Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChính sách mở cửa tiêu chuẩn cao của Trung Quốc mang lại điều gì cho thế giới?

Chính sách mở cửa tiêu chuẩn cao của Trung Quốc mang lại điều gì cho thế giới?

Năm 1978, một trong những chính sách cơ bản quan trọng nhất của Trung Quốc là cải cách mở cửa, đã được thông qua dưới sự lãnh đạo của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Kể từ đó, các thế hệ lãnh đạo kế cận của Trung Quốc đã kiên quyết theo đuổi để thực hiện chính sách này, đưa Trung Quốc thành một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc, mở cửa với thế giới bên ngoài.

china

Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, quốc gia thương mại lớn nhất và là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. Nhưng đó chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nước này không chỉ tiếp tục cải cách để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà như ông Tập đã lưu ý trong báo cáo trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, là “thúc đẩy mở cửa tiêu chuẩn cao.”

Các yêu cầu mới đã được nhắc lại trong “hai phiên họp” năm nay, đặc biệt là ông Tập đã có cuộc thảo luận với đại biểu của đoàn đại biểu tỉnh Giang Tô tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 14 vào ngày 5 tháng 3.

Cuộc khảo sát gần đây của Tân Hoa Xã, “mở cửa tiêu chuẩn cao” là một trong những từ khóa/tiêu chuẩn và sáng kiến được người nước ngoài quan tâm nhất trong kế hoạch phát triển của Trung Quốc. Nhưng nó có nghĩa gì ? Và nó sẽ mang lại điều gì cho thế giới ?

ĐÓNG GÓP CHO NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với hơn 1,4 tỷ dân, Trung Quốc đã mở cửa sâu rộng hơn, với một thị trường tiêu dùng cực kỳ rộng lớn và kiên định theo đuổi chính để thúc đẩy sự phát triển chung của thế giới, từ đó mang lại niềm tin và sự chắc chắn cho nền kinh tế toàn cầu.

Vào cuối tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, chiếm 2/5 mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, trong khi Mỹ và khu vực đồng euro đóng góp chưa đến 1/5.

Hồi đầu tháng 2, The Economist nhận định sự phục hồi của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 “sẽ đóng góp đáng kể cho tăng trưởng toàn cầu”, do nền kinh tế Trung Quốc đã giúp ổn định các nền kinh tế thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trong bối cảnh xung đột địa chính trị, khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực cũng như đại dịch, toàn cầu hóa hiện đang chững lại. Chỉ số độ mở toàn cầu tiếp tục giảm, theo Báo cáo Độ mở Thế giới năm 2022.

Tuy nhiên, cam kết mở cửa tiêu chuẩn cao của Trung Quốc đã giúp nền kinh tế nước này đối phó với những cơn gió ngược. Trong cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2023 tại Davos vào tháng 1, Trung Quốc được coi là trụ cột của nền kinh tế thế giới, nhiều người cho rằng các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc, bao gồm cả việc phản ứng lạc quan với COVID-19, sẽ góp phần phục hồi kinh tế toàn cầu.

Bob Moritz, chủ tịch toàn cầu của PricewaterhouseCoopers, phát biểu tại WEF rằng ông tin tưởng vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc, dựa trên cơ sở người tiêu dùng mạnh mẽ, sự tiến bộ công nghệ và vị trí nhà xuất khẩu hàng đầu.

“Tôi khá lạc quan về kết quả”, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Khoáng sản Ả-rập Xê-út Bandar Alkhorayef cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng Trung Quốc dự kiến đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

CƠ HỘI ĐƯỢC CHIA SẺ

Khía cạnh quan trọng nhất của chính sách mở cửa tiêu chuẩn cao của Trung Quốc là chia sẻ cơ hội, cùng nhau phát triển và cải thiện sinh kế của người dân, tất cả nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng một tương lai cho nhân loại.

Bắc Kinh đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại tự do toàn cầu và khu vực. Lấy ví dụ về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), chính thức có hiệu lực vào năm 2022. Cho đến nay Hiệp định này là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới với 15 quốc gia ký kết.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy hiệp định này bao trùm 30% dân số thế giới, đóng góp khoảng 30% GDP toàn cầu, chiếm hơn 1/4 thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu và 31% dòng vốn FDI toàn cầu.

Khi tham gia RCEP, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy thương mại tự do và nỗ lực phá bỏ các rào cản thương mại giữa các nước tham gia. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho thấy thương mại của Trung Quốc với các nước thành viên RCEP đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,95 nghìn tỷ Nhân dân tệ (1,88 nghìn tỷ USD) vào năm 2022, chiếm 30,8% tổng giá trị thương mại của Trung Quốc.

Rebeca Grynspan, Tổng thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, cho biết trong bối cảnh độ mở cửa toàn cầu giảm, chi phí thương mại gia tăng, RCEP giúp thúc đẩy mở cửa và hợp tác trong và ngoài khu vực, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Tập đề xuất vào năm 2013 cũng đóng một vai trò quan trọng trong khía cạnh này. Nó đã trở thành một trong những nền tảng quốc tế phổ biến nhất cho sự hợp tác toàn cầu.

Theo dữ liệu chính thức, trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã ký hơn 200 văn bản hợp tác BRI với 151 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế.

Trong khuôn khổ BRI, ASEAN có Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đang vận hành thử nghiệm, đây là tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trong khu vực; Cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville đầu tiên của Campuchia chính thức thông xe; Cầu Peljesac của Croatia và dự án Thủy điện Karot của Pakistan được đưa vào vận hành. Tất cả những dư án này đều được người dân địa phương đồng tình hưởng ứng.

Cavince Adhere, một học giả về quan hệ quốc tế ở Kenya, cho biết “Nếu nhìn vào mô hình phát triển của Trung Quốc, chúng tôi gọi đó là thành quả phát triển mà Trung Quốc đang chia sẻ với phần còn lại của thế giới”. Học giả này còn nhấn mạnh, chương trình BRI đã làm thay đổi nhanh chóng các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi.

TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG DỄ DÀNG HƠN

Theo chính sách mở cửa tiêu chuẩn cao, Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm tạo sân chơi bình đẳng, để các công ty nước ngoài có môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt hơn tại thị trường Trung Quốc.

Năm 2022, Trung Quốc đã đổi mới Danh mục các ngành được khuyến khích đầu tư nước ngoài, áp dụng mức thuế nhập khẩu tạm thời thấp hơn mức tối huệ quốc đối với 1.020 mặt hàng và tiếp tục giảm mức thuế suất tối huệ quốc đối với 62 sản phẩm công nghệ thông tin (IT). Mức thuế quan tổng thể của các sản phẩm IT giảm từ 7,4% xuống 7,3% sau khi điều chỉnh.

Trong khi đó, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương thường niên của Trung Quốc tổ chức vào cuối năm 2022 đã nhắc lại yêu cầu “thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài với cường độ lớn hơn”.

Trung Quốc đang tích cực tìm cách hạ thấp ngưỡng, giảm chi phí cũng như rủi ro liên quan đến đầu tư nước ngoài. Các mặt hàng trong danh sách bảo lưu trên toàn quốc và thí điểm đối với các khu thương mại tự do, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2022, đã bị cắt giảm lần lượt 31 và 27, giảm lần lượt 6,1% và 10%.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã xây dựng nhiều chương trình khác nhau để tiếp cận các doanh nghiệp nước ngoài, như Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ triển lãm sản phẩm tiêu dùng quốc tế Trung Quốc và Hội chợ thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc.

Dữ liệu từ MOC cho thấy, tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5 (CIIE - 2022), thu hút các doanh nghiệp từ 127 quốc gia và khu vực, cũng như 69 chính phủ quốc gia và tổ chức quốc tế, các thỏa thuận giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ trị giá 73,52 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự kiện cũng dành nhiều gian hàng miễn phí cho các doanh nghiệp đến từ các quốc gia kém phát triển nhất.

“Cách đây 5 năm, tôi đã công bố quyết định tổ chức CIIE vì mục đích mở rộng sự mở cửa của Trung Quốc và biến thị trường to lớn của chúng ta thành những cơ hội to lớn cho thế giới. Ngày nay, CIIE đã trở thành nơi thực hiện hóa mô hình phát triển mới của Trung Quốc, một mô hình mở cửa tiêu chuẩn cao và mang lợi ích chung cho toàn cầu,” ông Tập phát biểu tại lễ khai mạc CIIE lần thứ 5.

Ca ngợi phát biểu của ông Tập, Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, cho biết ông đã nghe thấy cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc về cải cách và mở cửa hơn nữa.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: Trung Quốc, chính sách mở cửa tiêu chuân cao, kinh tế thế giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409487
Go to top