Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTrung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA) và Bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”

Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA) và Bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”

Sáng ngày 05/4/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm WTO thành phố trước đây) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp cùng với sự bảo trợ thông tin của Ủy ban Truyền Thông và Thương hiệu thuộc Hội đồng Doanh nhân Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA) và Bản nâng cấp ACFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Tham dự hội thảo có khoảng 150 đại biểu đến từ các Sở ban ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, các Hiệp hội/hội ngành hàng, các doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.

05.04.03

Đông đảo đại biểu tham dự hội thảo. Nguồn: Trung tâm Hội nhập Quốc tế

Trung Quốc và đặc khu hành chính Hong Kong là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Trong thời gian qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai thị trường này đã đạt được những kết quả quan trọng. Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 35,46 tỷ USD (tăng 61,5% so với cùng kỳ), còn kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Hong Kong cũng đạt 7,58 tỷ USD (tăng 24,6% so với năm 2016). Sắp tới đây, khi các hiệp định thương mại mới hoặc sửa đổi giữa các bên đi vào hiệu lực và thực thi, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Hong Kong dự kiến sẽ còn phát triển hơn nữa.

Bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và hội nhập/VCCI đã trình bày về các thỏa thuận và cam kết mà Việt Nam đã có với thị trường Hong Kong và Trung Quốc. Về thị trường Trung Quốc, ASEAN từ lâu đã ký kết với Trung Quốc các hiệp định về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, với mức độ cắt giảm thuế quan cao và cho đến nay đã gần hoàn tất lộ trình. Tháng 11/2015, hai bên ký kết thêm Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) nhằm bổ sung các quy định mới về dịch vụ, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, giúp đưa ACFTA tiệm cận các FTA hiện đại khác. Đối với các hoạt động thương mại ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới nhằm tăng cường quản lý và thúc đẩy biên mậu lành mạnh.

Về phía thị trường Hong Kong, Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA) vừa mới được ký kết vào tháng 11/2017, dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2019, cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo AHKFTA, Hong Kong cam kết loại bỏ thuế quan hoàn toàn với 100% dòng thuế ngay khi có hiệu lực. Ở các nội dung còn lại, AHKFTA gần tương tự với Hiệp định ACFTA bản nâng cấp về độ mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Báo cáo xuất nhập 2017 của Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi từ ACFTA mới chỉ đạt 26%, còn thấp so với các FTA khác. Liên quan đến vấn đề này, bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia về hội nhập kinh tế quốc tế đã trình bày về quy tắc xuất xứ - phần quan trọng và cốt lõi để có thể tận dụng được ưu đãi về thuế - trong ACFTA và AHKFTA. Quy tắc xuất xứ trong cả hai hiệp định đều yêu cầu hàm lượng khu vực 40% (RVC 40) và quy tắc mặt hàng cụ thể, đồng thời, không áp dụng quy tắc linh hoạt De Minimis. Hiện nay cả ACFTA và AHKFTA đều chưa cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, bà Thùy cũng thông tin thêm, phần quy tắc xuất xứ trong cả hai hiệp định vẫn đang trong quá trình đàm phán, nên thời gian tới, sẽ còn được thay đổi theo hướng hiện đại và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Để hợp tác và giao thương với các doanh nghiệp Trung Quốc, cần hiểu rõ về chính sách thương mại của quốc gia này. Về vấn đề này, TS. Phạm Sỹ Thành, Chuyên gia về Trung Quốc, đã chia sẻ cùng hội thảo cách khai thác lợi ích từ sự quan tâm của Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á. Ông Thành cho biết, Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện tại các nước Đông Nam Á, thông qua hoạt động thương mại, đầu tư và văn hóa, trong đó nổi bật nhất là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ USD tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng để kết nối khu vực. Sự quan tâm của Trung Quốc đến Đông Nam Á một mặt sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn, cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng kết nối với các quốc gia trong khu vực. Nhưng đồng thời, BRI cũng đặt ra cho Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung nhiều thách thức về vấn đề môi trường, lao động và xã hội, đòi hỏi mỗi nước cần có sự cân nhắc thận trọng khi quyết định đầu tư và vay vốn từ hệ thống các ngân hàng Trung Quốc.

Một vấn đề khác được các doanh nghiệp quan tâm đó chính là những rủi ro pháp lý trong kinh doanh với thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc. Trong lĩnh vực này, Ông Phạm Ngọc Hưng, Luật sư Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ thiết thực về thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với Trung Quốc, từ đó, lưu ý các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ thông tin về thị trường, pháp luật, đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, và nghiên cứu kỹ điều khoản trong hợp đồng thương mại.

05.04.04

Các diễn giả thảo luận cùng đại biểu. Nguồn: Trung tâm Hội nhập Quốc tế

Trong buổi thảo luận giữa các diễn giả và đại biểu tham dự, các doanh nghiệp đã đánh giá cao thông tin và kiến thức mà hội thảo mang lại, đồng thời, đặt nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề: tự chứng nhận xuất xứ; các kênh giải quyết khi C/O gặp vướng mắc; thời gian có hiệu lực dự kiến của các hiệp định; cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng với Trung Quốc; cũng như cách thức và các kênh tra cứu thuế xuất nhập khẩu và các quy định hải quan. Các câu hỏi đã được các diễn giả trả lời thỏa đáng.

Cũng xin thông tin thêm, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh là một trong số ít các đơn vị được Bộ Công Thương chỉ định tổ chức các khóa đào tạo Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân xuất khẩu. Trong năm 2018, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp cùng các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và sẽ thông tin đến các tổ chức/cơ quan và doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.

Tải file tài liệu hội thảo tại đây

Nguồn: Trung tâm Hội nhập Quốc tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397238
Go to top