Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Campuchia kỳ vọng phục hồi kinh tế nhờ vào Trung Quốc và RCEP

lfjQ haktsyz0522239

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, nền kinh tế của Campuchia trong năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1994. Tuy nhiên, tăng trưởng của nước này dự kiến sẽ phục hồi 3,5% trong năm nay, nhờ hiệp định thương mại tự do song phương mới được ký kết với Trung Quốc và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

GÓI KÍCH CẦU

Theo báo cáo của chính phủ Campuchia cho thấy nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này đã giảm 1,9% vào năm 2020 xuống còn 27,6 tỉ USD.

Bất chấp đại dịch, tổng kim ngạch thương mại của Campuchia đạt 35,8 tỉ USD vào năm 2020, tăng 2,5% so với năm ngoái. Báo cáo cũng cho biết, tăng trưởng GDP năm 2021 được dự báo sẽ hồi phục lên mức 3,5%.

Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này đã phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid – 19 trong cộng đồng lần thứ 3, kể từ ngày 20/2. Vương quốc đã ghi nhận 508 trường hợp mắc mới vào hôm 27/4, nâng tổng số toàn bộ ca nhiễm trên toàn quốc lên 11.063 người, với 82 trường hợp tử vọng. Hiện cả nước đang có 7.270 trường hợp nhiễm bệnh.

Theo người phát ngôn của Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, ông Meas Soksensan, để giảm thiểu các tác động của Covid – 19 đến kinh tế xã hội, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 800 triệu USD cho năm 2021.

Theo phát biểu của ông với tờ Tân Hoa xã, “đại dịch toàn cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã và đang gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế của Campuchia. Để hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đại dịch, chính phủ đã đưa ra gói kích thích 800 triệu USD trong năm nay.”

Mey Kalyan, cố vấn cấp cao của Hội đồng Kinh tế Quốc gia tối cao cho biết, năng lực sản xuất hạn chế đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, kết hợp với khả năng tiết kiệm hạn chế của đa số người dân, cũng như sự phụ thuộc vào tình hình ở nước ngoài, tất cả đã khiến nền kinh tế Campuchia dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những biến cố tiêu cực như Covid-19.

Nếu Covid-19 tiếp tục kéo dài hơn nữa, tác động tiêu cực sẽ còn tồi tệ hơn, và đặc biệt nghiêm trọng đối với các tầng lớp nghèo của xã hội, theo ông Mey Kalyan.

Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn Châu Á có trụ sở tại Phnom Penh cho biết, thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững, bao trùm và linh hoạt là các thách thức lớn nhất đối với Campuchia.

Việc này đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ và nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, tăng cường bảo vệ xã hội và công bằng, cũng như cải thiện việc cung cấp dịch vụ công. Tham nhũng vẫn là vấn đề then chốt cần phải được giải quyết khẩn cấp ở tất cả các cấp nếu không sẽ khó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ông nói.

HỢP TÁC VỚI TRUNG QUỐC

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Campuchia, Veng Sakhon hôm 27/4 đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung Quốc vì đã chính thức chấp thuận xuất khẩu xoài tươi của Campuchia sang Trung Quốc.

Ông nói: “Đây là một thành tựu được tạo ra từ mối quan hệ hợp tác tuyệt vời giữa Campuchia và Trung Quốc.

Seang Thay, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Campuchia cho biết, Hiệp định Thương mại Tự do Campuchia – Trung Quốc (FTA), được ký kết vào ngày 12/10/2020, sẽ cung cấp khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các sản phẩm của Campuchia.

Ông nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng thông qua mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác tốt đẹp, Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Campuchia xây dựng lại nền kinh tế trong và sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

Ông nói: “Khi FTA Campuchia-Trung Quốc có hiệu lực, tôi hy vọng rằng các sản phẩm của Campuchia, đặc biệt là nông sản và các sản phẩm tiềm năng khác, sẽ được xuất khẩu nhiều hơn sang thị trườngTrung Quốc”.

Kalyan, Chủ tịch Viện Nguồn lực Phát triển Campuchia cho biết, thật may mắn khi nền kinh tế Trung Quốc hiện nay phần lớn không chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và do đó "có khả năng tốt" để thúc đẩy kinh tế khu vực, bao gồm cả Campuchia.

"Những gì chúng tôi mong đợi từ Trung Quốc là Chính sách Đẩy và Kéo. Ví dụ, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của chúng tôi, đồng thời tiếp tục đầu tư thêm vào Campuchia để nâng cao năng lực sản xuất địa phương, từ đó giúp Campuchia có thể phục hồi dần theo thời gian", ông nói.

Ông Vannarith cho biết Campuchia và Trung Quốc phải làm việc cùng nhau để tăng cường không chỉ cơ sở hạ tầng cứng mà còn cơ sở hạ tầng mềm ở Campuchia.

“Phát triển kỹ năng, nâng cao năng lực thể chế và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là những can thiệp chính sách quan trọng để nâng cao khả năng phục hồi xã hội và kinh tế Campuchia”, ông Vannarith cho biết.

VẤN ĐỀ RCEP

Được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khởi xướng vào năm 2012, RCEP là một thoả thuận thương mại tự do lớn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác FTA là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp định RCEP vào ngày 15/11/ 2020, đây là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Để hiệp định có thể thực thi thì cần phải có sự phê chuẩn của 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia không thuộc thành viên ASEAN.

Ông Seang Thay cho biết, Campuchia đang xúc tiến các thủ tục nội bộ để sớm phê chuẩn hiệp định càng sớm càng tốt.

Hiện tại, Campuchia đã hoàn thành việc dịch hiệp định từ tiếng Anh sang tiếng Khmer và sẽ sớm trình lên Hội đồng Bộ trưởng để kiểm tra trước khi yêu cầu Quốc hội và Thượng viện phê chuẩn.

Campuchia hy vọng thoả thuận sẽ được phê chuẩn vào nửa cuối năm 2021, nếu tình hình Covid-19 sớm được kiểm soát, ông nói thêm.

Kalyan cho rằng hiệp định RCEP có ý nghĩa đối với Campuchia trong trung và dài hạn và đất nước cần cải thiện hơn nữa hệ thống và cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dòng chảy thương mại và đầu tư.

Ông nói, tuy phạm vi và cường độ thương mại trong RCEP đã được mở rộng, nhưng Campuchia vẫn đang đối mặt với thách thức là làm thế nào để sản xuất hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngoài nước.

Ông Vannarith cho biết Campuchia cần cải cách sâu rộng hơn nữa trong quy định pháp lý và cơ chế điều hành, để nắm bắt tốt hơn các cơ hội từ RCEP.

Đổi mới sản phẩm và dịch vụ, năng lực sản xuất chất lượng, trở thành một phần của mạng lưới sản xuất khu vực và xây dựng chuỗi cung ứng khu vực có khả năng phục hồi, là những việc rất quan trọng đối với Campuchia.

Nguồn: ECNS

Từ khóa: ASEAN, RCEP, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới sản xuất khu vực, xây dựng chuỗi cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389986
Go to top