Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Phát triển thương mại giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc theo RCEP

Economic Data of China Japan and South Korea Under RCEP

Các cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc dành cho Nhật Bản và Hàn Quốc trong RCEP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại song phương và mở ra các cơ hội về một hiệp định thương mại chung giữa ba nước.

Vào tháng 11 năm 2020, Trung Quốc, 10 thành viên ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Trong khi hầu hết các quốc gia ký kết đã có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhau từ trước - thì RCEP lại là hiệp định FTA đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, việc ký kết hiệp định RCEP cũng đã thắp lên hy vọng về một thỏa thuận thương mại tự do ba bên giữa ba nền kinh tế Đông Á này, vốn đã được đàm phán trong thời gian dài như RCEP.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 12 trên thế giới. Đồng thời, cả 3 nền kinh tế này chiếm hơn 80% tổng GDP của khu vực RCEP và gần 70% tổng dân số của các quốc gia ký kết RCEP.

Tuy nhiên, thương mại của bộ ba trong khu vực RCEP chỉ chiếm 19,8% tổng thương mại toàn cầu của họ trong năm 2018; thấp hơn tỷ lệ 45,2% của các quốc gia khác trong RCEP, và quá nhỏ bé so tỷ lệ thương mại nội khối của EU là 60,7%..

Các nhà phân tích thị trường kỳ vọng sẽ có nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như giữa bộ ba này với các thành viên khác trong RCEP khi Hiệp định có hiệu lực.

Dòng chảy thương mại hiện tại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

Trung Quốc từ lâu đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các sản phẩm của Trung Quốc chiếm hơn 23% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2020. Và hơn 22% hàng xuất khẩu của Nhật Bản và 25% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đã chảy vào thị trường Trung Quốc vào năm ngoái.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nằm trong danh sách 5 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc.

Năm 2020, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là các nhà xuất khẩu lớn thứ 2 và thứ 3 vào thị trường Trung Quốc. Ngược lại, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 3 và thứ 5 của Trung Quốc.

Số liệu thương mại Trung Quốc-Nhật Bản và các cam kết thuế quan

Số liệu thương mại Trung Quốc-Nhật Bản

Năm 2019, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trị giá 128 tỷ USD. Năm loại hàng hóa Nhật Bản xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc là máy móc (52,6 tỷ USD), sản phẩm hóa chất (17 tỷ USD), xe cộ và các bộ phận, phụ tùng (14,2 tỷ USD), dụng cụ và thiết bị (14,1 tỷ USD), và nhựa và cao su ( 9,02 tỷ USD).

Các hàng hóa Nhật Bản được ưa chuộng nhất tại thị trường Trung Quốc bao gồm các loại máy móc có chức năng riêng biệt (8,5 tỷ USD), ô tô (7,51 tỷ USD) và vi mạch tích hợp (7,24 tỷ USD).

Trong năm 2019, giá trị hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Nhật Bản là 152 tỷ USD; trong đó, 5 loại mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc là máy móc (66,6 tỷ USD), dệt may (19,4 tỷ USD), sản phẩm hóa chất (8,76 tỷ USD), kim loại (9,32 tỷ USD) và thực phẩm (5,42 tỷ USD).

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang Nhật Bản là thiết bị phát thanh truyền hình (11,5 tỷ USD), máy tính (10,1 tỷ USD) và các bộ phận máy văn phòng (4,32 tỷ USD).

Cam kết thuế quan Trung Quốc-Nhật Bản

Do Nhật Bản và Trung Quốc chưa bao giờ ký FTA nên thuế quan thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản áp dụng theo tiêu chuẩn đối xử tối huệ quốc (MFN) do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy định.

Theo cơ sở dữ liệu từ WITS (World Integrated Trade Solution) năm 2018, trong số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ Nhật Bản, 7,79% số mặt hàng được miễn thuế; ngược lại, 59,98% số mặt hàng của Trung Quốc được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản.

Sau khi RCEP có hiệu lực, theo Biểu cam kết thuế quan của Trung Quốc, vào cuối lộ trình, Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế quan xuống 0% đối với 86% hàng hóa Nhật Bản (một sự gia tăng lớn so với mức hiện tại là khoảng 8%). Theo Biểu cam kết thuế quan của Nhật Bản, Nhật Bản vào cuối lộ trình sẽ cắt giảm thuế quan xuống 0% đối với 88% hàng hóa Trung Quốc (mức tăng tương đối so với mức hiện tại khoảng 60%).

Theo khuôn khổ của RCEP, mỗi quốc gia thành viên, dựa trên Lộ trình của mình, sẽ bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm cụ thể nhập khẩu từ các thành viên RCEP khác, theo từng giai đoạn, trong thời gian chuyển tiếp khoảng 20 năm.

Theo Biểu thuế của Trung Quốc và Nhật Bản, ngay sau khi hiệp định RCEP có hiệu lực - a) khoáng sản, dệt may, hóa chất và kim loại xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc và b) nhựa/cao su, dệt may và hóa chất xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản - dự kiến ​​sẽ được hưởng mức thuế bằng 0 hoặc thấp hơn mức hiện tại.

Các mốc lộ trình giảm thuế của Trung Quốc bao gồm ngay lập tức, đến năm thứ 11, năm thứ 16 và năm thứ 21.

Trong năm đầu tiên, Trung Quốc sẽ áp thuế bằng 0 cho thêm68,7% số dòng thuế khoáng sản, 38,1% sản phẩm hóa chất, 32,8% nhiên liệu và 30,8% kim loại của Nhật Bản.

Sau lộ trình 11 năm, 83,3% số dòng thuế của hàng dệt may, 82,6% sản phẩm hóa chất, 75,4% sản phẩm khoáng sản, 74,8% kim loại cơ bản và các sản phẩm từ kim loại, và 72,6% hàng da, sẽ có thuế quan bằng 0.

Cuối cùng, sau 21 năm RCEP có hiệu lực, tỷ lệ các mặt hàng được miễn thuế bổ sung trong tất cả các mặt hàng được miễn thuế của Nhật Bản, ngoại trừ sản phẩm gỗ và sản phẩm vận tải, sẽ ở mức trên 65%.

Đổi lại, Nhật Bản cũng đã cam kết giảm dần thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc xuống 0 trong thời gian hơn 20 năm.

Trên thực tế, cho đến nay, hầu hết các sản phẩm máy móc, thiết bị điện tử và phương tiện vận tải của Trung Quốc đã được hưởng mức thuế suất MFN bằng 0 khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong năm đầu tiên sau khi RCEP có hiệu lực, 99,57% sản phẩm máy móc của Trung Quốc và 100% sản phẩm vận tải của Trung Quốc sẽ được miễm thuế bằng 0 từ Nhật Bản, cũng như giảm 97,4% số dòng thuế đối với các sản phẩm khoáng sản và 85,02 % sản phẩm đá và thủy tinh.

Trong 11 năm đầu, thuế quan của Nhật Bản đối với 53,7% sản phẩm nhựa và cao su, 34,2% sản phẩm dệt may và 20,3% sản phẩm hóa chất sẽ giảm dần về 0.

Cuối cùng, trong vòng 21 năm, 62,1% hàng dệt may Trung Quốc, 58,5% chất dẻo và cao su, 50,0% sản phẩm giày dép và 41,8% sản phẩm da sẽ được hưởng mức thuế bằng 0 của Nhật Bản. Tỷ lệ số mặt hàng được miễn thuế của 05 danh mục - thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và rượu, sản phẩm động vật, nhiên liệu, hóa chất và các sản phẩm có nguồn gốc thực vật - sẽ đạt hơn 20%.

Số liệu thương mại của Trung Quốc, Hàn Quốc và cam kết thuế quan

Số liệu thương mại Trung Quốc-Hàn Quốc

Năm 2019, Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 136 tỷ USD. Năm loại sản phẩm lớn của Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc là máy móc (70,5 tỷ USD), sản phẩm hóa chất (18,7 tỷ USD), dụng cụ (11,4 tỷ USD), nhựa và cao su (10,5 tỷ USD) và sản phẩm khoáng sản (8,56 tỷ USD).

Các sản phẩm chính xuất khẩu sang Trung Quốc là mạch tích hợp (33,8 tỷ USD), dầu mỏ tinh chế (6,5 tỷ USD), hydrocacbon mạch vòng (6,36 tỷ USD), các loại máy móc có chức năng riêng biệt (6,1 tỷ USD) và màn hình LCD (5,27 tỷ USD).

Trung Quốc đã xuất khẩu sang Hàn Quốc trị giá 108 tỷ USD, bao gồm máy móc (52,3 tỷ USD), kim loại (11,4 tỷ USD), sản phẩm hóa chất (9,54 tỷ USD), hàng dệt (7,07 tỷ USD) và dụng cụ (3,72 tỷ USD).

Tương tự như những mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, các sản phẩm chính mà Trung Quốc xuất khẩu sang Hàn Quốc là vi mạch tích hợp (15,1 tỷ USD), thiết bị phát thanh truyền hình (4,85 tỷ USD) và bộ phận máy văn phòng (3,69 tỷ USD).

Cam kết thuế quan Trung Quốc-Hàn Quốc

Trung Quốc và Hàn Quốc hiện đã có một FTA song phương – gọi là FTA Trung Quốc-Hàn Quốc, có hiệu lực vào ngày 20 tháng 12 năm 2015. Vì vậy, cơ bản hai quốc gia sẽ không có nhiều ưu đãi được miễn thuế hoặc gia tăng cắt giảm thuế theo RCEP.

Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm thuế quan về 0% đối với nhung hươu, dextrin và sò điệp của Trung Quốc, đồng thời giảm thuế đối với các sản phẩm khác, chẳng hạn như quần áo và gạch men. Trung Quốc sẽ áp thuế 0% đối với hàng dệt may và thép không gỉ từ Hàn Quốc, trong khi một số mức thuế đã được giảm đối với máy phát điện và phụ tùng ô tô của Hàn Quốc.

Nguồn: China Briefing

Từ khóa: cam kết thuế quan, áp thuế, FTA song phương, ưu đãi, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392977
Go to top