Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcCác nước ASEAN tăng tốc đầu tư vào Đồng Nai

Các nước ASEAN tăng tốc đầu tư vào Đồng Nai

asean 9

Từ cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành đã thúc đẩy cả đầu tư lẫn xuất khẩu tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp (DN) trong ASEAN đánh giá Đồng Nai là điểm đến hấp dẫn. Theo Sở Kế hoạch – đầu tư, hiện nay đã có 6 quốc gia trong khối ASEAN đầu tư vào tỉnh với 144 dự án có tổng vốn hơn 4,36 tỷ USD. Trong đó, dẫn đầu là Singapore, tiếp đến là Thái Lan và Brunei.

Tính đến thời điểm đầu tháng 7-2017, đầu tư của khu vực ASEAN vào tỉnh Đồng Nai là hơn 4,36 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với 5 năm trước.

Nguồn vốn của các nhà đầu tư Singapore thường tập trung vào các dự án bất động sản, còn các DN của Thái Lan chuyên đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làm hạ tầng các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, thương mại 2 chiều giữa Đồng Nai và ASAEN cũng tăng lên đáng kể và đây là thị trường xuất siêu lớn của Đồng Nai. Còn các nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký); Hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 20%); các lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải và nghệ thuật (chiếm 10%); vui chơi, giải trí (chiếm 8%)…

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á và đã chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015. Cộng đồng ASEAN hướng đến 3 mục tiêu lớn là: Cộng đồng an ninh – chính trị, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa – xã hội. Ngoài ra, ASEAN còn  hướng đến mục tiêu sâu sắc hơn quan hệ với đối tác và giữ vai trò trung tâm ở khu vực thông quan nhiều khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF và ADMM+ và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN.

Từ đầu năm 2016, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập đã tạo ra một không gian kinh tế trên nền tảng của khu vực mậu dịch tự do, mở rộng phạm vi, nâng cao về mức độ tự do hóa. Các loại thuế quan đối với hàng hóa cơ bản không còn, nên sự lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn thuận lợi hơn. Do đó, nguồn vốn đầu tư của những thành viên trong khối ASEAN vào Việt Nam cũng như Đồng Nai tăng cao.

ASEAN là thị trường có kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu lớn của Đồng Nai

Trong khối ASEAN gồm 10 nước: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Brunei, Lào, Campuchia. Đây cũng là thị trường có kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu lớn của Đồng Nai và 2-3 năm trở lại đây xuất khẩu sang thị trường này có bước tăng trưởng khá, khoảng 12-14%/năm.

Ông Nguyễn Phúc Thọ, Phó cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai, cho biết: “Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các DN Đồng Nai vào các nước ASEAN những năm gần đây tăng trưởng khá. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gần 7 tháng đầu năm của tỉnh vào ASEAN là hơn 835 triệu USD, tăng gần 80 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất siêu gần 720 triệu USD”. Mặt hàng các DN Đồng Nai xuất khẩu nhiều vào ASEAN là: dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị… Hàng hóa Đồng Nai nhập khẩu nhiều từ các nước trong ASEAN là trái cây, điện máy, hóa mỹ phẩm, thực phẩm… gần 20 triệu USD/tháng. Hiện trên thị trường Đồng Nai những mặt hàng điện máy, như: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, quạt, nồi cơm điện có đến trên 80% xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ngoài ra, các mặt hàng gia vị, thực phẩm khô, quần áo, hóa mỹ phẩm có nguồn gốc từ những nước ASEAN cũng được bán khá nhiều tại thị trường Đồng Nai và giá tương đối cạnh tranh với hàng Việt cùng loại. Người tiêu dùng tại Đồng Nai cũng tin tưởng và sử dụng hàng từ các nước trong khối ASEAN.

Việt Nam tiếp tục tham gia ASEAN với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, nhưng cần phát huy vai trò lớn hơn, đóng vai trò nòng cốt, đi đầu trong những vấn đề mà ta có lợi ích trực  tiếp và có thế mạnh, đề xuất nhiều sáng kiến, dự án khả thi, kiên trì các vấn đề nguyên tắc nhưng cần linh hoạt về biện pháp, cách thức tiến hành để đảm bảo  đồng thuận ASEAN. Mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định và hợp  tác thuận lợi hơn nữa để hỗ trợ đắc lực cho xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế, đẩy mạnh quan hệ với đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn.

Còn theo ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), từ tháng 1-2009 các nước trong khối ASEAN đã thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đến cuối năm 2015, Cộng đồng ASEAN hình thành với mục tiêu gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân. Giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN tăng lên khá cao.

Song song với đó, doanh nghiệp tại Đồng Nai nói riêng và Doanh nghiệp cả nước nói chung cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp nhận dòng vốn FDI, đồng thời, tạo sự gắn kết để học hỏi, tận dụng cơ hội từ các nước này; Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm Việt, từ đó, nâng cao khả năng thu hút sự hợp tác, liên kết kinh doanh từ các doanh nghiệp trong và ngoài khối ASEAN.

Nguồn: Thương giá thị trường

Từ khóa: ASEAN, tăng tốc, đầu tư, Đồng Nai

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397913
Go to top