mua gạo sạch và gạo thơm của Công ty Trung An thì phải đóng bao bì gạo Việt Nam và gắn thương hiệu của Việt Nam. Ông Bình cho biết, trong nửa đầu năm 2022, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty sang những thị trường cao cấp đã ghi nhận mức tăng trưởng 68%, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu cũng đã tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. 

Ông Bình bổ sung: “Ban đầu, chúng tôi lo rằng đối tác sẽ giảm lượng mua và bỏ đơn hàng. Tuy nhiên, phía đối tác EU vẫn đặt hàng như bình thường, đồng thời người tiêu dùng cũng phản hồi những thông tin tích cực. Thậm chí, nhiều sản phẩm gạo cùng với sản phẩm chế biến từ gạo của Việt Nam như bún, phở của công ty sản xuất còn không kịp để phục vụ cho việc xuất khẩu”. 

Theo bà Vũ Thị Huệ - Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đại Dương Xanh đánh giá rằng, nhu cầu gạo của thị trường EU hiện đang rất cao. Nhiều doanh nghiệp hiện đang mạnh dạn xuất khẩu với số lượng lên tới hàng ngàn tấn, thay vì chỉ xuất khẩu ở mức nhỏ lẻ như trước đây. Có thể nói, giá gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU đang cao hơn so với các thị trường khác. Ví dụ như, cùng là một loại gạo nhưng ở thị trường khác, giá gạo chỉ ở mức 460 - 470 USD/tấn; tuy nhiên sang đến thị trường EU, mức giá đã được tăng lên 650 USD/tấn đối với loại gạo đạt tiêu chuẩn GAP, như vậy mức giá này đã cao hơn 120 USD.

Bà Huệ cho biết, điều khó khăn đó là, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ khai thác thị trường EU thông qua việc bán hàng tại các đại lý hoặc qua doanh nghiệp của EU. Đối với việc phân phối trực tiếp trên các kênh bán hàng lẻ để sản phẩm gạo có thể đến được tay của người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế. Do vẫn chưa tạo được thương hiệu, gạo Việt còn chưa vượt qua được những quy định nghiêm ngặt về xuất xứ nguồn gốc, chất lượng gạo cũng không được ổn định. Do đó, việc tận dụng cơ hội từ thị trường châu Âu vẫn còn khá khiêm tốn. 

Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội vào thị trường lớn

Được biết, theo như cam kết từ EVFTA, mỗi năm EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch là 80.000 tấn gạo, trong đó bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát và 20.000 tấn gạo chưa xay xát cùng với 30.000 tấn gạo thơm. Chưa kể, thị trường này còn mở cửa tự do hoàn toàn đối với sản phẩm gạo tấm, từ đó giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn mỗi năm sang EU cùng với thuế suất ưu đãi ở về mức 0% sau 3 - 5 năm kể từ khi triển khai hiệp định (từ tháng 8/2020). Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa sử dụng hết hạn ngạch ưu đãi đối với thuế quan này. Trong năm vừa qua, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được khoảng 64.000 tấn sang EU với trị giá lên tới gần 19 triệu USD. 

Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường EU là 50.221 tấn, giá trị rơi vào khoảng 36,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần gấp đôi. Thực tế cho thấy, thị phần gạo của Việt Nam thời điểm hiện tại ở EU mới chỉ chiếm 3,1% trong tổng số lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Chưa kể, lợi thế về mặt thuế quan đến từ hiệp định EVFTA chỉ được duy trì ở mức trung và ngắn hạn. Chính vì thế, EU vẫn có thể tiến hành đàm phán với các nước khác, đặc biệt là các quốc gia đối thủ trong ngành gạo của Việt Nam như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đến lúc đó, Việt Nam sẽ không còn lợi thế về xuất khẩu gạo nữa. 

Đối với vấn đề này, ông Bình nhận định, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bắt đầu lấy bao bì, nhãn mác của mình để đóng gói cho những sản phẩm được phân phối tại thị trường EU. Thế nhưng, ông Bình cũng khẳng định những điều này là chưa đủ. Các doanh nghiệp ngành gạo cần chung sức đồng lòng, cùng nhau đầu tư về mặt hình ảnh cũng như marketing cho thương hiệu gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư về chất lượng vùng trồng, tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu lớn canh tác theo tiêu chuẩn cao và sản xuất khép kín từ cánh đồng cho đến bàn ăn.  

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nếu muốn xây dựng thương hiệu gạo Việt thì cần phải tiến hành cụ thể hóa chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có được thương hiệu và được gắn nhãn mác chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải hỗ trợ và thiết lập những văn phòng để giới thiệu, quảng bá gạo Việt tại các thị trường trọng điểm. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cũng nên xem xét về việc hủy bỏ thủ tục đăng ký đối với hợp đồng xuất khẩu gạo, tham gia đấu thầu hợp đồng tập trung cùng với yêu cầu đạt chuẩn đối với nhà máy của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Nguồn: Đô thị mới

Từ khóa: xuất khẩu gạo

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397022
Go to top