Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNam Á - Khu vực hội nhập thương mại thấp nhất thế giới

Nam Á - Khu vực hội nhập thương mại thấp nhất thế giới

18.03-04

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết: Nam Á có hoạt động ít nhất trong thương mại nội khối khi việc di chuyển hàng hóa song phương được điều tiết chủ yếu giữa Ấn Độ và Pakistan.

Theo một tài liệu của ADB: Cần phải khai thác tiềm năng hợp tác khu vực thông qua việc thúc đẩy các thể chế đa phương bằng cách học hỏi từ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) để giải quyết các thách thức mà Nam Á phải đối mặt.

Khu vực này nên thúc đẩy mạnh mẽ Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (Saarc) để tập trung vào hội nhập kinh tế và thương mại sâu sắc hơn.

Ban thư ký nên được xây dựng thành một cơ quan quyền lực và am hiểu về các mối đe dọa thương mại, kinh tế học và an ninh phi truyền thống với một tầm nhìn chung.

Nam Á nên thực thi hiệp định thương mại tự do Saarc (FTA) giữa tất cả thành viên vào năm 2022 và hợp tác để đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất mới và giải quyết tất cả tranh chấp biên giới giữa các quốc gia.

Các vấn đề cốt lõi liên quan đến tự do hóa kinh tế, hội nhập khu vực và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống nên được ưu tiên cao.

Mặc dù một số thành tựu, hoạt động của các quốc gia Nam Á trong hội nhập kinh tế vẫn không mạnh theo hiệp định Saarc. Trong giai đoạn này, khu vực đã nổi lên với tư cách là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng GDP trung bình ước tính trên 7%, con số này dự kiến sẽ làm giảm nghèo đói và thất nghiệp.

Tuy nhiên, Saarc đã không thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế ở các nước thành viên thông qua hợp tác khu vực, điều này thể hiện rõ từ việc các quốc gia ở đây hội nhập tốt hơn với các nước bên ngoài so với các quốc gia láng giềng thuộc hiệp hội.

Giống Đông Nam Á, các cách tiếp cận toàn diện cần mở rộng khả năng cạnh tranh và tạo ra các thị trường hấp dẫn ở khu vực này bằng cách cho phép môi trường kinh tế gia tăng hợp tác công nghiệp và tăng cường các mạng lưới sản xuất, duy trì sự phối hợp giữa thương mại và đầu tư tự do hóa giữa các nước, tăng cường hệ thống tài chính phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp, xóa bỏ các nút thắt cơ sở hạ tầng để hưởng lợi từ các chính sách tốt, cải thiện hiệu quả và hợp tác, đồng thời cộng tác nghiên cứu và phát triển thông qua chất lượng được cải thiện của vốn nhân lực.

Hội nhập kinh tế của Nam Á có thể mang lại lợi ích lớn cho dân số nghèo và các khu vực tiềm năng của liên kết tiểu vùng nên bao gồm hội nhập thị trường cao, giao thông tốt hơn, năng lượng cải thiện, công nghệ thông tin và truyền thông rộng hơn và kết nối con người, đầu tư hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng, và làm giảm các lỗ hỏng và rủi ro phổ biến.

Châu Âu và Hoa Kỳ đã là thị trường chính cho hàng xuất khẩu của Nam Á và các nước này cũng là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng. Sự hội nhập FDI mạnh mẽ hơn vào Asean và Saarc nên có bằng cách gia tăng dòng chảy và đầu tư xuyên biên giới vào viễn thông, xây dựng, đường bộ và các dịch vụ tài chính. Ở Đông Nam Á, hội nhập dẫn đầu thị trường đã được tạo điều kiện bởi các mạng lưới sản xuất khu vực mạnh và chuỗi cung ứng quốc tế.

Tuy nhiên, các nền kinh tế Nam Á, ngoại trừ Ấn Độ, đã không tham gia vào các mạng lưới sản xuất này. Mạng lưới sản xuất Nam Á và Đông Nam Á và các hoạt động sản xuất chuỗi giá trị cần được hội nhập. Ngoài ra, một thị trường chung châu Á nên được thiết lập để tạo điều kiện cho việc di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động, kiến thức và nguồn vốn bên trong bằng cách xóa bỏ các rào cản biên giới.

Các quốc gia Nam Á thu mình hơn và ít cởi mở hơn so với mức độ mở cửa thương mại cao hơn và đầu tư bền vững ở các nước Đông Nam Á. Chủ nghĩa bảo hộ rất phổ biến ở các nước Nam Á, trong khi các nền kinh tế Đông Nam Á ưu tiên cải cách thương mại và đầu tư gia tăng ngay cả sau cuộc khủng hoảng châu Á.

Mặc dù thương mại nội khối Đông Nam Á rất đáng chú ý, song Nam Á là khu vực ít hội nhập nhất trên thế giới, điều này cần được cải thiện thông qua các FTA song phương cho lợi ích hợp tác đầy đủ hơn với Asean và các cam kết chính trị từ chính phủ.

Việc tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại sẽ tạo ra tổng lợi ích phúc lợi trong các nền kinh tế Nam Á khi các nước lớn như Ấn Độ và Pakistan cụ thể đạt được từ các hiệp định ưu đãi với một khối lớn hơn như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu, trong khi các nước nhỏ hơn như Bangladesh và Nepal sẽ có lợi hơn từ việc hội nhập khu vực.

Nguồn: Kashmir Observer

Từ khóa: Nam Á, hội nhập, thấp nhất, thế giới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408572
Go to top