Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếGiải pháp nào thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường trọng yếu?

Giải pháp nào thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản sang các thị trường trọng yếu?

xk nong lam thuy

Báo cáo “Định hướng, giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang một số thị trường chính” của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn đã đưa ra các giải pháp mà doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần lưu ý.

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, hoạt động xuất khẩu NLTS sang các thị trường chính có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đối với thị trường Mỹ, Việt Nam chưa có Hiệp định thương mại tự do nên NLTS của Việt Nam chủ yếu vẫn chịu thuế tối huệ quốc (MFN). Mức thuế suất này cao hơn 5-5,2% so với thuế suất song phương áp dụng cho các quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Mỹ. Mỹ hiện gia tăng số vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số NLTS Việt Nam như cá tra, tôm, gỗ dán và tủ gỗ, mật ong.

Đối với thị trường Nhật Bản, trong giai đoạn 2009-2021 tăng trưởng với tốc độ 8,7%/năm. Giá trị xuất khẩu NLTS sang EU chỉ tăng trưởng nhẹ với bình quân đạt 2,9%/năm. EVFTA đang tạo cơ hội để thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp tại EU để phát triển chế biến các sản phẩm NLTS tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Đáng chú ý, trong thời gian tới, ngành gỗ nội thất được dự báo sẽ tăng trưởng do thị trường xây dựng hoạt động mạnh trở lại sau khi đại dịch COVID - 19 được kiểm soát. Nhu cầu sử dụng gỗ đạt chứng chỉ tại thị trường EU cũng được dự báo ngày càng tăng.

Đối với thị trường Trung Quốc, hoạt động tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng tốc và thương mại nông sản sẽ tiếp tục sôi động. Tuy nhiên, sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đã duy trì trên 650 triệu tấn trong giai đoạn 2022-2031, với lượng tồn kho ngũ cốc dồi dào nên thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngũ cốc sẽ giảm và tiêu thụ thịt, trứng, sữa, trái cây và rau quả sẽ tăng lên. 

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu NLTS tới các thị trường trọng yếu, Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn khuyến nghị các giải pháp sau.

Việt Nam cần đàm phán với Nhật Bản xem xét ký kết Thỏa thuận hợp tác về kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu giữa các cơ quan có thẩm quyền của hai bên. Đề nghị phía Nhật Bản đánh giá nguy cơ trước khi áp dụng các biện pháp xử lý chặt đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Đồng thời, cần xây dựng cẩm nang danh mục các hóa chất, kháng sinh, chất cấm đối với hàng hóa NLTS xuất khẩu sang Nhật Bản để khuyến cáo cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Tiếp tục chuẩn bị hồ sơ, đàm phán với Nhật Bản để cấp phép xuất khẩu các sản phẩm trái cây tươi như nhãn, bưởi, chôm chôm, vú sữa.

Đàm phán với Nhật Bản về các biện pháp đánh giá vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, để tiến tới có thể xuất khẩu các sản phẩm thịt chế biến, sản phẩm chăn nuôi tươi sang Nhật.

Tập trung phát triển các sản phẩm gỗ nội thất như nội thất bếp ăn, phòng ngủ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ các sản phẩm có nhu cầu cao tại Nhật Bản. Tăng cường kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tính hợp pháp của sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm giữa hai nước giúp doanh nghiệp các nước có cơ hội tìm kiếm khách hàng.

Riêng tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán và hoàn tất sớm để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm tiềm năng khác như bưởi, khoai lang, roi, dừa, na, bơ, tổ yến, sản phẩm chăn nuôi, cá ngừ, cá rô phi, cua. Đàm phán để tăng số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, sắn các loại nông thủy sản khác sang Trung Quốc.

Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tăng tỷ lệ NLTS chế biến như gạo (gạo nếp, gạo trắng), trái cây, thủy sản (cá tra, tôm), hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su tự nhiên. Nhanh chóng thúc đẩy các tỉnh xây dựng dựng các mã số vùng trồng theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tiếp tục đàm phán tăng số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang Trung Quốc; thúc đẩy triển khai Dự án “Mô hình chăn nuôi lợn cách ly và giết mổ ở khu vực biên giới” với các địa phương, đồng thời tận dụng hiệu quả các ưu đãi do Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang Trung Quốc.

Đồng thời, nghiên cứu đề xuất xây dựng các kho lạnh bảo quản sản phẩm tươi ở gần các cửa khẩu tại tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh nơi tập trung giao thương lớn (có thể xây dựng kết hợp với chợ đầu mối bên trong các tỉnh không nhất thiết phải ở gần cửa khẩu).

Tăng đầu tư về nguồn lực (con người, trang thiết bị, ngân sách) cho cán bộ kiểm dịch động, thực vật tại các cửa khẩu để kiểm soát an toàn dịch bệnh. Xây dựng và kiện toàn hệ thống cảnh báo cáo dịch bệnh trực tuyến giữa hai nước. Hàng năm tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước thông qua các hội chợ quảng bá sản phẩm NLTS, tổ chức các hội nghị khu vực.

Hợp tác nghiên cứu trong sản xuất, chế biến NLTS, tăng cường hợp tác, kết nối trao đổi thông tin, thiết lập quan hệ, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường Trung Quốc.

“Cần tăng cường hợp tác liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc để xây dựng các vùng chuyên canh xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn và có hợp đồng dài hạn. Nghiên cứu thành lập hiệp hội xuất khẩu NLTS các tỉnh biên giới phía bắc nhằm điều phối, nâng cao hiệu quả công tác đàm phán, đầu tư và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc”, Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn khuyến nghị.

Nguồn: Doanh nghiệp Hội nhập 

Từ khóa: xuất khẩu nông lâm thủy sản

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394604
Go to top