Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếToàn cầu hóa vẫn khiến một số nhóm bị "bỏ lại phía sau" tại Mỹ và Anh

Toàn cầu hóa vẫn khiến một số nhóm bị "bỏ lại phía sau" tại Mỹ và Anh

C1

Một nghiên cứu cho thấy mức độ mà người Mỹ và người Anh đánh giá về thách thức chung của toàn cầu hóa đối với bản sắc địa phương và quốc gia có những điểm tương đồng nhau.

Vào năm 2016, người dân ở Mỹ và Anh đã tiến hành hai cuộc bỏ phiếu gây chia rẽ sâu sắc, xuất phát từ các câu hỏi về vấn đề nhập cư và toàn cầu hóa. Tại Mỹ, đó là cuộc bỏ phiếu để chọn ra tân Tổng thống Donald Trump với chính sách "Nước Mỹ trên hết". Còn tại Anh, đó là cuộc trưng cầu dân ý quốc gia về việc có tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu hay không, với khẩu hiệu được đưa ra là “Hãy giành lại quyền kiểm soát”. Kết quả của hai cuộc bỏ phiếu trên thường được giải thích là do số phiếu của nhóm người "bị bỏ lại phía sau" hay nhóm người phản đối sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sự đa dạng văn hóa và kết nối xã hội – những yếu tố làm nên thế giới toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu nào so sánh một cách trực tiếp và có hệ thống về tâm lý phản đối toàn cầu hóa ở hai nước.

Trung tâm nghiên cứu Pew đã thực hiện khảo sát tại các nhóm ở Mỹ và Anh vào năm 2019 - trước khi COVID-19 bùng phát - để hiểu rõ hơn sự hiểu biết của các bên về toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa ở mỗi quốc gia; từ đó, mong muốn hiểu rõ hơn về việc các yếu tố địa lý, đảng phái chính trị hoặc các yếu tố khác có ảnh hưởng tới nhận thức đó hay không.

Các nhóm được khảo sát cung cấp một kết quả khá thú vị. Đó là, câu chuyện “bị bỏ lại phía sau” vẫn còn phổ biến ở cả Mỹ và Anh. Những người tham gia đã chia sẻ cách thức mà toàn cầu hóa tác động tới cuộc sống của họ, khiến họ mất đi công việc, phải đóng cửa các ngành công nghiệp, thậm chí phải bán nhà cửa và các thiệt hại về kinh tế khác. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn với các nhóm khác nhau cũng tiết lộ những câu chuyện về việc bị toàn cầu hóa “đuổi đi”. Những người thuộc nhóm này chia sẻ, toàn cầu hóa đã buộc họ phải rời bỏ nhà cửa và cộng đồng vì các khoản đầu tư mới, các việc làm mới thay thế công việc truyền thống, giá bất động sản tăng, lao động ở nơi khác đến. Tựu chung lại, câu chuyện thuộc hai trường hợp trên đều dẫn tới cảm giác xa lạ và mất mát.

Mọi người có thể cảm thấy cô đơn và chông chênh khi bị bỏ lại phía sau hay bị đuổi đi từ tác động của toàn cầu hóa. Chính lý do này tạo nên cách nhìn nhận toàn cầu hóa tiêu cực hoặc tích cực rất khác nhau. Một số người theo chủ nghĩa dân tộc thường có xu hướng cảm thấy toàn cầu hóa phá vỡ cộng đồng quốc gia và thay đổi ý nghĩa của việc trở thành một phần của quốc gia theo những cách họ thấy không hài lòng. Ngược lại, những người đón nhận toàn cầu hóa có xu hướng tập trung vào những cách thức mà toàn cầu hóa có thể tạo ra cho cộng đồng của họ, bao gồm việc thúc đẩy các kết nối mới bằng cách phá bỏ ranh giới giữa mọi người, từ đó tăng cường hợp tác quốc tế.

Nhóm nghiên cứu đã mô tả cách những người tham gia khảo sát xác định và mô tả về toàn cầu hóa. Sau đó, nhóm tiếp tục xem xét toàn cầu hóa tác động như thế nào đến cộng đồng địa phương của những người tham gia, cách mà toàn cầu hóa tạo ra cảm giác mất mát, cho cả những người bị bỏ lại phía sau và những người bị cuốn theo. Nhóm tiếp tục xem xét cách mọi người nhìn nhận toàn cầu hóa thay đổi ý nghĩa của việc trở thành người Anh hay người Mỹ, cách những người dân bản địa hay người nhập cư thể hiện về cảm giác xa lạ ở đất nước mình đang sống. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đánh giá thái độ của những người tham gia đối với toàn cầu hóa ở cấp độ quốc tế. Kết quả cho thấy, một số coi hoạt động liên kết toàn cầu là cơ hội hợp tác trong khi những người khác coi đó là chiến trường cạnh tranh.

Nguồn: Pew Research

Từ khóa: toàn cầu hóa, một số nhóm, Mỹ và Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007398164
Go to top