Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTrung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo “Bối cảnh hội nhập sau APEC 2017 và Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”

Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo “Bối cảnh hội nhập sau APEC 2017 và Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”

Ngày 29/3/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập WTO Tp. HCM) phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại – Sở Ngoại vụ tổ chức hội thảo “Bối cảnh hội nhập sau APEC 2017 và Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”. Tham dự hội thảo có khoảng 200 đại biểu là đại diện các Bộ, Sở ban ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Nam, các Hiệp hội/hội ngành hàng, các Viện/Trường Đại học, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan thông tấn, báo chí. 

DSC 3872

Đông đảo đại biểu tham dự hội thảo. Nguồn: Trung tâm Hội nhập Quốc tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nổi bật là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, Việt Nam vẫn tổ chức năm APEC 2017 thành công trên mọi phương diện. Chia sẻ về sự kiện này, bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017, Bộ Công Thương cho biết, đã có tổng cộng 243 sự kiện APEC được diễn ra tại 10 tỉnh/thành phố trong cả nước, với nhiều thành công và dấu ấn nổi bật. Trong đó phải kể đến sự tham gia đông đủ của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC; Các nước tiếp tục cam kết ủng hộ hệ thống thương mại đa phương; Hoạt động thương mại, đầu tư được thúc đẩy. Đặc biệt, dù không phải là chương trình chính trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, nhưng việc Hiệp định CPTPP được bộ trưởng của 11 nước thông qua chính là bước đột phá lớn nhất cho thương mại tự do trong khu vực.

CPTPP tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt với 12 nước thành viên. Sau khi Mỹ rút lui vào tháng 1 năm 2017, 11 nước còn lại trong TPP, dẫn đầu là Nhật Bản, đã cam kết sẽ tiếp tục đàm phán và ký kết Hiệp định mà không có Hoa Kỳ. Ngày 8/3/2018 vừa qua tại Chile, các nước đã cùng nhau ký kết Hiệp định CPTPP. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương đã chia sẻ những thông tin tổng quan về Hiệp định CPTPP và các điểm khác biệt chính giữa CPTPP với TPP. Về cơ bản, CPTPP vẫn giữ nguyên mức độ mở cửa đối với thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. CPTPP chỉ tạm hoãn thực thi 20 điều khoản trong TPP phiên bản gốc, bao gồm các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, mua sắm chính phủ, v.v,… CPTPP chính thức có hiệu lực khi có tối thiểu 6 nước thành viên hoàn tất phê chuẩn Hiệp định. Trong một diễn biến mới nhất, vào ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã hoàn tất dự thảo luật để trình Quốc hội nước này thông qua, tạo tiền đề để thúc đẩy các nước còn lại nhanh chóng hoàn tất phê chuẩn. So với TPP, CPTPP là hiệp định mở về việc cho phép các thành viên mới tham gia hiệp định. Hiện nay, một số nước như Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc (và ngay cả Vương Quốc Anh) cũng đã bày tỏ ý định tham gia Hiệp định. Về phía Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump trong hội nghị tại Davos cũng đã để mở khả năng quay trở lại, với điều kiện CPTPP được sửa đổi tốt hơn.

Tham gia CPTPP, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm gần 100% dòng thuế vào cuối lộ trình, trong đó, 66% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, và 86,5% dòng thuế sẽ về 0% sau 3 năm. Cũng giống như TPP, CPTPP có chương riêng cho Dệt may, với quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Trong vấn đề lao động, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử, Việt Nam đạt được một số ngoại trừ linh hoạt trong thời gian từ 2 – 10 năm.   

Tiếp đến, ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính đã trình bày về những cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam trong CPTPP. Về cơ hội, thông qua CPTPP, Việt Nam được tiếp cận ưu đãi đối với các thị trường mà nước ta chưa có FTA như Peru, Canada, Mexico; được tiếp cận các thị trường đã có FTA nhưng với mức độ ưu đãi cao hơn; thu hút đầu tư và tạo việc làm. Trong CPTPP, các nước cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78 – 95% số dòng thuế, và đến cuối lộ trình, sẽ xóa bỏ từ 97% - 100% dòng thuế. Trong số các thị trường, Canada là nước mở cửa mạnh nhất, với 94,9% số dòng thuế được xóa bỏ ngay khi có Hiệp định hiệu lực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng lợi ích sớm từ CPTPP bao gồm nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức đến từ sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài, về việc đáp ứng quy tắc xuất xứ, các rào cản phi thuế quan từ các nước, và áp lực phải cải cách thể chế và hệ thống pháp luật trong nước.

DSC 3930

Các diễn giả thảo luận cùng đại biểu. Nguồn: Trung tâm Hội nhập Quốc tế

Trong buổi thảo luận giữa các diễn giả và đại biểu tham dự, đại diện các Hiệp hội và các doanh nghiệp cũng đã đánh giá cao thông tin và kiến thức mà hội thảo mang lại, đồng thời, đặt nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề: làm sao để doanh nghiệp có thể tận dụng được ưu đãi từ CPTPP; làm sao để cạnh tranh với nước ngoài khi mở cửa thị trường trong nước đối với ngành logistic, bán lẻ, nông sản, chăn nuôi, …; cũng như nhu cầu được biết thêm các thông tin về thị trường, mức thuế ưu đãi, rào cản phi thuế quan, quy định và pháp luật của các nước. Cùng với việc chia sẻ những góc nhìn khác nhau về CPTPP, thông điệp chung mà các diễn giả mang lại cho hội thảo là doanh nghiệp nên lạc quan, không ngại cạnh tranh, chủ động nắm bắt thông tin, cơ cấu và đổi mới lại doanh nghiệp. Bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ sẽ luôn đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt hơn lợi ích từ CPTPP.

Ngoài ra, các đại biểu còn bày tỏ lo ngại của mình khi Việt Nam trong thời gian qua đã tham gia đàm phán và ký kết khá nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong khi những cải cách và đổi mới trong nước vẫn còn bất cập. Chia xẻ với hội thảo, các diễn giả cho rằng, việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm trọng tâm. Đồng thời, hội nhập là xu hướng tất yếu của thế giới và khu vực, việc hội nhập sâu rộng sẽ góp phần tạo động lực và sức ép để thúc đẩy cải cách trong nước. Hơn nữa, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do cũng là giải pháp giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số ít thị trường.

Hội thảo kỳ này là một trong các hoạt động được triển khai theo Kế hoạch truyền thông về hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020. Trong năm 2018, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phối hợp cùng các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế./.

File tài liệu hội thảo

Kết quả tuần lễ APEC 2017 - Xu thế liên kết kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Hiệp định CPTPP - Nhận diện cơ hội và thách thức mới

Cam kết thuế trong Hiệp định CPTPP - bản tóm tắt

Cam kết thuế trong Hiệp định CPTPP - bản đầy đủ

Nguồn: Trung tâm Hội Nhập Quốc Tế

Từ khóa: Hội thảo, APEC 2017, CPTPP, cơ hội, thách thức

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397238
Go to top