Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThe Diplomat: Chúng ta sắp bước vào thời đại toàn cầu hóa hạn chế

The Diplomat: Chúng ta sắp bước vào thời đại toàn cầu hóa hạn chế

 toàn cầu hóa

Đại dịch đã một lần nữa làm nổi bật kẻ thắng (Trung Quốc) và người thua (tầng lớp trung lưu và tầng lớp công nhân ở phương Tây) trong quá trình toàn cầu hóa.

Như Warren Buffet đã từng nói: “Chỉ khi thủy triều rút, bạn mới phát hiện ra ai đang bơi khỏa thân”. Đại dịch lần này là chất xúc tác khiến mọi người nhanh chóng nhìn ra sự thật nghiệt ngã. Sự chuyển dịch sản xuất toàn cầu từ Bắc Mỹ và Châu Âu sang Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã làm suy yếu chuỗi cung ứng công nghiệp của phương Tây. Nếu như không có sự kiện Brexit và không có chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, virus corona rốt cuộc có thể chôn vùi ảo tưởng về thương mại tự do, báo trước sự xuất hiện chính thức của hình thức “toàn cầu hóa hạn chế”. Sau COVID-19, giáo dục và du lịch có thể quay trở về thời kỳ huy hoàng ở một mức độ nào đó, nhưng một số ngành khác, đặc biệt là sản xuất, sẽ ngày càng trì trệ.

Những người hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa là tầng lớp trung lưu và người nghèo ở châu Á đặc biệt là Trung Quốc, các tổ chức tài chính ở phương Tây, và các nhà tư bản công nghiệp châu Á. Vì các đối tượng trên cung cấp lao động giá thấp, vốn và tinh thần khởi nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho sự chuyển dịch sản xuất toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, hơn 850 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực trong 40 năm qua.

Ngược lại, những người bị thiệt hại lớn trong quá trình này là tầng lớp trung lưu và tầng lớp công nhân ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, những người bị mất việc làm vì sự thay đổi này. Không có gì ngạc nhiên khi sự bất mãn của họ đã tiếp thêm sức mạnh cho chủ nghĩa dân túy, góp phần dẫn đến kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và chiến thắng của Trump. Nhưng tại sao họ phải thua? Toàn cầu hóa có nhất thiết phải là một trò chơi có tổng bằng không, thay vì là một quá trình dẫn đến sự thịnh vượng chung cho toàn cầu?

Câu chuyện nên bắt đầu từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, được thúc đẩy bởi đầu tư và xuất khẩu. Mô hình này chắc chắn đã giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, nhờ vào tăng năng suất, tăng đầu tư và đô thị hóa. Trong quá trình chuyển đổi của mình, Trung Quốc đã khắc phục các hạn chế hiện có, bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất. Tuy nhiên, mô hình này cũng đã dẫn đến tình trạng dư thừa công suất ở Trung Quốc. Dòng hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc chủ yếu được Hoa Kỳ và các nước giàu khác hấp thụ, khiến các ngành sản xuất và việc làm của các nước này bị giảm sút.

Tuy nhiên, Trung Quốc và nhiều nước khác đều dần nhận ra rằng, mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư như trước đây, với mức tăng trưởng hơn 10% một năm, là không bền vững. Nhà kinh tế Matthew C. Klein và Michael Pettis đã chỉ ra rằng, vào cuối những năm 1990, Trung Quốc đã đạt đến điểm bão hòa và ngày càng trở nên kém hiệu quả với sự bùng nổ đầu tư. Việc thiếu lợi nhuận dẫn đến mức nợ trong nước tăng lên. Theo Viện Tài chính Quốc tế, tổng nợ của Trung Quốc lên đến 317% GDP trong quý I năm 2020, một trong những mức cao nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, cho thấy các khoản đầu tư trước đó kém hiệu quả. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là một ví dụ điển hình về việc Trung Quốc đang tìm cách đẩy đầu tư ra nước ngoài.

Ngày nay, Trung Quốc và các nước khác đều thừa nhận rằng, tiêu dùng sẽ trở thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai và mô hình kinh tế của nước này đang chuyển từ tăng trưởng chiều rộng (tập trung vào quy mô và tốc độ) sang tăng trưởng chiều sâu (tập trung vào chất lượng và hiệu quả). Điều này đã được mô tả là “trạng thái bình thường mới của nền kinh tế Trung Quốc”. Cho đến nay, bất chấp tác động tàn phá của COVID-19, Bắc Kinh đã không đưa ra bất kỳ kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn nào như đã từng làm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, mô hình kinh tế trước đây đã chuyển sức mua từ người lao động và người về hưu sang các công ty và chính phủ, gây tổn hại đến khả năng tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mặc dù thu nhập thực tế của phần lớn dân số Trung Quốc đang tăng lên, nhưng Trung Quốc đã chuyển từ một quốc gia bất bình đẳng vừa phải vào năm 1990 trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. Gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra bình luận gây sốc rằng Trung Quốc có 600 triệu người sống với thu nhập hàng tháng là 140 USD.

Giờ đây, Bắc Kinh thật lòng muốn thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua các biện pháp như thả nổi lãi suất, tăng cường bảo vệ môi trường và bảo hiểm y tế, đồng thời nới lỏng chính sách một con. Cam kết mới nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc chuyển Trung Quốc - nước thải carbon lớn nhất thế giới cho đến nay - sang trạng thái trung hòa carbon vào năm 2060 cũng là một động thái quan trọng đối với chi tiêu trong nước. Bắc Kinh đã chuyển mô hình tiêu dùng của mình từ lãng phí xa hoa và tiêu dùng không hợp lý sang chi tiêu xanh với đặc điểm là bảo tồn tài nguyên, mong muốn đạt được tiêu dùng bền vững.

Nhưng triển vọng vẫn còn u ám. Bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, tỷ lệ tiêu dùng hộ gia đình trên GDP của Trung Quốc chỉ đạt 40%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 60%. Wang Xiaolu, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Quỹ Cải cách Trung Quốc, gần đây viết rằng, sự phục hồi tiêu dùng trong vài tháng qua đang tăng chậm lại hoặc dậm chân tại chỗ. COVID-19 không tác động nhiều đối với tiêu dùng của người dân có thu nhập cao, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đối với người dân có thu nhập thấp và trung bình. Điều này cho thấy con đường chuyển hướng sang mô hình kinh tế dựa vào tiêu dùng vẫn còn xa.

Một số người hi vọng rằng, khi tiêu dùng được cải thiện, người dân Trung Quốc có thể sẽ mua nhiều hàng hóa được tạo ra ở phương Tây hơn, từ đó hỗ trợ sự hồi sinh của các ngành sản xuất của phương Tây và tạo việc làm ở đây. Nhưng thực tế cho thấy điều khác. Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các nhà sản xuất trong nước của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu nước ngoài. Đáng chú ý, Trung Quốc có khả năng không chỉ phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động mà còn phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao, chẳng hạn như Huawei và Lenovo.

Klein và Pettis quan sát thấy rằng “kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chế tạo hoàn chỉnh của Trung Quốc hiện nay đã giảm xuống dưới 5% GDP, từ mức 9% GDP của năm 2004”. Tuy nhiên, điều này là không đủ. Chiến lược sản xuất “Made in China 2025” do Bắc Kinh đưa ra vào năm 2015 nhằm đạt được những mục tiêu về công nghiệp hóa vào năm 2025, và biến Trung Quốc thành một cường quốc sản xuất, báo hiệu sự thay thế nhập khẩu sắp xảy ra. Đây không phải là điều mà phương Tây mong đợi và đã tác động mạnh mẽ đến các chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu do phương Tây thống trị trước đây.

Vì những lý do trên, không có gì ngạc nhiên khi chính sách thương mại do hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đưa ra không có sự khác biệt lớn. Trump đã áp đặt thuế quan đối với nhiều quốc gia và đặc biệt đã khởi xướng một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, trong khi đối thủ của ông, Joe Biden, đã hứa rằng nếu ông đắc cử, ông sẽ thực thi các hình phạt thuế đối với các tập đoàn chuyển hoạt động ra nước ngoài và cung cấp tín dụng thuế cho những ai tạo ra việc làm trong nước. Ngay cả ở Úc, một quốc gia được hưởng lợi rất nhiều từ toàn cầu hóa, một chiến lược sản xuất mới –trọng tâm của kế hoạch tổng thể 5 năm ở Canberra - đã được ban hành, nhằm mục tiêu tạo ra việc làm và phục hồi công nghiệp. Trong kế hoạch này, đảm bảo khả năng tự chủ trong các ngành công nghiệp quan trọng là ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi nhập khẩu từ các nước láng giềng châu Á có thể sẽ tiết kiệm chi phí hơn là tự sản xuất.

Đối mặt với các chính sách như trên từ các nước lớn cộng với tình hình u ám của kinh tế toàn cầu, Trung Quốc, nước được công nhận rộng rãi là người hưởng lợi lớn nhất từ toàn cầu hóa, phải tập trung vào các nội lực của nền kinh tế, ngay cả khi Bắc Kinh không muốn điều đó. Như cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Lawrence Summers đã từng nói, thách thức hiện nay không phải là tạo ra toàn cầu hóa nhiều hơn, mà là đảm bảo toàn cầu hóa có hiệu quả cho toàn bộ chúng ta. Chúng ta thực sự đang viết nên một chương mới cho lịch sử nhân loại: toàn cầu hóa hạn chế. Chúng ta đã thực sự sẵn sàng cho kỷ nguyên đó?

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: Toàn cầu hóa, hạn chế, nội lực kinh tế, hình phạt thuế, kinh tế toàn cầu, công nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405969
Go to top