Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngNgành mía đường cạnh tranh chưa sòng phẳng - Bài 2: Đường Thái vẫn 'ồ ạt' đi vòng né thuế

Ngành mía đường cạnh tranh chưa sòng phẳng - Bài 2: Đường Thái vẫn 'ồ ạt' đi vòng né thuế

mia duong

Ngày 15/6 vừa qua, Bộ Công Thương đã có Quyết định 1578 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với mức 47,64%, thời hạn áp dụng 5 năm. Tuy nhiên, đường Thái vẫn đi vòng qua nước thứ 3 để vào Việt Nam.

Thuế chống phá giá vẫn chưa cứu được ngành đường

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam 5 tháng đầu năm nay đã tăng đột biến với mức hơn 320.000 tấn, tăng 300.000 tấn, tức gấp 16 lần so với cùng kỳ. Trong tháng 6 và tháng 7, một lượng đường lớn từ các quốc gia trên vẫn tiếp tục “chảy” vào Việt Nam.

Theo đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), năng lực sản xuất mía đường của cả 5 nước ASEAN nêu trên nhiều năm nay không được cải thiện nên không thể có sản lượng đường lớn để xuất khẩu vào Việt Nam với mức tăng bùng nổ như vậy.

Cụ thể, trong 5 nước ASEAN, xuất khẩu đường với sản lượng lớn vào Việt Nam thì chỉ có Indonesia có năng lực sản xuất nhiều nhất với sản lượng trên 2 triệu tấn/năm nhưng nhu cầu tiêu thụ nội địa lên đến gần 7 triệu tấn/năm. Philippines, Myanmar sản lượng đường sản xuất mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu nội địa. Lào và Campuchia năng lực sản xuất chỉ khoảng trên 100.000 tấn đường/năm, đủ phục vụ cho nhu cầu nội địa.

Như vậy, phần lớn sản lượng đường 5 quốc gia trên xuất khẩu vào Việt Nam nhiều khả năng có xuất xứ từ Thái Lan, bởi vì năng lực sản xuất đường của quốc gia này lên đến 15 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 2-3 triệu tấn/năm.

Theo ghi nhận của VSSA, trong tháng 6, tháng 7, đường có nguồn gốc Thái Lan vẫn tiếp tục đi đường vòng nhập khẩu vào Việt Nam làm cho đường trong nước khó tiêu thụ vì dư thừa nguồn cung, giá giảm.

mia1

Sản lượng đường nhập khẩu tăng đột biến trong những tháng đầu năm. Nguồn biểu đồ: VSSA

Ông Trần Vĩnh Chung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết, đường Thái Lan đã được Bộ Công Thương xác định trợ cấp và bán phá giá nên mới quyết định áp thuế phòng vệ thương mại cho ngành mía đường nội địa.

Tuy nhiên, diễn biến hiện nay cho thấy, đường Thái đã đi vòng né thuế ồ ạt tràn vào Việt Nam như cũ. Do vậy, các hội viên VSSA đã cùng đề nghị VSSA kiến nghị với Bộ Công Thương có biện pháp xử lý hành vi gian lận, lách luật, né thuế đối với các đầu mối nhập khẩu đường Thái Lan nhằm tạo “sân chơi” cạnh tranh sòng phẳng cho ngành đường nội địa.

“Hiện nay, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên cơ quan chức năng khóa chặt đường mòn lối mở biên giới nên hàng hóa nhập lậu trong đó có mặt hàng đường không thể “chảy” vào. Tuy nhiên, về lâu dài khi dịch bệnh được đẩy lùi, giao thương hàng hóa qua biên giới được mở ra thì đường lậu lại tuồn vào, khi đó ngành mía đường nội địa còn bi đát hơn”, đại diện một Công ty mía đường cảnh báo.

Cần nâng cao “sức đề kháng” cho ngành mía đường

VSSA cho biết, trước đây, cả nước có khoảng 40 nhà máy đường hoạt động. Mấy năm gần đây, đã có nhiều nhà máy phải đóng cửa, hiện chỉ còn khoảng hơn 20 nhà máy đường duy trì được hoạt động. Niên vụ mía đường 2016-2017, Việt Nam sản xuất đạt 15 triệu tấn mía, chế biến được khoảng 1,5 triệu tấn đường, thì đến niên vụ 2020-2021, sản lượng mía giảm chỉ còn khoảng 7 triệu tấn, lượng đường sản xuất chỉ đạt khoảng 700.000 tấn. Diện tích trồng mía trên cả nước từ gần 300.000ha trước đây, nay đã giảm còn chưa đến một nửa, chỉ trên dưới 120.000ha.

Theo ông Trần Vĩnh Chung, Tổng giám đốc Casuco, ngành sản xuất mía đường tại vùng ĐBSCL còn “bi đát” hơn, nếu không có giải pháp “cấp cứu” thì có nguy cơ đột quỵ. “Niên vụ trước còn được 2 nhà máy hoạt động thì niên vụ này chỉ còn có nhà máy đường Phụng Hiệp lên kế hoạch hoạt động nhưng nếu việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu không đủ hoạt động cho 3-5 tháng thì chúng tôi cũng không thể hoạt động được vì sản xuất sẽ không hiệu quả”, ông Chung cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng thư ký VSSA, nếu so sánh mặt bằng chung về sản xuất mía đường trong khối ASEAN thì trình độ, công nghệ chế biến của ta tuy thua Thái Lan nhưng tương đương với Indonesia, Philippines, năng lực chế biến ngang tầm khu vực châu Á. Tuy nhiên, khâu giống, kỹ thuật gieo trồng, cơ giới hóa trong sản xuất thì thua kém nhiều nước nên dẫn đến giá thành sản xuất cao.

Theo Báo cáo của của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2020, cả nước có 41 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế đạt gần 150.000 tấn mía/ngày, sản xuất được 1,237 triệu tấn đường, trong đó đường tinh luyện là 630 nghìn tấn. Hiện tại chỉ còn 36/41 cơ sở đang hoạt động tập trung ở 25 tỉnh/thành phố.

Về công suất chế biến, chỉ có 5 nhà máy có công suất lớn trên 6.000 tấn mía/ngày; 8 nhà máy công suất khá trên 3.000 tấn mía/ngày; 17 nhà máy công suất vừa trên 2.000 tấn mía/ngày và 11 nhà máy nhỏ công suất dưới 2.000 tấn mía/ngày. Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 73,1 %.

Về công nghệ chế biến, đa số các nhà máy (33/41 nhà máy) sử dụng trang thiết bị, dây chuyền sản xuất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ có mức độ tự động hóa không cao; các sản phẩm phụ sau đường, cạnh đường như cồn, điện, phân vi sinh đã hình thành nhưng hiệu quả khai thác chưa cao.

Còn nữa….

Nguồn: Nhà Đầu Tư

Từ khóa: mía đường, chống bán phá giá

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392567
Go to top