Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLao đao vì ATIGA, mía đường “lên dây cót" khởi kiện

Lao đao vì ATIGA, mía đường “lên dây cót" khởi kiện

22.09-02

Việc thực thi cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020 đối với ngành mía đường đã khiến đường NK ồ ạt tràn vào, đẩy ngành mía đường Việt Nam vào cảnh khó khăn chất chồng.

Nhập khẩu đường tăng gần 7 lần

Theo ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, từ tháng 1/2020 Việt Nam thực thi cam kết ATIGA, đường được tự do NK từ các nước ASEAN. Nhiều khách hàng công nghiệp lớn của ngành đường đã NK trực tiếp và giảm hoặc không mua đường sản xuất từ mía. Với giá đường bị đẩy xuống sát với giá đường NK và có khi thấp hơn, đường sản xuất từ mía chỉ có cách tồn kho hoặc bán lỗ dưới giá thành sản xuất.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ thêm, từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía NK vào Việt Nam đã tăng rất nhanh. Cụ thể, 7 tháng năm 2020, lượng NK đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường mía NK từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm gần 92% tổng lượng NK vào Việt Nam. Lượng NK từ Thái Lan đạt gần 750.000 tấn trong 7 tháng năm 2020 (trong khi lượng NK 7 tháng năm 2019 chỉ là 104.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).

Từ góc độ DN mía đường cụ thể, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đánh giá, thực thi Hiệp định ATIGA đã có nhiều tác động, gây khó khăn cho ngành sản xuất mía đường trong nước. Giá đường thấp đã làm cho giá mía tụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu. Thu nhập của người trồng mía tụt giảm, diện tích mía bị thu hẹp (chỉ còn lại 30% so với 5 năm trước đây); năng suất, chất lượng mía chưa được cải thiện, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất.

Tương tự, ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC Sugar) nhấn mạnh, trước khi hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc; có khoảng 300.000 ha mía đường, 300.000 nông dân. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy đóng cửa. Trong 30 nhà máy đó, chỉ có 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, 17 nhà máy đang thua lỗ. Về nông dân, hiện nay chỉ còn dưới 170.000 người.

"Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được 700.000 tấn. Trong khi dự kiến hết năm 2020, Việt Nam NK 1,2 triệu tấn. Đó là điều bất hợp lý cho nông dân, nhà máy và doanh nghiệp", ông Dương nói.

Chuẩn bị kiện chống bán phá giá

Về nguyên nhân khiến ngành mía đường rơi vào cảnh khó khăn chật vật như hiện nay, ông Lộc nhìn nhận là bởi Việt Nam chưa có các công cụ hữu hiệu để bảo vệ thị trường đường nội địa như các quốc gia lân cận. Các quốc gia lân cận bằng nhiều cách khác nhau chỉ cho phép đường NK được vào thị trường sau khi đường sản xuất từ mía trong nước đã được tiêu thụ. Hiện nay có nhiều nước đang áp dụng các biện pháp can thiệp.

Lấy dẫn chứng về trường hợp Thái Lan, ông Lộc nhấn mạnh: "Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Trong khi đó, ở Việt Nam thì tài trợ cho ngành mía đường tính đến thời điểm này là con số không. Trong hoàn cảnh như vậy, ngành mía đường Việt Nam đang hoạt động rất khó khăn khi hội nhập. Phía DN cố gắng nhưng rất mong chờ vào các biện pháp phòng vệ của Việt Nam phát huy được tác dụng càng sớm càng tốt".

Ông Phan Văn Chinh phân tích, biện pháp phòng vệ thương mại hiện có thường theo 3 hình thức là: Tự vệ (áp dụng cùng lúc với nhiều nước, thậm chí là toàn cầu); chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) (chỉ áp dụng với nước bị điều tra).

Căn cứ đề nghị của ngành sản xuất trong nước và điều kiện cụ thể, các nước thường lựa chọn 1 trong 2 phương án, hoặc là điều tra CBPG (có thể kết hợp cùng điều tra CTC), hoặc điều tra CTC. Hiện, ngành mía đường trong nước đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp CBPG với sản phẩm đường lỏng làm từ ngô (HFCS) NK vào Việt Nam. Đối với việc này, Bộ Công Thương đã xem xét, thẩm định theo quy định pháp luật và đã ban hành quyết định tiến hành điều tra. Hiện tại, cơ quan điều tra đang yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình điều tra. Ngoài ra, đối với sản phẩm đường mía, ngành sản xuất trong nước cũng đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra CBPG và CTC đối với sản phẩm đường mía NK từ Thái Lan. Bộ Công Thương đang trong quá trình xem xét nội dung hồ sơ để ra quyết định về việc khởi xướng điều tra trong thời gian tới.

Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng bên cạnh trông đợi các biện pháp phòng vệ, ngành mía đường Việt Nam cũng cần đặc biệt chú trọng tới nâng cao nội lực và sức cạnh tranh. Nói như ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT), thời gian tới cần rà soát lại các diện tích sản xuất mía đường và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả; cần xác định diện tích kém hiệu quả có thể chuyển đổi cần có chính sách khuyến khích và cho phép chuyển đổi.

"Với những diện tích có lợi thế và phù hợp cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa trong sản xuất, khuyến khích áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý vùng nguyên liệu để giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, giảm tổn thất từ đó giảm chi phí trồng mía; xây dựng thành vùng sản xuất mía đường tập trung, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa", ông Thắng nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Hải quan

Từ khóa: lao đao, ATIGA, mía đường, lên dây cót, khởi kiện

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420413
Go to top