Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLàm cho các chuỗi cung ứng vĩ đại trở lại

Làm cho các chuỗi cung ứng vĩ đại trở lại

C2

Khi “nhà máy của thế giới” đóng cửa vào tháng 2 năm nay sau khi Vũ Hán và tiếp theo đó làmột loạt các địa phương của Trung Quốc rơi vào trạng thái phong tỏa do dịch bệnh COVID-19, các chuỗi cung ứng sản xuất trên toàn cầuđã bị ảnh hưởng. Đối với nhiều người, tình huống này cho thấy các chuỗi cung ứng có lỗ hỏng và sự nguy hiểm khi nhiều chuỗi cung ứng trong số đó đi qua cùng một quốc gia. Đó là một lời nhắc nhở chúng ta rằng, các nền kinh tế hiện nay đang kết nối chặt chẽ với nhau, chính vì vậy, sự gián đoạn có thể lan nhanh sang các quốc gia khác thông qua các hệ thống sản xuất phức tạp này.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc đã giảm từ 50 điểm trong tháng Giêng xuống còn 35,7 trong tháng Hai. PMI dưới 50 điểm báo hiệu hoạt động sản xuất bị thu hẹp và chỉ số này chưa bao giờ giảm thấp như vậy kể từ khi ra đời vào năm 2004.

Việc không thể đảm bảo nhập khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân và vật tư y tế từ Trung Quốc trong những tháng đầu của đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng hoảng loạn y tế ở nhiều quốc gia. Các chính phủ đua nhau tìm giải pháp và nhiều nước hiện đang triển khai các chính sách để đảm bảo những gián đoạn như vậy sẽ không xảy ra nữa, cả trong lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và trong lĩnh vực sản xuất nói chung.

Nhật Bản, và sau đó là Hàn Quốc, đã tung ra các gói trợ cấp để doanh nghiệp nước mình đem hoạt động sản xuất về lại trong nước hoặc mở rộng chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á. Những khoản trợ cấp đó đã trở nên nổi tiếng với tên gọi “trợ cấp để rút khỏi Trung Quốc” mặc dù Nhật Bản đã cẩn thận không nêu đích danh ai. Số lượng doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ đã vượt quá giá trị của gói trợ cấp, bao gồm 2 tỷ đô la để đem sản xuất về lại Nhật Bản và 200 triệu đô la để mở rộng chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á (và bây giờ là Nam Á).

Các quốc gia khác đang suy tính nhiều biện pháp khác nhau để đa dạng hóa chuỗi cung ứng (tránh xa Trung Quốc).

Nhưng các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương đến mức nào và các chính phủ nên làm gì để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng? Có phải nhiều công ty đang phụ thuộc vào những chuỗi cung ứng phức tạp đi qua nhiều nước và phớt lờ các rủi ro? Có phải họ đã dồn tất cả trứng vào một giỏ là Trung Quốc, do đó, tạo ra rủi ro hệ thống?

Các chính phủ cần phải xác định rõ những vấn đề mà họ đang cố gắng khắc phục trước khi bắt đầu can thiệp bằng trợ cấp và các quy định khác.

Điều quan trọng là phải nhận ra những gì doanh nghiệp cần, và sức dẻo dai của chuỗi cung ứng hiện đang ở mức độ nào.

John Denton và Damien Bruckard từ Phòng Thương mại Quốc tế lập luận rằng “sự mong manh của chuỗi cung ứng đã được viện dẫn hoặc cường điệu một cách không chính xác hòng che đậy cho những thất bại ở cấp chính phủ. Dự trữ không đầy đủ khẩu trang, thuốc men và máy thở không thể được coi là thất bại của chuỗi cung ứng - mà là thất bại của chính phủ trong việc hoạch định chính sách”.

Vẫn chưa rõ liệu nhận định cho rằng ‘các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương và cần được làm mới’ có đúng không. Sự dẻo dai là khả năng bật dậy sau khó khăn, và bằng chứng cho thấy các chuỗi cung ứng đã ứng biến vượt trội khi đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.

Cơ chế thị trường đã phát huy hiệu quả và các doanh nghiệp đã tìm cách đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Denton và Bruckard giải thích thêm về nhận định trên: “Các công ty sản xuất rượu thì quay sang sản xuất chất rửa tay diệt khuẩn, các công ty dệt may quay sang sản xuất khẩu trang, và khách sạn trở thành nơi cách ly”. “Các công ty giao hàng đã đảm bảo cung cấp tận nơi các mặt hàng thiết yếu như thiết bị y tế, thuốc men và thực phẩm trong thời kỳ khủng hoảng”. Sự linh hoạt trên trong giai đoạn kinh tế chịu cú sốc lớn nhất thế kỷ chứng minh sự mạnh mẽ của chuỗi cung ứng, hơn là cho thấy sự mong manh, hai nhà kinh tế lập luận.

PMI của Trung Quốc đã phục hồi lên 52,0 điểm vào tháng 3 từ mức thấp nhất là 35,7 vào tháng 2 khi phần lớn các nước còn lại trên thế giới bắt đầu phong tỏa để chống lại sự lây lan của dịch bệnh. Và PMI hiện nay của Trung Quốc đang là 53,1 điểm, mức cao nhất thập kỷ.

Chuỗi cung ứng đã góp phần giúp hoạt động sản xuất nhanh chóng phục hồi trở lại với chi phí thấp hơn, nhờ vào việc chuyên môn hóa và chia nhỏ hoạt động sản xuất, hay còn gọi là sản xuất vừa đủ (just-in-time). Điều đó đã tạo điều kiện cho nhiều công ty vừa và nhỏ và công nhân của họ tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế. Yêu cầu các công ty dự trữ hàng tồn kho trong thời điểm hiện nay sẽ phá hỏng tính hiệu quả của sản xuất toàn cầu.

Hoạch định chính sách tồi sẽ đe dọa động lực sản xuất của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp ngại đầu tư thêm, trong khi thế giới đang cần cả hai điều trên (sản xuất và đầu tư) để vực dậy từ khủng hoảng Covid-19 và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Denton và Bruckard cảnh báo, các chính sách theo chủ nghĩa bản địa bài ngoại nhằm tập trung các ngành công nghiệp lại một nơi – gồm chính sách đem chuỗi cung ứng về lại trong nước hoặc chính sách "khu vực hóa" chuỗi cung ứng - có thể sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, tăng giá tiêu dùng và khiến toàn bộ các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc nhỏ, cục bộ và thường xuyên, như lũ lụt, mất điện hoặc biến động xã hội. Nhiều công ty có thể chọn rút ngắn chuỗi cung ứng, nhưng các chính phủ nên cẩn thận trọng khi thực hiện các chính sách khuyến khích đó, vì sẽ tập trung rủi ro lại một chỗ.

Nhiều công ty đa quốc gia của Nhật Bản đã và đang tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ ở châu Á cho dù có khoản trợ cấp ‘Rút khỏi Trung Quốc’ hay không. Trong thời gian qua, các công ty Nhật Bản đã và đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ ở châu Á và cơ cấu lại các khoản đầu tư do chi phí lao động ở Trung Quốc tăng. Chiến lược đa dạng hóa đầu tư của 'Trung Quốc cộng một' đã trở thành xu hướng chung trong nhiều năm qua. Trợ cấp có thể làm sai lệch các quyết định và tập trung rủi ro, hoặc đơn giản là một hình thức cung cấp phúc lợi hoặc đặc quyền cho công ty.

Để cải thiện khả năng phục hồi toàn diện cho chuỗi cung ứng, đòi hỏi phải có một cách tiếp cận đa tầng. Để giảm tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng, các chính phủ phải cam kết không đánh thuế quan và không kiểm soát xuất khẩu - đảm bảo tự do cho thương mại hàng hóa và dịch vụ - và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số từ đó giúp quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa rủi ro. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và tạo ra sự thống nhất về quy định quốc tế trong các giao thức thương mại kỹ thuật số sẽ nâng cao khả năng hình dung về toàn bộ chuỗi cung ứng (không chỉ riêng gì các nhà cung ứng cấp một) và giúp xác định các lỗ hổng. Ngoài ra, để khuyến khích doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu, cần phải có các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ở cấp khu vực, các chương trình ưu đãi thuế và các hình thức ưu đãi khác.

Đó sẽ là một chương trình chính sách lớn và phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia, so với chính sách trợ cấp hoặc yêu cầu doanh nghiệp tích trữ tồn kho. Thực tế là các chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục đi qua Trung Quốc và nhiều nước khác - công việc của chính phủ là ban hành các chính sách giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cho các hoạt động đó giữa các quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh nói chung.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: chuỗi cung ứng, vĩ đại, trở lại

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398164
Go to top