Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcXu hướng hội nhập phát triển bền vững cho ngành dệt may

Xu hướng hội nhập phát triển bền vững cho ngành dệt may

detmaycampuchia

Đây là nội dung chính được thảo luận tại hội nghị chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu do Tổng hội dệt may quốc gia Trung Quốc phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức ngày 11/4 tại TPHCM.    

Theo các chuyên gia tại hội nghị, phát triển xanh đang là xu hướng mới của ngành dệt may toàn cầu. Ông Sun Ruizhe, Chủ tịch hội đồng Dệt may Trung Quốc cho biết, hiện nay người tiêu dùng đã có ý thức về tiêu dùng xanh và rất quan tâm đến chuỗi cung ứng hàng hoá. Người tiêu dùng thế hệ 2000 quan tâm đến thành phần của sản phẩm trước khi mua hàng…

Trước xu hướng này, các nhà máy dệt may ở Trung Quốc đang cải thiện về vấn đề số hoá và giá trị sản phẩm, lấy tiêu dùng định hướng sản xuất, giá trị sáng tạo là hạt nhân, tạo ra chuyển biến mới về bán lẻ số để chế tạo trở thành trung tâm giá trị và các khâu chế tạo phải trở thành chuỗi giá trị.

Để hỗ trợ các DN bắt kịp xu hướng xanh hoá, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đưa ra gói tín dụng xanh để khuyến khích các doanh nghiệp dệt may. Đồng thời, Tổng hội Dệt may Trung Quốc cũng thành lập liên minh về chuỗi giá trị xanh.

Về phía Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho biết, sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam gắn liền nền với phát triển của kinh tế. Trong đó ngành dệt may không chỉ phải giải quyết các vấn đề công ăn việc làm, chuyển dịch công nghiệp hoá của các địa phương, mà việc xanh hoá của ngành dệt may còn tác động đến môi trường và sự phát triển bền vững của nền kinh tế và ngành dệt may.

Do vậy, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục tuân thủ mối quan hệ hợp tác gắn kết, sự phát triển bền vững trong chương trình xanh hoá ngành dệt may và tiết kiệm nguồn nước.

“Trong thời gian tới ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh trong nội tại của ngành và của nền kinh tế toàn cầu. Trước các thách thức này, ngành dệt may Việt Nam đang tích cực áp dụng công nghệ 4.0 và triển khai các giải pháp thực hiện các chương trình Chính phủ đặt ra cho ngành dệt may gồm thực hiện các FTA đã ký kết,…”, ông Giang cho biết.

Tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng

Theo thông tin các diễn giả tại hội nghị, ngành dệt may Trung Quốc và ngành dệt may Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với ngành dệt may toàn cầu. Theo đại diện Tổng hội dệt may Trung Quốc, ngành dệt may Trung Quốc đang đứng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu trên 276 tỷ USD. Ở vị trí thứ 3 kim ngạch XK của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2018 cũng đạt 36 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Năm 2018, XK hàng dệt may từ Trung Quốc sang VIệt Nam đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu là quần áo. Hoạt động XK của hai nước có thể bổ sung cho nhau.

Ông Li Jianliang, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM nhận định, Việt Nam là láng giềng thân thiện của Trung Quốc và là thị trường đầu tư trực tiếp nóng nhất Đông Nam Á. Trong năm 2018, vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 15 tỷ USD. Trong đó, 75% vào các ngành chế tạo còn lại là vào bất động sản.

Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang sử dụng 1/3 sản lượng coton của thế giới trong khâu dệt. Về sản xuất sợi, Trung Quốc chiếm gần 50% là nguồn cung lớn của thế giới. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về sản xuất sợi coton, sợi tổng hợp… Trong khi đó, Việt Nam dù đã thu hút được nhiều nhà đầu tư mới đưa các máy móc sản xuất với tốc độ cao nhưng cũng chỉ chiếm 5% sản lượng sản xuất sợi. Thời gian qua với xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc và Ấn Độ, Việt Nam đã được hưởng lợi với kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi trong năm 2018.

Mặc dù có mối quan hệ gắn kết, nhưng theo ông Lê Tiến Trường, ngành dệt may Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ có quan hệ giữa người bán với người mua chứ chưa tạo ra được liên minh về chuỗi cung ứng. Trong khi đó, xu thế hiện nay đòi hỏi phải thiết lập được các mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới để đáp ứng được yêu cầu của người mua về nguồn nguyên liệu.

“Cần có chiến lược và sự cam kết để hình thành nên các liên minh. Việc này sẽ tạo ra các cơ hội cải tiến nâng cấp ngành sản xuất vải của Việt Nam. Cần thành lập chuỗi cung ứng thực sự, điều này sẽ mang lại các lợi ích chiến lược và lợi ích hài hoà lâu dài, tránh chuyện ép giá, phá giá từng khâu trong chuỗi cung ứng”, ông Trường nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: xu hướng, hội nhập, phát triển, bền vững, ngành dệt may

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007424644
Go to top