Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThuế tối thiểu toàn cầu không phải là rủi ro cho FDI

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là rủi ro cho FDI

thue toi thieu toan cau

Đó là nhận định của ông Michael Kokalari - CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital trong Báo cáo “Hướng đến năm 2024” .

Theo VinaCapital, Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ tác động đến hơn 100 công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và mang đến thêm 600 triệu USD tiền thuế cho Chính phủ, tương đương với mức 4% lợi nhuận của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Trong khi đó, theo căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu (sau khi đã loại trừ các trường hợp không phải áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu). Theo đó, nếu các quốc gia khác đều áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng trên 14.600 tỷ đồng.

Một số nhà đầu tư lo ngại việc Việt Nam áp dụng chế độ thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, bởi điều này hạn chế khả năng Việt Nam đưa ra các ưu đãi thuế để thu hút nhà đầu tư FDI.

Tuy nhiên, theo phân tích của ông Michael Kokalari - CFA, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital trong Báo cáo “Hướng đến năm 2024”, không cần lo ngại vấn đề này vì hai lý do:

Thứ nhất, Việt Nam có thể đưa ra các giáp pháp khác để hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ khoản thuế mà các công ty đa quốc gia phải trả khi Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang nghiên cứu đề xuất “Quỹ Hỗ trợ Đầu tư” (ISF) để hoàn thuế cho một số công ty thông qua việc hỗ trợ chi phí đào tạo nhân viên, chi phí R&D, hoặc chi phí lãi vay.

"Thông tin về ISF vừa được công bố vài ngày gần đây, và chúng tôi mong đợi sẽ có thêm nhiều chi tiết được chia sẻ trong thời gian tới. Các quốc gia cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực chắc chắn cũng sẽ có những biện pháp tương tự, sẽ khiến mặt bằng thuế giống như trước khi áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu", ông Michael Kokalari nhấn mạnh.

Thứ hai, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác, ưu đãi thuế không phải là động lực chính để các công ty đa quốc gia quyết định đầu tư vào một quốc gia đang phát triển. Các công ty đa quốc gia cân nhắc nhiều yếu tố như chi phí, chất lượng nhân công, chất lượng hạ tầng, độ mở của môi trường kinh doanh… khi quyết định đầu tư.

Hiện nay, ở các nước phát triển, các yếu tố trên là gần như tương đồng, nên thuế trở thành yếu tố quan trọng hơn để các công ty đa quốc gia cân nhắc, quyết định đầu tư, so với khi họ cân nhắc đầu tư ở các nước đang phát triển.

"Ví dụ, một công ty cân nhắc đầu tư ở Ireland hoặc Anh sẽ cân nhắc kỹ yếu tố thuế, bởi các yếu tố khác như nguồn lao động, hạ tầng… là như nhau. Yếu tố giúp Ireland thu hút dòng vốn FDI khổng lồ trong 30 năm qua chính là mức ưu đãi thuế rất hào phóng. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến việc phải áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu", ông Michael Kokalari phân tích thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Việt Nam hoàn toàn có thể hỗ trợ trở lại cho các doanh nghiệp FDI để họ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam bằng việc thành lập Quỹ hỗ trợ từ nguồn thu từ các doanh nghiệp FDI. Theo đó, có thể hỗ trợ bằng tiền để các doanh nghiệp có thể xây dựng và triển khai các trung tâm R&D tại Việt Nam, hoặc đào tạo nguồn nhân lực, ưu đãi về đất đai. Ngoài ra, có thể dùng Quỹ này để hỗ trợ các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024. Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cũng đang khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định quy định chi tiết các nội dung được giao trong Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu để kịp thời triển khai thực hiện.

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Từ khóa: thếu tối thiểu toàn cầu, FDI, hỗ trợ, ưu đãi

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397224
Go to top