Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTONghiên cứuChuyên đề “Cơ chế CBAM và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”

Chuyên đề “Cơ chế CBAM và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”

cbam

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Qua 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), hoạt động xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang EU đã phục hồi tăng trưởng, đặc biệt xuất khẩu từ mức giảm 1,8% năm 2020 lên mức tăng 14,2% năm 2021 và 16,8% vào năm 2022. Theo số liệu Tổng cục Hải quan, năm 2022, xuất khẩu Việt Nam sang EU đạt 46,83 tỷ USD, tăng 16,73% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những lợi thế này của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi những chính sách và quy định mới của EU dành cho hàng hóa nhập khẩu vào khối thị trường này. Một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhiều hiện nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ được EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU đang tiến hành kế hoạch hướng đến mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Thuế carbon là một trong những công cụ định giá carbon phổ biến trên thế giới, cùng với cơ chế tín chỉ và hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (thị trường carbon nội địa). Về bản chất, CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc khối EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM dự kiến sẽ tác động đến ngành hàng nhôm, thép, xi măng và phân bón của Việt Nam. Tuy nhiên tác động trên không quá lớn, nhưng đối với từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, giá trị xuất khẩu giảm đi là con số không nhỏ và làm gia tăng áp lực đối với doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này.

Do đó, trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình sản xuất theo xu hướng xanh hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ phía thị trường nhập khẩu EU. Đồng hành cùng xu hướng xanh hóa của thế giới, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy trong kinh doanh để bắt kịp với những thay đổi của các thị trường quốc tế, đặc biệt khi trong tương lai số ngành hàng áp dụng Cơ chế CBAM có thể sẽ mở rộng như dệt may và da giày - một trong những mặt hàng gia công xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam cũng như số lượng các thị trường nhập khẩu áp dụng cơ chế “xanh” ngày càng tăng.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm hiểu về Cơ chế CBAM khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) ra mắt chuyên đề “Cơ chế CBAM và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”. Chuyên đề sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về Cơ chế CBAM cũng như khuyến nghị dành cho quý doanh nghiệp để thích ứng với yêu cầu mới của thị trường xuất khẩu và đồng hành cùng mục tiêu “xanh hóa” theo cam kết tại COP26 của chính phủ, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Xem chuyên đề tại đây.

Lưu ý: Những phân tích, số liệu, bình luận và nhận định trong bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không đại biểu quan điểm của Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TPHCM về bất kỳ vấn đề liên quan nào. Vui lòng ghi rõ nguồn nếu sử dụng ngoài mục đích tham khảo. Trân trọng./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CBAM, COP26, cam kết

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403246
Go to top