Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “TẬN DỤNG EVFTA TRONG BỐI CẢNH COVID-19 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH NÔNG SẢN, DỆT MAY – DA GIÀY”

TRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “TẬN DỤNG EVFTA TRONG BỐI CẢNH COVID-19 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH NÔNG SẢN, DỆT MAY – DA GIÀY”

30.09-13

Trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn và thách thức dưới tác động rất lớn từ đại dịch Covid-19. Trước những áp lực này, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020 đã mở ra cơ hội và tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA mang lại, việc tăng xuất khẩu sang thị trường EU đối với doanh nghiệp không dễ dàng vì EU là một trong những thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn cao về hàng hóa nhập khẩu như quy định về sản xuất chế biến, bảo quản, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, các quy định về rào cản kỹ thuật và các yêu cầu về phát triển bền vững.

Với mục tiêu đánh giá những cơ hội, khó khăn, thách thức, cũng như tiềm năng và yêu cầu của thị trường EU; từ đó tìm ra giải pháp để đề xuất, tham mưu cho Thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường EU, đặc biệt là tập trung vào 2 ngành tiềm năng là nông nghiệp và dệt may - da giày; sáng ngày 25/9/2020, Trung tâm Hội nhập quốc tế - Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố phối hợp cùngTrường Đại học Văn Hiến phối hợp tổ chức Hội thảo “Tận dụng EVFTA trong bối cảnh Covid-19 – Cơ hội và thách thức cho ngành nông sản, dệt may – da giày” với sự tham gia của hơn 70 đại biểu là đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, cơ quan đơn vị; nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường đại học; đại diện lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo đài trên địa bàn thành phố.

30.09-12

Hình ảnh: Quang cảnh buổi hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phốnhận định Liên minh châu Âu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thếgiới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam mới chiếm khoảng 2% thị phần trong tổng nhập khẩu của EU, nên dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam vào EU còn rất lớn, đặc biệt là nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày. Với EVFTA, EU cam kết xóa bỏ 99% số dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam chỉ trong vòng 7 năm nên cơ hội là rất lớn.Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra cơ hội và tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu, nắm bắt cơ hội này để tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định một cách hiệu quả, góp phần vực dậy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu.

30.09-11

Hình ảnh: PGS.TS.Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố phát biểu khai mạc hội thảo

Mở đầu hội thảo, Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố đã trình bày tổng quan về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tình hình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên và tập trung vào các FTA thế hệ mới (CPTPP và EVFTA). Ông nhận định: việc Việt Nam tham gia các FTA đã tạo ra nhiều cơ hội trong mở cửa thị trường, đa dạng thị trường xuất khẩu, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố, đặc biệt là tham gia các FTA thế hệ mới. Theo đó, các doanh nghiệp Việt được hưởng các ưu đãi về cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, tận dụng các ưu đãi từ các thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có FTA song phương như: Canada, Mexico và Peru. Bên cạnh cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ các cam kết phi thuế quan khác trong CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, các cam kết này có thể trở thành thách thức nếu như doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thời cơ, cải thiện hiệu quả hoạt động, tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

Tiếp nối phần trình bày của Ông Phạm Bình An, TS. Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến trình bày về những nội dung cần lưu ý trong lĩnh vực nông nghiệp dưới bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA. TS. Thiện phân tích: để xâm nhập vào EU hiệu quả, ngành nông nghiệp Việt Nam cần giải quyết được ba vấn đề chính là xây dựng chuỗi cung ứng nông sản; thúc đẩy ứng dụng công nghệ chế biến sau thu hoạch và ứng dụng số hóa trong sản xuất - kinh doanh nông sản. “Việc ứng dụng số hóa không chỉ dành cho các doanh nghiệp công nghệ mà có thể đẩy mạnh cho cả hoạt động sản xuất nông nghiệp. Với việc số hóa thông tin, dữ liệu, người trồng có thể kiểm soát được quy trình sản xuất, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, một trong những yêu cầu bắt buộc đối với nông sản, hàng hóa xuất khẩu sang EU. Về tổng thể, cơ quan quản lý cần phát triển đa dạng hạ tầng thương mại cho nông sản, đồng bộ cả chuỗi cung - cầu giao ngay, giao dịch theo hợp đồng và thị trường giao sau để giúp dự báo thị trường tốt hơn”, TS.Thiện nêu giải pháp tại hội thảo.

Tham gia trình bày tại hội thảo, Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại, VCCI TP.HCM trình bày về định vị ngành dệt may Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu các tác động rõ rệt của việc đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu. Hiệp định EVFTA có ý nghĩa khá quan trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may: cụ thể là EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.Ngoài ra với quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” của Hiệp định EVFTA vẫn là thách thức trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam do thực trạng hiện nay chúng ta vẫn chưa đủ vải chất lượng cao phục vụ xuất khẩu vào EU, việc mua vải trong nước phải trả thuế đắt hơn so với vải nhập khẩu khiến lợi ích cắt giảm thuế quan chưa đủ bù đắp để giảm giá bán cạnh tranh với các quốc gia khác. Ông Bình cũng đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng cẩm nang hướng dẫn thân thiện để giới thiệu về những điểm cốt lõi của Hiệp định; các Hiệp hội, ngành hàng cần xây dựng chiến lược ngành trong việc tiếp cận thị trường EU, từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét về thị trường, lập kế hoạch cải tiến quy trình quản lý và tiếp thị để có đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng thị trường EU cho sản phẩm dệt may. Ngoài ra một số giải pháp khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng là áp dụng mạnh mẽ hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; học hỏi từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước về việc xử lý, phục hồi chuỗi cung ứng; tìm kiếm nguồn cung mới trong nước thay thế nhập khẩu...

Ngoài các tham luận được báo cáo, Hội thảo còn đón nhận được rất nhiều ý kiến hữu ích của các đại biểu tham dự là các chuyên gia, nghiên cứu viên, đại diện Hiệp hội, ngành hành. Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao những thông tin và kiến thức thực tiễn mà Hội thảo mang lại. các doanh nghiệp cho biết trong thời gian tới sẽ lên kế hoạch đi khảo sát thị trường, tham dự các sự kiện hội chợ triển lãm tại ASEAN để trực tiếp gặp gỡ đối tác nhằm phát hiện ra nhu cầu hợp tác.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS, Covid-19, EVFTA, doanh nghiệp, nông nghiệp, cơ hội, dệt may, da giày, hội thảo

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386849
Go to top