Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếDữ liệu và sự thay đổi của nền thương mại quốc tế

Dữ liệu và sự thay đổi của nền thương mại quốc tế

13.03-01

Toàn cầu hóa đã bước vào một giai đoạn mới, được dẫn dắt bởi quá trình số hóa ngày càng tăng trong nền thương mại quốc tế. Các dòng chảy dữ liệu là công cụ cho sự chuyển đổi này. Viễn cảnh mới cho nền thương mại, những sáng kiến, và tăng trưởng năng suất đang được tạo ra, song cũng có những rủi ro. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích về những cơ hội và thách thức đối với chính sách trong môi trường mới.

Khả năng tiếp cận và xử lý dữ liệu có thể là động lực thúc đẩy thương mại, sáng tạo và năng suất

Dữ liệu đang thúc đẩy sự đổi mới, với cơ hội cho một làn sóng tăng trưởng năng suất mới. Hiện nay, khoảng một nửa thế giới đã được tiếp cận với các nền tảng trực tuyến. Dự kiến từ năm 2005- 2021, lưu lượng truy cập internet toàn cầu sẽ tăng gấp 127 lần. Việc cho ra mắt mạng 5G sẽ hỗ trợ “internet vạn vật” (IoT), đến năm 2021, số lượng thiết bị kết nối với internet sẽ tăng gấp 3 lần dân số toàn cầu.

Khả năng chuyển tải dữ liệu liền mạch trên toàn cầu đang hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, tạo điều kiện hợp tác quốc tế và chuyển đổi nền thương mại quốc tế. Đã có khoảng 12% hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu là thông qua hệ thống thương mại điện tử quốc tế. Hệ thống thương mại điện tử cung cấp một cơ hội quan trọng để gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ trong nền thương mại quốc tế, bởi vì việc sở hữu một website sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự hiện diện quốc tế ngay lập tức, và các nền tảng thương mại điện tử cung cấp các dịch vụ kèm theo như thanh toán tài chính và hỗ trợ hậu cần. Ví dụ, tại Hàn Quốc, 100% công ty trên eBay có doanh số xuyên quốc gia, so với mức 20% của các công ty ngoại tuyến.

Các dịch vụ cũng đang ngày càng được trao đổi trên nền tảng trực tuyến. Chúng gồm công nghệ thông tin (IT), các dịch vụ chuyên nghiệp, tài chính, bán lẻ, và giáo dục. Các dịch vụ kỹ thuật số mới, như điện toán đám mây, đã được phát triển và trở thành nguồn đầu vào kinh doanh quan trọng.

Công nghệ kỹ thuật số cũng đang được xuất khẩu như một phần của hàng hóa xuất khẩu truyền thống. Ví dụ, dữ liệu được thu thập từ bộ cảm biến trên thiết bị khai thác mỏ và canh tác cho phép các doanh nghiệp cải thiện hoạt động của mình và từ đó tạo ra giá trị từ việc sử dụng thiết bị đó.

Các dòng chảy dữ liệu toàn cầu làm cở sở cho các chuỗi giá trị toàn cầu (global value chains- GVC), tạo ra các cơ hội mới cho sự tham gia vào thương mại quốc tế. Internet và dòng dữ liệu toàn cầu cho phép các doanh nghiệp liên kết với GVC để cung cấp dịch vụ cụ thể cho riêng mình. Một lần nữa, ví dụ trường hợp của Hàn Quốc, đây là một cơ hội đặc biệt cho các công ty mới và nhỏ hơn của Hàn Quốc tham gia vào các chuỗi cung ứng ở châu Á.

Tuy nhiên, các quy định về hạn chế dòng chảy dữ liệu đang gia tăng

Khi các cơ hội kinh doanh xuất hiện nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, chính phủ và cơ quan quản lý phải quyết định cách thức để hưởng lợi từ việc chuyển đổi kỹ thuật số trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn của các quy định trong nước. Trong bối cảnh đó, đã có sự tăng trưởng đáng kể trong các biện pháp nội địa hóa dữ liệu trên toàn cầu.

Có các hình thức khác nhau về việc áp đặt quy định hạn chế đối với các dòng dữ liệu. Chúng gồm các biện pháp không cho phép chuyển dữ liệu ra ngoài biên giới quốc gia, các biện pháp cho phép chuyển xuyên biên giới nhưng yêu cầu một bản sao phải được duy trì trong nước; và các yêu cầu có sự đồng thuận trước khi dữ liệu được chuyển ra nước ngoài. Các biện pháp nội địa hóa dữ liệu thường gồm các hạn chế đối với dòng dữ liệu.

Các biện pháp hạn chế dòng dữ liệu và yêu cầu dữ liệu được nội địa hóa được thực hiện vì nhiều lý do. Một trong những lý do đó là trường hợp với các quy định về quyền riêng tư, để ngăn cản các hoạt động thu thập dữ liệu với mức độ bảo vệ quyền riêng tư thấp, điều này làm suy yếu các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư trong nước. Ví dụ, Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung của Liên minh châu Âu, có hiệu lực vào tháng 5/2018, cấm các doanh nghiệp thu thập dữ liệu cá nhân ở EU để chuyển giao ra ngoài EU trừ khi quốc gia công nhận nội dung dữ liệu có một mức bảo vệ quyền riêng tư tương đối (dữ liệu cá nhân cũng có thể được chuyển giao với số lượng giới hạn trong các trường hợp khác).

Chính phủ cũng có thể yêu cầu dữ liệu được nội địa hóa với lý do các cơ quan quản lý cần tiếp cận dữ liệu để thực hiện các chức năng điều chỉnh của mình. Phổ biến nhất trong số này là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nơi các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu được chứng minh trên cơ sở các cơ quan quản lý tài chính yêu cầu dữ liệu tài chính phải duy trì tại địa phương trong trường hợp họ cần truy cập vì mục đích điều chỉnh. Ví dụ, năm 2018, Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu các nhà khai thác hệ thống thanh toán lưu trữ dữ liệu nội địa để cho phép các cơ quan quản lý tài chính thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của mình.

Việc đảm bảo an ninh mạng là một lý do khác để yêu cầu dữ liệu được nội địa hóa. Quan điểm ở đây là nội địa hóa dữ liệu làm giảm rủi ro tiếp cận trái phép. Một lý do khác cho các hạn chế dòng dữ liệu là kiểm soát quyền tiếp cận vào nội dung nào có thể được truy cập trực tuyến, thường trên cơ sở đạo đức, tôn giáo hoặc chính trị. Ví dụ, công tác kiểm duyệt của Iran nhằm tạo ra mạng internet Halal giới hạn quyền truy cập vào nội dung được xem là xúc phạm đến Hồi giáo. Trung Quốc chặn quyền truy cập vào 11/25 website toàn cầu hàng dầu trong số khoảng 3,000 website nước ngoài bị cấm.

Các biện pháp nội địa hóa dữ liệu cũng đang được ban hành vì các lý do liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ. Việc chặn hoặc xuống cấp khả năng truy cập internet đã hỗ trợ sự phát triển của các nhà mạng trong nước. Ví dụ, việc chặn Google và Facebook đã mang lại lợi ích cho các trang Baidu, Renren, và Sina Weibo.

WTO gồm các cam kết hỗ trợ thương mại kỹ thuật số và cung cấp khuôn khổ cho việc áp đặc quy định hợp pháp

Các quy tắc thương mại rất quan trọng với tư cách là yếu tố tạo ra thương mại kỹ thuật số và là sự kiềm hãm đối với quy định chính phủ- có thể hạn chế các cơ hội thương mại kỹ thuật số. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được đàm phán vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 trước khi internet phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các quy tắc của WTO có liên quan đến thương mại kỹ thuật số. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) đặc biệt liên quan tới phạm vi gia tăng đối với thương mại dịch vụ. Khi các thành viên WTO cam kết cho phép cung cấp dịch vụ, họ cũng phải cho phép dữ liệu chảy qua biên giới, nơi cần cho việc cung cấp dịch vụ. Do đó, các biện pháp nội địa hóa dữ liệu làm tăng gánh nặng đối với các nhà cung ứng nước ngoài, như bằng cách yêu cầu có đại diện ở nước sở tại, có thể không phù hợp với cam kết đối xử quốc gia của GATS. Một thành viên WTO có thể tìm cách biện minh một biện pháp nội địa hóa dữ liệu theo quy định ngoại lệ Điều XIV của GATS, khi cần thiết để đạt được một danh sách kê khai về các ngoại lệ chính sách công.

Những quy tắc thương mại kỹ thuật số toàn diện hơn đang được xây dựng trong các hiệp định thương mại tự do

Kể từ năm 2003, ít nhất 70 hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn gồm một chương thương mại điện tử. Ví dụ, FTA giữa Mỹ- Hàn Quốc gồm cam kết chung rõ ràng đầu tiên đối với các dòng dữ liệu xuyên biên giới. Tuy nhiên, không giống các FTA gần đây, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết chỉ dựa trên “những nỗ lực tốt nhất”. Hiệp định Mỹ- Mexico- Canada (USMCA) và Hiệp định thương mại Mỹ- Nhật gồm các cam kết toàn diện hơn, gồm việc cho phép dòng thông tin tự do và tránh các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, tuân theo các quy định ngoại lệ phù hợp. Các cam kết FTA liên quan đến thương mại kỹ thuật số mở rộng vượt ngoài chương thương mại kỹ thuật số và gồm các quy tắc về quyền sở hữu trí tuệ, như một cam kết phát triển cơ chế trách nhiệm pháp lý trung gian của bên thứ ba (như điều 20.J.11 của hiệp định USMCA).

Các cam kết thương mại quốc tế tại WTO và trong các FTA cung cấp một quy tắc quan trọng về các hạn chế không cần thiết đối với thương mại kỹ thuật số. Các quy tắc thương mại trong các FTA cũng đang bắt đầu đi xa hơn việc chỉ ngăn chặn các hạn chế thương mại kỹ thuật số và bao gồm các cam kết hợp tác pháp lý và để phát triển khả năng tương tác giữa các hệ thống điều hành. Điều này rất quan trọng, vì hợp tác điều hành quốc tế là cần thiết để cho các nhà điều hành trong nước tự tin rằng việc di chuyển dữ liệu ra ngoài phạm vi quyền hạn sẽ không quyết định các mục tiêu pháp lý trong nước. Hiện tại, sự thiếu vắng các tiêu chuẩn hoặc hệ thống chung cho khả năng tương tác giữa các hệ thống điều hành là một lý do mà chính phủ ngày càng đòi hỏi dữ liệu phải duy trì nội địa.

Nguồn: Brookings

Từ khóa: dữ liệu, chuyển đổi, thương mại quốc tế, biện pháp nội địa hóa dữ liệu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407088
Go to top