Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANNhớ phiên cuối cùng Đoàn đàm phán Cộng đồng Kinh tế ASEAN

asean1987

Tháng 3 năm 1987, tôi xách vali đi Singapore làm Trưởng Đoàn Đại diện thương mại.

Hành trình đi mất ba ngày mới đến được Singapore, vì khi đó phải bay qua Bangkok lấy visa rồi mới lấy vé bay tiếp sang Singapore. Cuối năm ấy, tôi vinh dự được đón đồng chí Võ Văn Kiệt và Đoàn Chính phủ đi dự họp Ủy ban Hợp tác kinh tế với Indonesia tại sân bay Changi. Đồng chí Võ Văn Kiệt hỏi tôi: “Các cậu ở nước ngoài kiến nghị gì với đất nước”? Tôi báo cáo tóm tắt tình hình Singapore và nêu vài ý kiến. Thứ nhất, Singapore là trung tâm khu vực, một thị trường trung chuyển nên có thể xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản và nhập lại xăng dầu, thiết bị. Thứ hai, đóng tàu và đóng giàn khoan phục vụ cho khai thác dầu khí. Thứ ba, gia nhập vào Tổ chức Cà phê thế giới, phát triển cà phê thành mặt hàng quan trọng của nông nghiệp. Đồng chí Võ Văn Kiệt hỏi thêm về khối Asean rồi quay sang nói với đồng chí Nguyễn Văn Ích - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng - phải nghiên cứu gia nhập Tổ chức Cà phê thế giới và đóng giàn khoan cho khai thác dầu khí.

Vậy là giàn khoan Tam Đảo 1 được đặt đóng ở Singapore bất chấp lệnh cấm vận bao vây phong tỏa. 5 năm sau, tôi lại được đón đồng chí Võ Văn Kiệt trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sang thăm và bình thường hóa quan hệ với Singapore vào ngày 1/11/1991. Ngoài những vấn đề về Singapore, đồng chí hỏi tôi: “Asean thế nào?”, tôi báo cáo, từ hợp tác chính trị họ đã chuyển sang hợp tác kinh tế và bắt đầu đàm phán thuế quan. Đồng chí bảo, Việt Nam cũng phải nghiên cứu tham gia tạo thế cân bằng để phát triển.

Hoàn thành nhiệm vụ góp phần bình thường hóa quan hệ với Singapore sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lê Văn Triết do Bộ trưởng Bộ Công Thương Lý Hiển Long tiếp và mời Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm, tôi về nước, được giao làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 1. Năm 1995, tôi vui mừng thấy Việt Nam gia nhập Asean. Năm 1998, tôi được cất nhắc lên vị trí Thứ trưởng Bộ Thương mại. Năm 2000, tôi nhận nhiệm vụ Trưởng Đoàn Đàm phán kinh tế thương mại Chính phủ kiêm Tổng thư ký Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế (UB). Sau đó, tôi cùng Văn phòng UB xây dựng chương trình hành động thực hiện cam kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) - gọi tắt là CEPT/AFTA của Chính phủ.

Năm 2003, thực hiện tuyên bố chung “Hà Nội tầm nhìn Asean đến 2020” ra nghị quyết thành lập Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), tôi được giao làm Trưởng đoàn của Việt Nam. Phiên thứ nhất họp tại Bangkok do Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan chủ trì, bàn về hai nội dung: Một là tên gọi là khu vực hợp tác thuế quan hay Cộng đồng kinh tế mô hình EU; hai là nội dung hợp tác. Sau một ngày làm việc đưa ra hai phương án trình Hội nghị Thượng đỉnh, nhiều ý kiến, trong đó có Việt Nam nghiêng về Cộng đồng kinh tế, nhưng lỏng hơn EU. Sau 9 phiên đàm phán gay go trong nhiều lĩnh vực, cuối cùng cũng hình thành ba trụ cột hợp tác về Kinh tế, An ninh quốc phòng và Văn hóa xã hội. Trong đó nhấn mạnh hợp tác kinh tế là quan trọng nhất. Tháng 4/2006, Đoàn đàm phán về Cộng đồng Kinh tế quyết định mở phiên thứ 10 ở Yangoon, Myanma. Phiên này do Thứ trưởng Phụ trách thương mại Malaysia chủ trì, ông Ong Keng Yong - Tổng thư ký Asean - dự.

Bước vào phiên họp, ông Ong Keng Yong thông báo, để chuẩn bị cho kỷ niệm 40 năm thành lập Asean, chúng ta đã đàm phán và ký 101 hiệp định. Asean từ 6 nước nay lên 10 nước, có Asean + 3 và Asean + 6.

Sang đàm phán AEC, Singapore và Malaysia đòi lộ trình đi nhanh và mở rộng hơn. Đến lượt đoàn Việt Nam phát biểu, tôi hỏi ông Tổng thư ký: "Chúng ta bận rộn 1 năm với trên 200 cuộc họp ở tất cả các cấp, ký được 101 hiệp định, nhưng tỷ lệ thực thi được bao nhiêu?". Ông Ong Keng Yong trả lời trên 30%. Tôi phát biểu và đề nghị kết thúc đàm phán ở đây. Các nước tập trung triển khai các hiệp định đã ký và chuẩn bị các nguồn lực triển khai các cam kết mới của AEC.

Tôi đưa luôn một bài thơ tiếng Anh, qua sự tích chuyện ong chúa và ong thợ của Việt Nam và giải nghĩa. Ông Ong Keng Yong đọc cho mọi người cùng nghe, khen hay và cho đăng trên trang website của Asean. Hội nghị nhất trí kết thúc đàm phán, giao cho Ban thư ký hoàn tất văn bản trình Hội nghị Thượng đỉnh và xây dựng chương trình hành động thực thi các Hiệp định.

Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh thông qua, các nước mất 5 năm để làm thủ tục phê chuẩn và tới ngày 31/12/2015, Hiệp định AEC mới chính thức có hiệu lực.

Nguồn: Báo Công Thương

Từ khóa: nhớ, phiên cuối cùng, đoàn đàm phán, cộng đồng kinh tế ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405642
Go to top