Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnFTA tiếp tục là “đòn bẩy” cho xuất khẩu trong năm 2024

FTA tiếp tục là “đòn bẩy” cho xuất khẩu trong năm 2024

1501 9

Thị trường được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, song theo các chuyên gia chúng ta có thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại kéo đà phục hồi xuất khẩu (XK) trong năm 2024.

Chinh phục thị trường khó tính

Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã và đang mở ra cánh cửa lớn cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường EU. Theo đó, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã gia tăng XK. Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex cũng cho biết, hiện nay Vinasamex đã XK các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Trước đây, khi chưa có thương hiệu, doanh nghiệp (DN) XK sang các thị trường đại trà, dễ tính. Nhưng những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, DN tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để XK vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản...

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cũng cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia XK gạo khác như Campuchia, Thái Lan, Ấn Ðộ nhờ ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Theo đó, mặt hàng gạo đã XK vào thị trường EU - khối lượng XK không nhiều, nhưng đã XK được chủng loại gạo cao cấp, đặc biệt là gạo thơm cho giá trị cao. Mặc dù, số lượng XK sang thị trường này chưa lớn, nhưng gạo của Việt Nam đã có vị thế trên thị trường và đây cũng là một thị trường tiềm năng cho gạo của Việt Nam.

Cùng với gạo, nhờ EVFTA, Việt Nam được xóa bỏ đến 94% các dòng thuế cho rau quả (trước đó có thuế suất 10-20%), tạo lợi thế cạnh tranh so với Thái Lan và Trung Quốc. Trao đổi với PV Báo CAND ngày 13/1, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, XK rau quả và XK gạo là những điểm sáng trong năm 2023. DN Việt cũng đã tận dụng tốt cơ hội từ các FTA để duy trì XK vào các thị trường chính. EU là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam trong XK rau quả. Năm 2023, xuất sang EU tăng 30% so với năm 2022. Trong năm 2024, XK rau quả sang các nước EU dự báo sẽ tăng trên 2 con số, ước đạt hơn 300 triệu USD.

Bên cạnh đó, DN cũng đã tận dụng cơ hội từ Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) để gia tăng XK. Như trong khối CPTPP thì XK sang Canada là nhiều nhất. Bởi, trước chưa có CPTPP thì thuế cao, khi thực thi CPTPP giảm thuế thì XK tăng mạnh, cùng với việc Canada không khống chế mặt hàng, có đối tác mua hàng nên việc XK cũng thuận lợi hơn.

Năm 2024, dự kiến một số mặt hàng thanh long, xoài, chanh, chanh leo, dừa… sẽ tăng mạnh tại thị trường này. Hay như tại thị trường Nhật Bản, sau thanh long, xoài và vải, thì trái nhãn tươi cũng đã được khơi thông. Vào được thị trường khắt khe này đồng nghĩa với việc trái cây Việt Nam nói chung, quả nhãn nói riêng sẽ có cơ hội chinh phục các nước phát triển khác.

Chất lượng là tiêu chí hàng đầu

Để XK bền vững sang EU và Vương quốc Anh, ông Phan Văn Có cho rằng, một vấn đề DN cần lưu ý là chất lượng sản phẩm cần phải được duy trì và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. EU và Anh kiểm tra và yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, trong đó vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu kiểm tra rất nghiêm ngặt. DN cần phải tuân thủ và cam kết thì mới có thể XK tiếp và giữ được thị trường.

Tương tự, theo ông Đặng Phúc Nguyên, cùng với việc tận dụng được các FTA đã ký, thì sản phẩm phải đạt chất lượng, đạt mẫu mã theo yêu cầu của thị trường nhập. “Muốn bán được hàng thì mẫu mã hàng phải cải tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh và đủ điều kiện đi vào nước đó. Sợi chỉ xuyên suốt nhất là sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không tồn dư hoá chất độc hại”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Để hàng hóa Việt Nam XK sang thị trường EU, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho rằng, trước hết phải tuân thủ các quy định về xuất xứ từ giai đoạn sản xuất nguyên liệu. Ngoài chứng nhận xuất xứ, DN Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định khắt khe khác, như vấn đề môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật. Vượt qua được các khó khăn này, hàng hóa của Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Bên cạnh đó, việc triển khai các FTA đã ký kết đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa XK, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Nguồn: CAND

Từ khóa: Mạng lưới sản xuất toàn cầu, dự báo, thị trường, hiệp định thương mại

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397236
Go to top