Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChính sách “Suganomics” và quan hệ kinh tế Ấn Độ - Nhật Bản: 7 chiến lược trọng tâm

Chính sách “Suganomics” và quan hệ kinh tế Ấn Độ - Nhật Bản: 7 chiến lược trọng tâm

 suga2

Một trong những thách thức lớn nhất đang chờ đợi tân Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga, là làm thế nào đưa nền kinh tế Nhật Bản - đang đối mặt với cuộc suy thoái kinh hoàng do tác động của đại dịch COVID-19 - trở lại đúng hướng.

Cuộc tranh luận tập trung vào mức độ mà ban lãnh đạo mới của Nhật Bản có thể chuyển tiếp từ chính sách kinh tế "Abenomics" sang "Suganomics", đồng thời thúc đẩy một môi trường cạnh tranh tại chính quốc. Shinzo Abe, Thủ tướng nắm quyền lâu nhất của Nhật Bản, đã nỗ lực rất nhiều cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

Ảnh hưởng của Abe được phản ánh phần lớn trong các ​​chính sách đối ngoại của Nhật Bản, tập trung vào việc thiết lập quan hệ đối tác đầu tư kinh tế và thương mại sâu sắc hơn với các đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặc biệt là Ấn Độ. Điều này đặt ra câu hỏi: liệu chính sách “Suganomics” sẽ có những tác động nào đối với quan hệ đối tác Ấn Độ - Nhật Bản, cả về hợp tác song phương và khu vực?

Khi còn là Chánh văn phòng Nội các của thủ tướng tiền nhiệm Shinzo Abe, ông Suga được xem là người có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách “Abenomics”, điều này dẫn đến những suy đoán rộng rãi rằng các chính sách kinh tế của chính ông - hay Suganomics - có khả năng sẽ phản ánh chính sách của người tiền nhiệm. Tuy nhiên, chính sách tài khóa có thể là điểm khác biệt trong chính sách kinh tế của thủ tướng tiền nhiệm Abe và thủ tướng Suga: Trong khi ông Abe theo đuổi việc nới lỏng tiền tệ tích cực, ông Suga có thể áp dụng một cách tiếp cận ôn hòa hơn với cải cách chi tiêu và thắt chặt tài khóa. Hơn nữa, sẽ có một cuộc tổng tuyển cử vào năm 2021 - một cuộc bầu cử mà Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có nguy cơ thất bại, do sự bất bình lớn của công chúng về việc Nhật Bản ứng phó với đại dịch và sự bất ổn kinh tế. Do đó, nhiều khả năng LDP sẽ muốn ông Suga trước hết là tập trung vào mục tiêu khôi phục sự thịnh vượng của nền kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn để nhận lại sự ủng hộ của công chúng.

Đầu tiên, mục tiêu hàng đầu của ông Suga với tư cách là thủ tướng mới sẽ là đối phó với sự bùng phát nhanh của đại dịch thông qua một chính sách tài khóa chủ động hơn và các gói kích cầu. Cùng với việc Ấn Độ cũng đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn do đại dịch (GDP của Ấn Độ giảm 23,9% trong Quý 1/ 2020-21), cả hai quốc gia có thể tìm thấy nhiều cơ hội để phối hợp các chiến lược kích cầu trong nước. Ví dụ, một trong những mục tiêu trọng tâm chính của thủ tướng Suga là củng cố nền kinh tế địa phương bằng cách tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME). Ấn Độ cũng đang hướng sự tập trung sang các MSMEs, do đó New Delhi và Tokyo có thể hợp tác về chính sách để cùng nhau thúc đẩy khu vực này, đặc biệt là về xây dựng các gói kích cầu để chống lại tác động tiêu cực của COVID-19.

Thứ hai, với sự tham gia nhiều hơn của MSME, ông Suga cũng có thể hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu của mình về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm 2020, ông Suga khẳng định rằng, việc đa dạng hóa sản xuất ít phụ thuộc vào Trung Quốc là điều cực kỳ quan trọng. Thủ tướng tiền nhiệm Abe đã thực hiện các bước quan trọng theo định hướng này: dành 2,2 tỷ đô la để khuyến khích các công ty chuyển cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á và gần đây là Ấn Độ, cũng như đề xuất thúc đẩy Sáng kiến ​​phục hồi chuỗi cung ứng (SCRI) với Ấn Độ và Úc. Trong thời gian tới, Ấn Độ nổi lên như là như một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản- đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi sản xuất và áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1. Những chính sách như trên của Nhật Bản hoàn toàn phù hợp với chiến dịch “Made in India” (Sản xuất tại Ấn Độ) của chính Ấn Độ và gần đây nhất là sáng kiến Aatmanirbhar Bharat ​​(Ấn Độ tự chủ) mà Thủ tướng Modi đã công bố là một trong những chính sách định hướng nhằm khôi phục nền kinh tế Ấn Độ.

Thứ ba, cả hai nước cũng có thể tìm thấy cơ hội hợp tác ý nghĩa hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số. Thủ tướng Suga - người cũng có kinh nghiệm là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông - đã đề xuất ý tưởng hợp nhất cơ sở hạ tầng CNTT ở cấp chính quyền liên bang và địa phương, để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý công trên tất cả các bộ ban ngành. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh chương trình “Ấn Độ Kỹ thuật số”, được khởi động vào năm 2015 để đảm bảo cung cấp trực tuyến các dịch vụ của chính phủ trên toàn quốc.

Thứ tư, Nhật Bản là nước có dân số già, vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua chính sách định vị toàn cầu. Trước đây, ông Suga đã thúc đẩy một chương trình khuyến khích lao động nước ngoài không có kỹ năng vào Nhật Bản bằng cách ban hành một chính sách cung cấp cho họ mức lương tương đương với công dân Nhật Bản - thậm chí vượt qua sự phản đối mạnh mẽ trong chính đảng của ông. Những nỗ lực vì chiến lược mang tính toàn cầu của ông Suga có thể là một lợi thế cho Ấn Độ và tài năng của Ấn Độ vì nó có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc trao đổi giáo dục và nghề nghiệp giữa các công dân. Ngày 25 tháng 9 năm 2020 khi ông Modi và ông Suga lần đầu tiên tương tác với nhau thông qua một điện đàm, hai ông trao về vấn đề này. Sau đó, hai nhà lãnh đạo đã hoàn thiện văn bản thỏa thuận liên quan đến công nhân lành nghề chuyên ngành, thắt chặt hơn mối quan hệ hai nước về trao đổi công dân.

Thứ năm, đặc trưng khu vực, nếu không muốn nói là toàn cầu, trong liên minh kinh tế Ấn Độ-Nhật Bản có thể được củng cố thêm nhờ vào kinh nghiệm lãnh đạo của Nhật Bản trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Vẫn còn cơ hội để New Delhi và Tokyo đàm phán lại Hiệp định RCEP theo hướng có lợi cho Ấn Độ, đồng thời đảm bảo cho Ấn Độ có thể quay trở lại RCEP vào một thời điểm nào đó. Những nỗ lực của ông Abe trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương về kinh tế vẫn còn dang dở đối với cả RCEP và CPTPP. Giờ đây, ông Suga phải thúc đẩy các sáng kiến ​​này để củng cố các mục tiêu và nguyện vọng kinh tế đa phương thời hậu COVID của Nhật Bản.

Thứ sáu, thủ tướng Suga không được đánh mất xung lực mà ông Abe đã xây dựng về các chiến lược đa phương. Dưới thời ông Abe, Nhật Bản đã có công thiết lập lại các cơ chế kinh tế và an ninh quan trọng như Quad 2.0, Quan hệ Đối tác Mở rộng về Cơ sở Hạ tầng Chất lượng (EPQI) và Mạng lưới Blue Dot (BDN) do Mỹ-Úc-Nhật thúc đẩy. Để đối phó với chủ nghĩa xét lại của Trung Quốc đang gia tăng và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình đang rẽ sang “con đường tơ lụa kiểu mới- ngoại giao y tế” giữa bối cảnh COVID-19, quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản có thể giúp gia tăng kết nối đa phương và tham vọng kinh tế của họ theo cơ chế Quad 2.0 và Quad Plus. Sự tham gia tiềm năng của Ấn Độ vào BDN cũng là một ý tưởng mà ông Suga nên đầu tư hơn nữa. Qua cuộc trao đổi, ông Modi và ông Suga đã đồng ý thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và các giá trị chung, đồng thời nhấn mạnh việc tạo ra các chuỗi cung ứng linh hoạt; những quan hệ hợp tác như vậy là dấu ấn tích cực cho sự phát triển liên minh Nhật Bản và Ấn Độ.

Thứ bảy, Nhật Bản phải nhìn vào thực tế là, việc tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc là điều không thể. Tuy nhiên, định hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất và cung ứng khỏi Trung Quốc cùng với những nỗ lực tăng cường nhằm cải thiện mối quan hệ với các nước như Việt Nam là cần thiết. Trong bài phát biểu đầu tiên của mình tại Liên Hiệp Quốc, ông Suga đã phát biểu về việc chủ động dẫn dắt công cuộc phục hồi sau đại dịch toàn cầu, đánh dấu sự hiện diện tích cực liên tục của Nhật Bản trên trường quốc tế. Đồng thời, tiếp tục với giấc mơ dang dở của ông Abe về sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, ông Suga và Modi phải theo đuổi tăng trưởng toàn cầu trong quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh hàng hải. Điều này sẽ phản ánh tích cực trong mối quan hệ kinh tế của họ, qua việc Nhật Bản đang tìm cách tham gia thị trường vũ khí toàn cầu trong khi Ấn Độ cũng hướng tới mục tiêu tập trung hóa quốc phòng trong chương trình “Make in India.”

Thủ tướng Suga sẽ phải lèo lái Nhật Bản trong thời kỳ đầy biến động cả về vấn đề kinh tế và an ninh từ đây cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào năm 2021. Do đó, ông sẽ phải nỗ lực rất nhiều để duy trì các mối quan hệ mà ông Abe đã gây dựng trước đây với các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Thủ tướng Modi. Mặc dù mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật Bản đã được thiết lập trong các cơ chế có cấu trúc và tiến bộ, nhưng chỉ dựa vào các cơ chế này là không đủ. Đầu tư vào ngoại giao cá nhân là giải pháp hiệu quả, và di sản ngoại giao chiến lược Abe-Modi là một ví dụ sinh động. Suga phải tiếp tục mối quan hệ về nhiều mặt với Ấn Độ để xây dựng sự ủng hộ trong nước và quốc tế.

Nguồn: Japan Times

Từ khóa: Nhật Bản, cơ chế, quan hệ, Ấn Độ, dịch chuyển chuỗi sản xuất, biến động, an ninh, kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405919
Go to top