Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTrung Quốc giận dữ khi thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc giảm?

18.09-03

Chuyên trang tiếng Anh của hãng tin nhà nước Trung Quốc Global Times tức giận bởi tình trạng giảm thâm hụt thương mại giữa nước này với Ấn Độ. Phản đối quan điểm cho rằng xu hướng đã nêu mang tính bền vững, hãng tin xứ Trung cho rằng nó không bền vững. Theo hãng tin này, thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 7/2020, đạt mức 3,34 tỷ USD. Con số trên cho thấy sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Trung Quốc. Global Times cũng đe dọa Ấn Độ về những thách thức mà đất nước Nam Á sẽ phải đối mặt khi muốn cắt đứt giao thương với Trung Quốc. Trang tin này cũng cáo buộc Ấn Độ kích động căng thẳng thương mại khi chặn 59 ứng dụng từ Trung Quốc, từ chối việc cấp phép đầu tư tự động áp dụng đối với nhà đầu tư từ Trung Quốc, áp đặt quy định chặt chẽ hơn đối với nhà thầu xứ Trung cũng như hạn chế nhập khẩu tivi màu từ nước này.

Bất ngờ là, cán cân thương mại Trung - Ấn được thu hẹp không phải chỉ diễn ra sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Xu hướng này đã diễn ra từ 02 năm trước và trở nên ổn định từ tháng 01/2020. Trong giai đoạn 5 tháng từ 01-05/2020, xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc vào đất nước Nam Á giảm 22%. Xu thế giao thương chính là sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa thực tế cũng như danh nghĩa từ Ấn Độ vào Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt đang dần nghiêng về phía Trung Quốc. Nhập khẩu từ đất nước hơn 1 tỷ dân biến chuyển liên tục trong giai đoạn 2019-2020, với mức giảm 6.6%.

Trung Quốc đã không còn là nguồn cung ứng ổn định hàng hóa đối với Ấn Độ. Các nhà máy đóng cửa hàng loạt cùng việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài rời Trung Quốc đang là hiện tượng tại nước này. Đồ điện tử và điện gia dụng là những sản phẩm chính Trung Quốc nhập từ Ấn Độ, chiếm 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Á trong quan hệ thương mại hai nước.                    

Vậy, số liệu gia tăng thâm hụt thương mại trong tháng 7 có phải là dấu hiệu xu hướng nêu trên đang đảo ngược? Quan điểm của Trung Quốc về sự phụ thuộc quá lớn của Ấn Độ vào nền kinh tế số hai thế giới đang ngày càng không có cơ sở. Quốc gia Nam Á đã và đang tìm kiếm sự thay thế cho nguồn hàng hóa từ Trung Quốc. Hiện tại, đất nước đông dân thứ hai toàn cầu đã gặt hái nhiều thành công trong quá trình đa dạng hóa nguồn hàng nhập. Sự gia tăng nhập các sản phẩm từ Việt Nam là một thách thức lớn đối với hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc. Trong năm tài chính 2017-2018 và 2019-2020, nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam đã tăng 45%, trong đó linh kiện điện tử và sản phẩm viễn thông là những mặt hàng chính. Trùng hợp là những hàng hóa đã nêu đều tương đồng đối với sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Những nhóm hàng này còn từng là nhân tố chính khiến thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng mở rộng trong quá khứ. Vậy mà trong giai đoạn 2017-2018 và 2019-2020, nhập khẩu các sản phẩm này từ Trung Quốc lại giảm sâu.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc phàn nàn về thâm hụt giao thương đã gây ngạc nhiên cho nhiều quốc gia. Đó là vì thị phần của Ấn Độ trong tổng giá trị thương mại toàn cầu của Trung Quốc chỉ 2%. Số liệu cho thấy, Trung Quốc là nhà cung ứng lớn nhất đối với Ấn Độ, tuy nhiên ở chiều ngược lại, Ấn Độ chỉ chiếm 3% thị phần nhập khẩu của Trung Quốc. Vậy tại sao việc giảm thâm hụt giữa Trung-Ấn lại khiến quốc gia hơn 1 tỷ dân khó chịu.

Nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề phi thương mại. Có yếu tố khác khiến Trung Quốc khó chịu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được biết đến với tham vọng khát khao thống trị toàn cầu. Sau khi mất đi vị thế là công xưởng giá rẻ của thế giới, đất nước hơn 1 tỷ dân sử dụng các dự án đầu tư quy mô tầm cỡ để bù lại vai trò đã mất. BRI (Sáng kiến Vành đai và Con đường) và RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế khu vực) là những công cụ mới hỗ trợ Trung Quốc đạt được mong ước đã nêu. BRI được coi là nhân tố trung tâm giúp nền kinh tế số một châu Á vươn mình toàn cầu trên lĩnh vực chính trị và kinh tế thông qua hoạt động phát triển hạ tầng. Về phần RCEP, thỏa thuận này là mồi nhử để thâu tóm quyền lực thương mại tại Á châu.

Ấn Độ luôn là tiếng nói đối trọng của Trung Quốc trong các dự án như BRI hay RCEP. Theo chính phủ đất nước Nam Á, hai dự án này là minh chứng cho tham vọng của Trung Quốc trong việc thống trị về kinh tế tại những nền kinh tế mới nổi. Ấn Độ cho rằng BRI ra đời nhằm giúp quốc gia đông dân nhất thế giới xử lý các thách thức trong nội tại thay vì giải quyết những vấn đề toàn cầu. Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng dư thừa năng lực sản xuất cùng tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Để khôi phục xuất khẩu, Trung Quốc đề xuất BRI như một chiến lược thúc đẩy mang con người, nguyên liệu và công nghệ đến những quốc gia khác thông qua các dự án hạ tầng được hỗ trợ tài chính từ các khoản vay do chính đất nước hơn 1 tỷ dân cung cấp. Đây cũng là ý đồ đằng sau việc Trung Quốc để xuất RCEP. Nền kinh tế số hai toàn cầu đã có một FTA với ASEAN. Do vậy, RCEP chỉ là bức bình phong để xứ Trung chinh phục thị trường Ấn. Hiện tại, Ấn Độ không phải là thành viên của cả BRI và RCEP.

Ấn Độ rất hăng hái trong việc phát đi tiếng nói đối lập với những nước tham gia BRI hay RCEP. Nền kinh tế số ba châu Á liên tục nêu lo ngại về khoản nợ khổng lồ từ khoản vay của Trung Quốc sau khi Sri Lanka phải chấp nhận cho chính phủ xứ Trung thuê cảng Hambantota với thời hạn lâu dài. Hàng lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan cũng là một minh chứng khác cho việc chủ quyền của một quốc gia đã bị xâm phạm. Có thể nói BRI là một mưu đồ đối với các nước đang phát triển. Nhiều nền kinh tế thuộc nhóm này đang tiến bị đe dọa bởi bởi bóng ma nợ nần và rơi vào bẫy nợ. Theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển toàn cầu, tám quốc gia đang ở ngưỡng của bẫy nợ. BRI giờ đây được nhìn nhận như một khoản vay nặng lãi từ Trung Quốc. Nhiều quốc gia đã thức tỉnh trước rủi ro phát sinh từ những khoản cung cấp tài chinh trong chương trình BRI. Trong một thông điệp cảnh báo, Thủ tướng Malaysia Mahathir nhận định “BRI đang trở thành một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”.

Theo Viện nghiên cứu quốc tế Peterson, Ấn Độ hướng đến chủ nghĩa bảo hộ và công nghiệp nội địa là do ảnh hưởng từ làn sóng này đang diễn ra tại Hoa Kỳ và EU – hai đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Dịch bệnh đã khiến các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) đổ vỡ. Sự kiện đã nêu cũng buộc các quốc gia nghĩ lại về sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu trên cơ sở mô hình GVC, đồng thời chú ý hơn vào phát triển các chuỗi cung cấp bản địa. Có thể nói, Trung Quốc đang là nước hưởng lợi lớn nhất từ GVC.

Sự phản đối của Ấn Độ đối với BRI giờ đây trở thành bài học cho những quốc gia đang ủng hộ dự án – các nước đang rơi dần vào bẫy nợ. Việc đất nước Nam Á từ chối gia nhập RCEP, bên cạnh đó, cũng khiến nhiều quốc gia thận trọng hơn về ý định thực sự của Trung Quốc trong hoạt động phát triển thương mại tại Đông Á. Bước đi này khiến Trung Quốc tức giận trong bối cảnh Nhật Bản cũng có động thái tương tự (xứ phù tang hiện là quốc gia nhập khẩu hàng Trung Quốc lớn thứ ba thế giới). Những quan điểm đã nêu thể hiện sự chống đối mạnh mẽ với RCEP, coi đây là công cụ chính trị của Trung Quốc thông qua mở rộng hiện diện thương mại.

Những phân tích nêu trên cho thấy mối lo ngại của Trung Quốc khi Ấn Độ liên tiếp có những động thái phản đối những dự án toàn cầu của quốc gia đông dân nhất thế giới. Do vậy, giảm thâm hụt thương mại không phải là lý do chính cho sự tức giận của Trung Quốc.

Nguồn: Eurasia Review

Từ khóa: Trung Quốc, Ấn Độ, thâm hụt thương mại, RCEP, BRI

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428993
Go to top