Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ làm tăng vai trò của Châu Á – Thái Bình Dương

607e186aa31024adbdc2e51b

Thứ hai vừa qua, tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã bày bỏ tin tưởng hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào năm ngoái sẽ mang lại cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vị thế cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và tạo điều kiện nâng cao tiêu chuẩn thương mại và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Long Yongtu, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc và là cựu Tổng thư ký Diễn đàn Châu Á Bác Ngao cho biết, với vai trò là một hiệp định thương mại quan trọng nhằm bảo vệ tiến trình toàn cầu hóa và thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, RCEP chắc chắn sẽ mang lại một làn gió mới cho khuôn khổ thương mại đa quốc gia, và tạo ra động lực thúc đẩy toàn cầu hóa.

Phát biểu trong một phiên thảo luận tại Hội nghị thường niên năm 2021 của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao, ông Long nhận định, trong những năm gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành một thế lực kinh tế mạnh mẽ, và với việc ký kết hiệp định thương mại tự do RCEP, quá trình chuyển đổi dường như rõ ràng hơn.

Denis Depoux, Giám đốc điều hành toàn cầu của công ty tư vấn toàn cầu Roland Berger cho biết: “Hiệp định RCEP tạo ra một diễn đàn thực sự để bàn về vấn đề quản lý quan hệ kinh tế giữa các nước thành viên trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương… báo hiệu với thế giới rằng khu vực này đang chuyển hóa thành một khối liên kết thống nhất”.

Ông cho rằng RCEP đang tạo ra một khuôn khổ để hội nhập khu vực sâu hơn, và thúc đẩy sự phân công lao động giữa các nước châu Á, điều này sẽ thuận lợi hóa thương mại và đầu tư cho các nước thành viên, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

"Việc hạ thấp thuế quan giữa một số quốc gia này cũng đang tạo ra những cơ hội (tăng trưởng) cho khu vực."

Michael Lai, Tổng giám đốc AstraZeneca Trung Quốc, cho biết Quy tắc tích lũy xuất xứ trong khuôn khổ RCEP sẽ thúc đẩy đáng kể hoạt động ngoại thương và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tại các nước đối tác.

Ông Lai nói, các quy tắc cộng gộp được áp dụng khi quá trình sản xuất hàng hóa được thực hiện tại các nước thành viên hoặc khu vực trong cùng một hiệp định thương mại ưu đãi. Các công ty dược phẩm đa quốc gia, chẳng hạn như AstraZeneca, cũng sẽ được hưởng lợi từ quy định này này.

Ông cho biết thêm: “Nhờ có RCEP, chúng tôi có thể tận dụng tối đa các nguồn lực từ cùng một khu vực kinh tế để sản xuất. Các loại thuốc sẽ dễ dàng đạt được tiêu chuẩn xuất xứ của các nước đối tác, và cuối cùng được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế suất và đối xử thương mại.”

Jean-Etienne Gourgues, giám đốc điều hành của Pernod Ricard China, một tập đoàn rượu và nước có cồn của Pháp cho rằng, các hiệp định thương mại tự do lớn trong khu vực, như RCEP, sẽ có tác động thực sự đến quá trình thuận lợi hóa thương mại, và đóng vai trò to lớn trong việc xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp trong khu vực.

Ông Gourgues cho rằng, đối với các doanh nghiệp bên ngoài khu vực, việc ký kết RCEP sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở và thuận lợi hơn, cũng như mang lại các chính sách minh bạch hơn.

Ông Gourgues nói thêm, một hệ thống quy tắc thống nhất trong khu vực sẽ giúp các công ty có thể theo đuổi những kế hoạch đầu tư và phát triển sâu hơn tại thị trường Trung Quốc, đồng thời tạo thêm cơ hội để giới thiệu các sản phẩm tiêu dùng nước ngoài chất lượng cao đến nhiều khách hàng Trung Quốc hơn.

Ông Long nhận định, việc kết hợp lại hai hiệp định thương mại khu vực quan trọng tại Châu Á – Thái Bình Dương cũng là một lựa chọn hay, góp phần thực thi các tiêu chuẩn cao về tự do thương mại và đầu tư, để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Theo ông Long, Trung Quốc đã ký kết RCEP và đang chuẩn bị tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thông qua quá trình đàm phán. Điều này có thể giúp hợp nhất hai cơ chế thành một hiệp định thương mại lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Đó sẽ là mục tiêu của chúng tôi” – Ông Long phát biểu trong phiên thảo luận tại Hội nghị Thường niên của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao.

Ding Yifan, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Phát triển Thế giới thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có sẽ thể thúc đẩy việc sáp nhập RCEP và CPTPP, vì Trung Quốc đang tích cực xem xét việc tham gia CPTPP và tăng cường đối thoại với các nước thành viên.

Tuy nhiên, ông Ding nói, sẽ mất nhiều thời gian để Trung Quốc đàm phán với các nước thành viên về việc tham gia CPTPP, nếu họ thực sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu này. Vậy nên, vẫn còn quá sớm để bàn về vấn đề sáp nhập RCEP và CPTPP.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: kế hoạch đầu tư, quá trình đàm phán, CPTPP, sáp nhập, RCEP, cơ chế, tiêu chuẩn cao

Từ khóa: RCEP, CPTPP, đàm phán hiệp định tự do thương mại, hội nhập kinh tế, Châu Á – Thái Bình Dương

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391433
Go to top